Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hành lá - Bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời đến từ thiên nhiên

Uyển Nhi - 07:44, 14/04/2023

Hành lá còn có tên gọi khác là hành hoa, hành hương, hom búa (Thái), búa (Tày), thông bạch, sông (Dao)… Trong y học cổ truyền, hành lá có vị cay, tính nóng, tác dụng làm ra mồ hôi, thông khí, hoạt huyết, lợi tiểu, trợ tiêu hóa, sát trùng, an thai. Thường dùng chữa cảm lạnh, nhức đầu, sổ mũi, ăn uống không tiêu, đầy bụng, bụng lạnh... Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh có sử dụng hành lá mời bà con tham khảo.

(Tổng hợp) Hành lá - Bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời đến từ thiên nhiên

Tác dụng của hành lá đối với sức khỏe

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Hành lá chứa chất chống Oxy hóa, ức chế hoạt động của các gốc tự do, ngăn ngừa tổn thương DNA và các tế bào. Vitamin C và các hợp chất lưu huỳnh trong hành lá giúp giảm Cholesterol và huyết áp, từ đó tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm các nguy cơ bệnh về tim.

Ngăn ngừa ung thư: Do có nhiều chất Flavonoid (Vitamin P), hành lá xanh cũng chứa một hợp chất được gọi là Allyl Sulfide giúp chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư và do đó giúp ngăn ngừa và chống lại ung thư.

Chống bệnh tiểu đường: Trong hành lá chứa nhiều Allylpropy Disulfide có tác dụng hạ thấp lượng đường trong máu bằng cách làm tăng lượng Insulin tự do sẵn có trong cơ thể. Mặt khác, hành cũng rất giàu Crom, chất giúp các tế bào tương thích với Insulin. Các cuộc nghiên cứu lâm sàng ở những bệnh nhân tiểu đường cho thấy, Crom có thể làm giảm lượng đường huyết, hạ thấp nồng độ Insulin từ đó giúp chống bệnh tiểu đường.

Giữ mắt khỏe mạnh: Trong hành lá có chứa Vitamin A và Carotenoid, là 2 chất đóng vai trò duy trì và giúp cho mắt khỏe mạnh hơn. Thêm hành lá vào khẩu phần ăn mỗi ngày giúp đôi mắt giảm tình trạng bị mỏi, viêm, các bệnh về mắt và chống thoái hóa điểm vàng, cản trở việc giảm thị lực theo tuổi tác.

Giải và ngăn ngừa cảm lạnh: Hành lá được xem là một phương thuốc chữa bệnh hiệu quả trong Đông Y. Vì hành lá có tính ấm, nên được dùng để chữa bệnh cảm lạnh, giải cảm hữu hiệu. Vị cay của hành lá khi được nấu chín hoặc ăn nóng có tác dụng gây tiết mồ hôi, là phương pháp giải độc hiệu quả.

(Tổng hợp) Hành lá - Bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời đến từ thiên nhiên 1

Chống nhiễm khuẩn: Có thể dùng hành lá để tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm và cả những vi khuẩn như E.coli và Salmonella. Ngoài ra, hành lá còn chống lại bệnh lao và nhiễm trùng đường tiểu, chẳng hạn như viêm bàng quang.

Chống loãng xương: Trong hành lá chứa nhiều Vitamin K và Vitamin C (12 mg hành lá có chứa 20 microgram Vitamin K và 1,6 mg Vitamin C), mà những loại Vitamin này rất cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì xương chắc khỏe. Đặc biệt, phụ nữ có thể tránh loãng xương và gãy xương bằng cách ăn hành lá thường xuyên giúp điều hòa lượng đường trong máu.

Giúp lợi tiểu và lọc máu: Hành lá giúp giữ nước để tránh sỏi tiết niệu, viêm khớp và bệnh gút, bị nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu ra máu. Người bệnh có thể lấy một nắm hành và củ nghệ bỏ vào một bát nước sau đó đun cạn còn nửa bát, uống lúc còn hơi nóng, ngày uống 2 lần. Các đặc tính chống vi khuẩn của hành sẽ giúp làm giảm các cảm giác nóng khi tiểu tiện.

Tăng cường miễn dịch: Hành lá chứa nhiều Allicin có vai trò quan trọng chống lại vi khuẩn, vi rút, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh nấm da. Ngoài ra, với mùi hăng của hành nó sẽ làm tăng lưu thông máu và thải độc qua tuyến mồ hôi. Đặc biệt trong thời tiết lạnh, hành có tác dụng tránh nhiễm trùng, giảm sốt và đổ mồ hôi cảm lạnh và cúm rất tốt. Hành còn tốt cho đường hô hấp, chữa ho, đau họng.

(Tổng hợp) Hành lá - Bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời đến từ thiên nhiên 2

Bài thuốc chữa bệnh từ hành lá

Giải cảm: Hành hoa 10 g, lá tía tô 10 g, hai vị đem thái nhỏ, lòng đỏ trứng 2 quả. Nấu cháo hoa sau đó cho hành hoa và tía tô, trứng vào đánh đều lên, ăn khi cháo còn nóng. Bài thuốc này có tác dụng giải cảm, ra mồ hôi.

Trị mụn trứng cá: Lấy một nắm lá hành lá đem rửa sạch, đợi ráo nước rồi giã nát để lấy phần tinh chất hành trộn với 1 thìa mật ong. Hỗn hợp thu được đem đắp lên vùng da mặt đã được làm sạch, để yên 15 phút rồi rửa sạch mặt bằng nước. Duy trì cách này 2 - 3 lần/tuần sẽ cải thiện mụn rõ rệt.

Chữa đái dầm ở trẻ nhỏ: Lấy vài cây hành lá còn nguyên rễ đem rửa sạch rồi giã nhuyễn cùng 30g lưu hoàng sau đó đắp lên bụng trẻ, dùng băng trắng cố định lại trong khoảng 8h rồi tháo ra. Việc làm này có tác dụng tán hàn, tôn kinh, thông khí bàng quang nên trị đái dầm ban đêm nhanh chóng.

Chữa ho: Hành hoa 60 g, gừng tươi 10 g. Cho vào nồi đun kỹ để xông miệng mũi, ngày 2 - 3 lần. Hoặc hành 5 g ngâm với mật ong qua đêm, lọc bỏ bã rồi pha một chút rượu uống. Cách 2 - 3 giờ uống 1 lần.

Chữa tắc tia sữa: Sắc 40 g hành lá lấy nước uống trong vài ngày có thể làm thông sữa.

Chữa tiểu tiện không lợi: Củ hành hoa 5 g, gián đất 1 con, giã nát, băng đắp vào rốn. Tiếp đó có thể dùng bài thuốc sau: hành 20 g, mã đề 20 g, râu ngô 15 g, rễ cỏ tranh 15 g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa ngạt mũi, thở không thông: Hành 20 g sắc uống.

Chữa viêm tuyến vú: Hành 20 - 30 g, giã nát, hấp nóng. Đắp chườm vào chỗ đau.

Chữa u xơ tiền liệt tuyến: Củ hành to 5 củ, phèn chua 9 g. Nghiền phèn chua thành bột mịn, giã nát với củ hành thành dạng hồ, băng đắp vào rốn.

Chữa tai biến mạch máu não: Ngay khi mới bị, hành một nắm nhỏ, giã nát hòa với nước tiểu trẻ em. Vắt lấy nước uống.

Chữa đau thần kinh sườn: Củ hành tươi 100g, gừng sống 2 củ, củ cải trắng 2 miếng. Giã nát, sao nóng bọc vào túi vải hơ nóng đắp vào chỗ đau.

Chữa sâu bọ độc cắn bị thương: Hành củ to, mật ong vừa đủ, cùng giã nát dạng hồ đắp vào chỗ đau.

Đau bụng giun: Củ hành tươi 5 g ép lấy nước, trộn với 5 ml dấm uống hết một lần.

Tiêu chảy: Hành củ 5 g, quả táo tây 5 g sắc nước uống.

Đi tiểu ra máu: Đun 5 g hành, nghệ 5 g uống lúc còn nóng, ngày 2 lần.

Chữa viêm khớp: Củ hành to 60 g, gừng già 15 g. Cùng giã nát, cho rượu trắng vừa đủ, đánh đều đắp vào chỗ đau.

(Tổng hợp) Hành lá - Bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời đến từ thiên nhiên 3

Chữa tay chân tê dại: Củ hành to 62 g, gừng 16 g, ớt 3 g, đun nước uống. Ngày 2 lần.

Chữa động thai ra máu: Hành củ 20 g, giã nát. Ăn với cháo gạo nếp khi còn nóng.

Chữa giun chui ống mật: Hành 80 g, giã vắt lấy nước, trộn với 40 ml dầu thực vật. Hoặc uống nước hành sau đó uống dầu.

Chữa cảm cúm nhức đầu: Hành ta 6 - 8 củ, gừng sống 10 g, xắt mỏng, đổ vào 1 cốc nước sôi, xông miệng mũi mỗi ngày 2 - 3 lần. Đồng thời nên sắc nước gừng và hành để uống (1 ly giữa bữa ăn và 1 ly trước khi đi ngủ).

Chữa cảm sốt nhức đầu: Hành củ 30 g, gừng tươi 20 g, chè búp khô 8 g, tía tô 6 g. Sắc thuốc xong, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.

Trị đau đầu, cảm sốt: Lấy khúc hành lá nghiền nát rồi chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

Chữa bụng dưới trướng đau: Củ hành, ruột ốc ruộng. Lượng bằng nhau, cùng giã nát, đun chín, dán vào huyệt quan nguyên (cách dưới rốn khoảng 3 tấc ta).

Giúp cho xương chắc khỏe: Ăn hành lá thường xuyên giúp cho xương chắc khỏe.

Bệnh tiểu đường: Củ hành tươi 100 g, rửa sạch cắt nhỏ chần qua nước sôi, thêm vào ít xì dầu, dầu vừng trộn đều ăn với cơm, ngày 2 lần.

Lưu ý

Người có cơ địa hỏa bốc, dương thịnh, người bị huyết áp cao không nên ăn hành lá.

Người bị ra máu kinh lỏng và đỏ, kinh nhiều, kinh sớm không nên lạm dụng hành lá.

Không dùng kết hợp hành lá với mật ong.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những loại trái cây nào tốt cho người bị ung thư

Những loại trái cây nào tốt cho người bị ung thư

Trong quá trình điều trị ung thư, việc chăm sóc sức khỏe thông qua chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng giúp hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Trong đó, trái cây là thực phẩm giàu dinh dưỡng đem lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, trong giai đoạn điều trị ung thư, hệ miễn dịch của bạn đã bị suy yếu nên việc lựa chọn và tiêu thụ trái cây cần phải tiến hành thật thận trọng để hỗ trợ tiến trình điều trị mà không làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng. Dưới đây là những loại trái cây bệnh nhân ung thư nên lựa chọn trong quá trình điều trị bệnh.
Tin nổi bật trang chủ
An Giang: Gần 60 đôi bò sẽ tham dự Hội đua bò Bảy núi lần thứ 28

An Giang: Gần 60 đôi bò sẽ tham dự Hội đua bò Bảy núi lần thứ 28

Sắc màu 54 - Như Tâm - Lê Vũ - 1 giờ trước
Nhân dịp Lễ Sen Dotal của đồng bào Khmer, UBND huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) tổ chức Hội Đua bò Bảy núi tranh cúp Truyền hình An Giang lần thứ 28 và Chương trình biểu diễn Mô tô địa hình tại Khu Thể thao Du lịch Tà Pạ - Soài Chek, xã Núi Tô (sân đua bò huyện Tri Tôn).
Khai giảng lớp học xóa mù chữ cho đồng bào Mông tại Sơn La

Khai giảng lớp học xóa mù chữ cho đồng bào Mông tại Sơn La

Công tác Dân tộc - Thanh Nguyên - 2 giờ trước
Ngày 2/10, tại Sơn La, Đồn Biên phòng Mường Lèo, Bộ đội Biên phòng Sơn La phối hợp với Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở xã Mường Lèo khai giảng lớp xóa mù chữ năm học 2023.
Lạng Sơn: Liên tiếp phát hiện các vụ buôn bán, vận chuyển gia cầm trái phép vào Việt Nam

Lạng Sơn: Liên tiếp phát hiện các vụ buôn bán, vận chuyển gia cầm trái phép vào Việt Nam

Pháp luật - Tuấn Trình - 2 giờ trước
Thời gian qua, Công an tỉnh Lạng Sơn đã đấu tranh quyết liệt với các hành vi buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm và các sản phẩm có nguồn gốc động vật nhập lậu từ nước ngoài vào Việt Nam. Điển hình, chỉ riêng trong 2 ngày 28 và 29/9, đã phát hiện, bắt giữ 2 vụ vận chuyển gia cầm nhập lậu.
Bão Koinu có gió giật cấp 17 sắp vào biển Đông

Bão Koinu có gió giật cấp 17 sắp vào biển Đông

Môi trường sống - T.Hợp - 4 giờ trước
Trưa 3/10, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai có văn bản số 368/VPTT đề nghị Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa chủ động ứng phó với bão Koinu ở vùng biển phía Đông Bắc đảo Luzon (Philippines).
Kon Tum: Hội thi truyền thông về “Xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em”

Kon Tum: Hội thi truyền thông về “Xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em”

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Sáng 3/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Hội thi truyền thông về “Xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em” năm 2023.
Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Bất cứ ai đến với Nghĩa Lộ - Mường Lò thời điểm này sẽ được thăng hoa cảm xúc trước vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và những thảm vàng lúa chín; được chiêm ngưỡng vẻ đẹp duyên dáng yêu kiều của các cô gái Thái; được hòa mình trong vòng những Xòe bất tận để cảm nhận tự trái tim những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, với bao cung bậc cảm xúc đắm say và giá trị nhân văn sâu sắc đã và đang trường tồn, lan tỏa của Nghệ thuật Xòe Thái - tinh hoa miền di sản Mường Lò, Nghĩa Lộ.
Thừa Thiên Huế: Tập huấn nghiệp vụ Biên phòng cho cán bộ quân đội Lào

Thừa Thiên Huế: Tập huấn nghiệp vụ Biên phòng cho cán bộ quân đội Lào

Tin tức - Tào Đạt - 6 giờ trước
Ngày 3/10, tại Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Khai mạc tập huấn nghiệp vụ Biên phòng cho 20 cán bộ, chiến sĩ thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan, Lào.
Năm học 2023-2024 mức đóng, hưởng BHYT học sinh, sinh viên như thế nào?

Năm học 2023-2024 mức đóng, hưởng BHYT học sinh, sinh viên như thế nào?

Sức khỏe - T.Hợp - 6 giờ trước
Theo BHXH Việt Nam trong năm học 2023-2024, người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), học sinh, sinh viên (HSSV) không chỉ được Nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng, thủ tục đăng ký đơn giản, tiện lợi mà còn được hưởng nhiều quyền lợi thiết thực khi ốm đau…
Hồi sinh làng nghề thổ cẩm trăm năm tuổi của người Ba Na

Hồi sinh làng nghề thổ cẩm trăm năm tuổi của người Ba Na

Sắc màu 54 - Như Quỳnh-Thành Nhân - 22:11, 02/10/2023
Đối với đồng bào DTTS, nghề dệt thổ cẩm truyền thống được xem là một nét văn hóa độc đáo được truyền từ đời này sang đời khác. Tại làng Hà Văn Trên, huyện Vân Canh (Bình Định), nghề dệt thổ cẩm được gìn giữ nguyên vẹn, không chỉ giúp cho đồng bào Ba Na có thêm thu nhập, mà thông qua sự kết hợp với du lịch cộng đồng, sắc màu thổ cẩm của làng nghề trăm năm tuổi này ngày càng được tôn vinh.
Dân tộc Lào

Dân tộc Lào

Media - Trương Vui - Đặng Việt Hùng - 22:06, 02/10/2023
Dân tộc Lào còn có tên gọi là Thay, Thay Duồn, Thay Nhuồn, Phu Thay, Phu Lào. Theo số liệu Điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2019, người Lào ở Việt Nam có 17.532 người. Trong đó, nam là 8.991 người, nữ là 8.541 người.
Chế biến sâu, nâng “chất” giá trị dược liệu

Chế biến sâu, nâng “chất” giá trị dược liệu

Media - Trọng Bảo - 22:02, 02/10/2023
Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng các sản phẩm dược liệu chăm sóc sức khỏe có xu hướng gia tăng. Nhiều sản phẩm dược liệu vùng cao được người dùng đánh giá là tốt cho sức khỏe. Nắm bắt được tiềm năng này, tại Lào Cai, đã xuất hiện nhiều mô hình liên kết giữa người dân và doanh nghiệp để thực hiện việc chế biến sâu dược liệu. Đặc biệt, các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền, hệ thống máy móc, công nghệ, nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng, phù hợp với thị hiếu của người dùng; góp phần nâng cao giá trị cây dược liệu, cải thiện thu nhập cho người dân vùng cao…