Analytic
Thứ Tư, ngày 09 tháng 04 năm 2025, 20:39:49

Phóng sự

"Hái lộc" trên đỉnh Hoành Sơn Quan

Phạm Tiến - 14:41, 22/08/2024

Tháng 8 là thời điểm sim rừng trên đỉnh Hoành Sơn Quan vào độ chín rộ. Hành trình mưu sinh nơi đỉnh Hoành Sơn Quan của dòng người ở thôn 2, xã Quảng Kim (Quảng Trạch, Quảng Bình) bắt đầu từ 3h sáng.

Hoành Sơn Quan là dãy núi cao nằm giữa địa phận 2 tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Quảng Bình. Do được bảo vệ tốt nên rừng ở đây còn nhiều sản vật
Hoành Sơn Quan là dãy núi cao nằm giữa địa phận 2 tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Quảng Bình. Do được bảo vệ tốt nên rừng ở đây còn nhiều sản vật

Thêm sách vở, áo mới cho con...

Cơm đùm cơm nắm mang theo, dòng người vượt khe, ngược núi hướng đỉnh Hoành Sơn Quan. Chỉ cần dẻo dai leo núi, tinh mắt, nhanh tay hái sim là có tiền. Với giá bán 25.000 đồng/1kg, mỗi ngày mưu sinh bằng nghề hái sim ở Hoành Sơn Quan mang lại thu nhập 250.000 - 300.000 đồng/ngày. 

Đang cân sim vừa đi hái về bán cho thương lái, chị Từ Thị Hoa ở thôn 2, xã Quảng Kim  chia sẻ: “Mùa sim chín đúng vào độ nông dân đang nông nhàn và các cháu đang nghỉ hè. Mấy mẹ con tranh thủ lên núi hái sim về bán kiếm thêm chút tiền chuẩn bị quần áo, sách vở cho các cháu bước vào năm học mới. Đi sớm, về muộn nhưng nghề này cũng cho thu nhập khá, mỗi ngày 2 mẹ con cũng được 500 nghìn đồng”.

“Chân người đi trước được ăn”, các cụ xưa đã nói thế. Cái nghề đi hái sim cũng phải bắt đầu từ rất sớm. 3 giờ sáng, mẹ con chị Hoa cùng dòng người ở thôn 2, xã Quảng Kim đã phải ra khỏi nhà để ngược núi mưu sinh. Bì đựng sim, cơm nắm mang theo, dòng người vượt khe ngược đỉnh Hoành Sơn Quan để bắt đầu hái sim.

Tháng 8, sim trên đỉnh Hoành Sơn Quan đang vào độ chín rộ. Những cành sim khẳng khiu như dồn hết tinh túy cho mùa quả chín. Quả sim to bằng đầu ngón tay, no nắng chín đen mọng lúc lỉu trên cành. Trung bình, mỗi người hái được từ 10-15kg/ngày, với giá thương lái thu mua 25.000/1kg. Dù không phải là nghề có thu nhập cao, nhưng đi hái sim không cần tay nghề, vốn liếng nên thu hút được nhiều người tham gia. 

Mùa sim chín rộ thu hút nhiều người mưu sinh trên dãy Hoành Sơn Quan
Mùa sim chín rộ thu hút nhiều người mưu sinh trên dãy Hoành Sơn Quan

Từ xa xưa, sim chín đã trở thành món quà quê “ăn chơi” mà bình dị ở các chợ huyện, phố núi. Mùa sim chín cũng theo đó đi vào ký ức của bao thế hệ người trẻ sinh ra và lớn lên ở vùng cao. Ngày nay, quả sim chín còn có nhiều công dụng khác nên nhanh chóng trở thành thứ hàng hóa đắt khách, theo chân thương lái đi muôn nơi. Nhờ đó, nhiều phận đời, phận người mưu sinh theo mùa sim có thêm thu nhập để sắm tấm áo đẹp, bộ sách mới cho con trước thềm năm học.

Sửa nhà, mua bò…từ “lộc rừng”

Mùa sim chín kéo dài 2 tháng (tháng 8 - tháng 10 dương lịch), không chỉ mẹ con chị Hoa cùng người dân ở thôn 2 xã Quảng Kim tham gia mà mùa sim ở phía Nam dãy Hoành Sơn Quan này còn thu hút nhiều người ở các xã khác trong huyện Quảng Trạch, như Quảng Hợp, Quảng Lưu, Quảng Trung, Quảng Phú cùng mưu sinh. Phần lớn dòng người ngược núi, vượt khe lên Hoành Sơn Quan hái sim là phụ nữ và học sinh tranh thủ kỳ nghỉ hè. Có lẽ do đặc tính bền sức lại nhanh tay nên nghề hái sim phù hợp với phụ nữ và trẻ em hơn.

Tham gia hái sim chủ yếu là phụ nữ và trẻ em
Tham gia hái sim chủ yếu là phụ nữ và trẻ em

Em Nguyễn Thị Hiền (học sinh lớp 11, Trường THPT Quang Trung) xã Quảng Phú cho biết: “Hái sim không phải là công việc vất vả, chỉ cần mình chịu khó, siêng năng thì làm có tiền. Mỗi vụ sim kéo dài 2 tháng, em thu được 5 triệu đồng. Đó là một số tiền rất lớn đối với chúng em, nhờ quả sim rừng mà mấy năm nay em không phải xin tiền bố mẹ để mua sách vở, quần áo cho năm học mới. Bố mẹ em cũng bớt đi gánh nặng. Vì vậy mà năm nào chúng em cũng háo hức mong nhanh đến mùa sim chín để đi hái”.

Hết mùa sim lại đến mùa quả dâu, quả móc, quả muồng, mùa hạt dẻ. Mùa nào thức ấy, nhiều người đã “bám rừng” Hoành Sơn Quan để mưu sinh. Cũng giống như chị Hoa, nghề chính của chị Phạm Thị Liên (Quảng Kim) là phụ hồ. Nhưng đến mùa quả chín là chị Liên lại "bám rừng" hái quả. Nhiều năm bám theo mùa quả ở rừng Hoành Sơn Quan đã giúp gia đình chị Liên mua được bò giống, sửa được nhà kín trên bền dưới.

Phấn khởi trải lòng, chị Liên cho biết: “Mùa hái quả dâu và sim năm ngoái, tôi thu được hơn 30 triệu đồng. Nhờ tiền đó mà tôi mua được một con bò giống để chăn nuôi và góp thêm tiền sửa căn nhà”.

Thương lái vào tận chân núi Hoành Sơn Quan để thu mua sin với giá 25.000 đồng/1kg
Thương lái vào tận chân núi Hoành Sơn Quan để thu mua sim với giá 25.000 đồng/1kg

Sinh thời, Hồ Chủ tịch đã khẳng định: “Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ, xây dựng thì rừng rất quý”. Làm theo lời dạy của Bác, Nhân dân vùng Nam Hoành Sơn Quan (Quảng Trạch, Quảng Bình) đã bảo vệ rừng an toàn trong suốt bao năm tháng qua. Để rồi hôm nay, chính sản vật phụ từ rừng đã mang lại nguồn thu nhập bền vững cho nhiều hộ gia đình sống gần rừng. 

Phấn khởi nữa, đã có nhiều hộ dân ở các xã Quảng Lưu, Quảng Kim, Quảng Hợp mang sim rừng về vườn nhà, rừng nhà để trồng và khoanh nuôi bảo vệ. Ngoài thu nhập từ quả chính, về mùa hoa nở ở những đồi sim trồng, khoanh nuôi và bảo vệ còn mở ra hướng phát triển du lịch trải nghiệm giúp nhiều hộ gia đình vươn lên làm giàu chính đáng.    

Ý kiến độc giả
Tin cùng chuyên mục
Đức tin được hình thành như thế!

Đức tin được hình thành như thế!

Trong không gian tôn nghiêm của giáo đường, trong ánh nến Phục Sinh tỏa sáng… cũng là lúc tên Thánh của những đứa trẻ sơ sinh được Cha xứ xướng lên. Và rồi, nghi thức rửa tội bắt đầu được thực hiện đầy trang trọng như thế; như một dấu ấn đầu tiên của một tín hữu.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ

Sáng 9/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại buổi gặp mặt.
“Se duyên” cho sầu riêng

“Se duyên” cho sầu riêng

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 9/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động ý nghĩa trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam. “Se duyên” cho sầu riêng.Từ cây nhà lá vườn đến sản phẩm OCOP. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vượt khó, tự tin khẳng định mình

Vượt khó, tự tin khẳng định mình

Kinh tế - Hồng Phúc - 1 giờ trước
Từ những người chủ yếu gắn bó với nương rẫy, quanh quẩn với những việc không tên trong gia đình, nhiều phụ nữ DTTS đã vượt qua tập tục và định kiến giới, tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Những thay đổi này là minh chứng cho sự nỗ lực của chính bản thân họ trong việc vượt khó, tự tin khẳng định mình.
Đức tin được hình thành như thế!

Đức tin được hình thành như thế!

Phóng sự - Thanh Hải - 1 giờ trước
Trong không gian tôn nghiêm của giáo đường, trong ánh nến Phục Sinh tỏa sáng… cũng là lúc tên Thánh của những đứa trẻ sơ sinh được Cha xứ xướng lên. Và rồi, nghi thức rửa tội bắt đầu được thực hiện đầy trang trọng như thế; như một dấu ấn đầu tiên của một tín hữu.
Thành phố Hà Nội: Sở Dân tộc và Tôn giáo cùng các tổ chức tôn giáo góp sức xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”

Thành phố Hà Nội: Sở Dân tộc và Tôn giáo cùng các tổ chức tôn giáo góp sức xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”

Tin tức - Văn Hoa - 1 giờ trước
Ngày 9/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý I-2025 đối với các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn toàn thành phố.
“Điểm tựa” của dân làng Kon Biêu

“Điểm tựa” của dân làng Kon Biêu

Gương sáng - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Bằng uy tín và kinh nghiệm của mình, già làng, Người có uy tín A Hiang đã trở thành “điểm tựa” tinh thần vững chãi của dân làng Kon Biêu, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum.
Mùa lột quế

Mùa lột quế

Bản tin tổng hợp sáng ngày 9/4 của Báo Dân tộc và Phát triển có những thông tin đáng chú ý sau: Bắc Kạn lung linh sắc màu. Mùa lột quế. Nữ nghệ nhân gắn bó với Ngôi nhà chung. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đẩy nhanh Dự án

Đẩy nhanh Dự án "Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu cho vùng đồng bào DTTS” tại Yên Bái, Sơn La và Hà Giang

Tin tức - Văn Hoa - 1 giờ trước
Ngày 9/4, tại tỉnh Yên Bái đã diễn ra Hội nghị trao đổi tiến độ chuẩn bị Dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh”.
Sóc Trăng họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào Khmer

Sóc Trăng họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào Khmer

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 1 giờ trước
Chiều 9/4, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng tổ chức họp mặt mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer năm 2025.
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung thăm Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung thăm Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long

Thời sự - Như Tâm - Tào Đạt - 1 giờ trước
Tiếp tục chuyến công tác tại Tây Nam Bộ, ngày 9/4, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung làm Trưởng đoàn đã đến thăm Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long.
Việt Nam, Tây Ban Nha hướng tới quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Việt Nam, Tây Ban Nha hướng tới quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Sáng 9/4, sau Lễ đón chính thức trọng thể, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sánchez.
A Lưới (Thừa Thiên Huế): Xây dựng nhà, hỗ trợ sinh kế để nâng cao đời sống cho hộ nghèo

A Lưới (Thừa Thiên Huế): Xây dựng nhà, hỗ trợ sinh kế để nâng cao đời sống cho hộ nghèo

Kinh tế - Phạm Tiến- Hải Băng - 5 giờ trước
Tính đến tháng 2/2025, toàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa thiên Huế đã và đang khẩn trương xây dựng để xóa 4.236 căn nhà tạm, nhà dột nát. Trong hành trình xóa nhà tạm, UBND huyện A Lưới đã gắn liền với việc hỗ trợ sinh kế để hộ nghèo vùng DTTS không tái nghèo và có điều kiện sống tốt hơn.