Giảm đau lưng, đau xương khớp: Làm nóng và mềm lá bỏng, đắp lá bỏng lên vùng bị đau khi còn nóng. Nếu cần di chuyển thì có thể dùng khăn quấn lá bỏng xung quanh vùng bị đau để giữ ấm trong ngày.
Hoặc vắt nước lá lấy 50 ml uống, bã đắp vào chỗ đau băng lại. Uống và đắp thuốc ngày 3 lần, cách 8 giờ 1 lần, liên tục đến khi khỏi.
Trị chảy máu cam: Khi bị chảy máu cam, bà con rửa sạch cây sống đời rồi giã lấy nước. Sau đó dùng bông sạch chấm vào dung dịch lá rồi nhét vào lỗ mũi làm liền vết thương.
Chữa mất ngủ: Lấy 50 - 60 g lá tươi rửa sạch, tráng lại nước sôi để nguội. Cối, chày, mảnh vải gạc để vắt đều tiệt trùng trước khi sử dụng. Giã nát lá rồi cho vào gạc vắt lấy nước, thêm nước sôi nguội cho đủ 50 ml uống 2 giờ trước khi đi ngủ. Bã để đắp.
Hỗ trợ tuyến sữa: Trong thời kỳ cho con bú, người mẹ có thể dùng lá cây sống đời để tăng lượng sữa, chỉ cần nấu canh để ăn hằng ngày. Sử dụng thường xuyên sẽ nhận thấy lượng sữa tăng rõ rệt.
Chữa viêm dạ dày, tá tràng, viêm ruột, đại tiện ra máu, táo bón, trĩ nội, trĩ ngoại: uống nước vắt lá 50 ml/lần x 3 lần/ngày, liên tục đến khi khỏi bệnh (trĩ ngoại cần kết hợp đắp lá giã nát rồi dùng gạc bọc và băng dính dán lại. Trước khi đắp thuốc phải rửa sạch hậu môn).
Chữa viêm lợi: Dùng 4 lá vào buổi sáng, chiều 4 lá, tối 2 lá. Nhai xong thì ngậm 15 phút, sau đó nuốt cả bã (từ 3 - 5 ngày).
Trị viêm họng: Người bị viêm họng chỉ cần rửa sạch lá sau đó nhai sống rồi nuốt lấy nước. Sử dụng nhiều lần trong ngày sẽ giúp điều trị viêm họng hiệu quả.
Trị sốt xuất huyết: Rửa sạch lá giã lấy nước bỏ bã rồi uống. Mỗi lần uống khoảng 100 ml, ngày uống khoảng 3 - 4 lần. Ngày đầu uống 100 ml sau đó các ngày sau sẽ giảm còn 60 ml.
Chữa viêm tai giữa: vắt nước lá nhỏ tai ngày 4 lần (cách 6 giờ/lần) liên tục 3 - 5 ngày.
Chữa viêm xoang: Vắt nước lá, thấm vào bông đặt trong lỗ mũi bên viêm (nếu cả 2 bên cùng viêm thì sau khi đặt bên trái 2 giờ lại đặt tiếp bên phải bằng thuốc mới). Kết hợp uống mỗi lần 50 ml nước vắt lá x 3 lần ngày, liên tục 3 - 5 ngày.
Chữa bỏng (loại nhẹ): Giã nát lá đắp kín vết bỏng rồi băng lại, 6 giờ thay thuốc 1 lần. Nếu vết bỏng rộng gây đau cần kết hợp uống mỗi lần 50 ml nước vắt lá x 3 lần/ngày. Dùng thuốc liên tục đến khi khỏi.
Làm lạnh sẹo: Dùng lá bỏng giã nhuyễn đắp lên vùng da khi đang bắt đầu lành lại, sử dụng thường xuyên để không để lại sẹo.
Làm dịu vùng da bị cháy nắng: Giã nát lá sống đời đắp lên khu vực bị ảnh hưởng có tác dụng làm mát, xoa dịu tình trạng nóng rát trên da, ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
Giải rượu: cho người say nặng uống 50 ml nước vắt lá rồi nằm nghỉ 30 phút sau sẽ hết say. Nếu say nhẹ thì cho nhai 5 lá (nuốt cả bã), 15 phút sau là trở lại bình thường.
Đại tiện ra máu: Dùng 10 g sống đời, 10 g cỏ mực, 10 g ngải cứu và 10 g trắc bá sau đó đem sao vàng. Hỗn hợp trên khi đem đi sắc nước uống trong vòng 1 tháng sẽ đem lại hiệu quả tốt.
Viêm đại tràng: Một buổi ăn sống 6 - 7 lá sống đời, chia đều 3 buổi 1 ngày, ăn cả bã để phát huy hiệu quả điều trị viêm đại tràng
Chữa ra mồ hôi trộm ở trẻ em: Rửa sạch lá sống đời và ngâm vào nước muối, để ráo nước rồi ép lấy khoảng 60 ml nước cho trẻ uống, 1 ngày 2 lần.
Trị thổ huyết (nôn ói ra máu) cho các trường hợp bị đánh hoặc bị tai nạn. Xay nhuyễn 7 cái lá sống đời lấy nước cốt. Quậy thêm lượng đường vừa đủ ngọt vào uống mỗi ngày 1 lần.
Điều trị bệnh đau mắt đỏ: Giã nát 3 lá sống đời, chắt nước uống, bã bỏ vào một cái khăn mỏng sạch đắp lên mắt. Để qua đêm, sáng hôm sau lấy nước muối sinh lý rửa lại mắt cho sạch.
Làm se khít lỗ chân lông: Dùng lá cây sống đời giã nát cùng với mấy hạt muối tinh đắp trong vòng 7 - 10 phút.
Lưu ý:
Khi sử dụng thuốc theo đường đắp ngoài, cần bảo đảm rửa lá sạch sẽ và tiệt trùng bằng nước muối loãng để không làm tổn thương bị bội nhiễm vi khuẩn.