Sáng 25/12, tại thành phố Hà Tĩnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức triển lãm "Di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác" nhân dịp Kỷ niệm 300 năm Ngày sinh của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724 - 2024).
Media -
BDT -
17:00, 23/03/2024 Thưa quý vị, Việt Nam có 53 DTTS với một kho tàng về kinh nghiệm, các bài thuốc dân gian để ngăn ngừa, điều trị bệnh tật. Tri thức và kinh nghiệm sử dụng thảo dược, bài thuốc của đồng bào các dân tộc nước ta đã có vai trò rất lớn trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Nhiều bài thuốc hay đã trở lên nổi tiếng và được nghiên cứu ứng dụng trên quy mô rộng. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển hôm nay sẽ bàn về chủ đề: Làm thế nào phát huy được giá trị y học cổ truyền của các DTTS.
Sức khỏe -
Minh Nhật -
17:46, 25/03/2025 Hiện nay, bệnh sởi đang có diễn biến phức tạp trên thế giới. Tại Việt Nam, bệnh cũng có chiều hướng tăng. Theo các chuyên gia, thời tiết hiện nay là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển. Khi mắc bệnh, ngoài việc tuân thủ theo các phương pháp điều trị của y học hiện đại, y học cổ truyền, có nhiều món ăn - bài thuốc giúp phòng và trị bệnh.
Media -
BDT -
13:20, 11/12/2024 Hiện bệnh sởi đang bùng phát ở một số nơi, đặc biệt có nơi trở thành dịch. Bệnh sởi là một bệnh virus có tính lây truyền cao, rất phổ biến ở trẻ em, các biến chứng chủ yếu là viêm phổi hoặc viêm não, có thể gây tử vong, đặc biệt ở những khu vực thiếu quan tâm về y tế. Việc tắm cho trẻ bị sởi rất quan trọng, không chỉ góp phần điều trị bệnh mà còn giúp làm sạch hàng ngày, tuy nhiên cần tắm đúng cách để có hiệu quả tốt nhất. Chuyên mục tuần này chúng tôi xin giới thiệu cách Điều trị sởi theo y học cổ truyền và hướng dẫn tắm cho từng giai đoạn bệnh
Cây hoa sữa còn có tên gọi khác là mùa cua, mò cua, mồng cua… Theo y học cổ truyền, cây hoa sữa có vị đắng, tính mát, quy vào phế, can giúp tẩy giun, trị bệnh sán, trị sốt, tiêu chảy, bệnh phong, nấm da, côn trùng đốt…Dưới đây là một số công dụng chữa bệnh từ cây hoa sữa mời các bạn tham khảo.
Media -
Hoàng Quý -
17:43, 26/12/2022 Gấc là loại thực phẩm được sử dụng phổ biến trong các gia đình Việt Nam, với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Trong y học cổ truyền Việt Nam, gấc có nhiều công dụng đối với hệ tim mạch, điều trị thiếu máu, hỗ trợ ngăn ngừa ung thư... Hãy cùng chúng tôi khám phá công dụng của quả gấc nhé.
Kỷ tử hay còn gọi là câu kỷ tử ninh hạ có vị ngọt và tính bình. Sử dụng kỷ tử trong thời gian dài có tác dụng rất tốt cho cơ thể, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và cải thiện khả năng miễn dịch cho cơ thể. Trong Y học cổ truyền kỷ tử là vị thuốc thường gặp trong bài thuốc bổ thận, cường dương, sinh tinh và điều trị hiếm muộn… Sau đây là một số bài thuốc hay từ kỷ tử mời bà con tham khảo.
Xoài còn có tên gọi khác là sài, yêm la, muỗm... có vị chua, ngọt, tính mát. Theo y học cổ truyền, các bộ phận của cây xoài như quả, hoa, lá, hạt, vỏ cây đều có thể làm thuốc chữa bệnh rất hiệu quả. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây xoài mời các bạn tham khảo.
Cây mâm xôi còn có tên gọi khác là phúc bồn tử, đùm đũm, đũm hương, mác hủ (Tày), co hu (Thái), ghìm búa (Dao)…Theo y học cổ truyền, cây mâm xôi có vị ngọt chua, tính bình, có công dụng bổ can thận, sáp niệu, trợ dương, cố tinh, minh mục, thường được dùng để chữa các chứng liệt dương, di tinh, muộn con, lao lực, thị lực kém… Dưới đây là các bài thuốc chữa bệnh từ quả mâm xôi mời các bạn tham khảo.
Tin tức -
Hương Trà -
19:11, 30/10/2024 Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1280/QĐ-TTg ngày 28/10/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 86-KL/TW ngày 10 tháng 7 năm 2024 của Ban Bí thư về phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới.
Media -
Lê Vũ – Trần Linh -
22:33, 14/07/2023 Nép mình giữa đô thị sầm uất, nhộn nhịp của TP. Hồ Chí Minh, Bảo Tàng Y học cổ truyền Việt Nam-FiTo tọa lạc ở một góc đường yên tĩnh tại quận 10. Đây là bảo tàng về y học cổ truyền ra đời đầu tiên ở Việt Nam và được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục “Bảo tàng Y học cổ truyền tư nhân đầu tiên ở Việt Nam” vào năm 2008. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến địa điểm độc đáo này.
Quả nho có chứa nhiều chất dinh dưỡng, ngoài để ăn tươi, giải khát, nho còn có tác dụng phòng chữa nhiều bệnh. Theo y học cổ truyền, quả nho có vị ngọt, hơi chua và có tính bình. Nếu thường xuyên ăn nho với liều lượng phù hợp (khoảng 200g mỗi ngày), công dụng của quả nho sẽ mang lại các lợi ích đáng quý cho sức khỏe. Sau đây là một số bài thuốc từ nho mời bà con tham khảo.
Media -
BDT -
08:00, 28/02/2025 Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 28/2/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Các làng Chăm rộn ràng đón Ramưwan. Báu vật xanh của Đồng Tháp Mười. Cống hiến hết mình cho y học cổ truyền. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sức khỏe -
Hương Trà -
06:56, 18/07/2024 Đó là một trong những giải pháp để phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam theo Kết luận số 86-KL/TW (ngày 10/7/2024) của Ban Bí thư về phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới.
Hành lá còn có tên gọi khác là hành hoa, hành hương, hom búa (Thái), búa (Tày), thông bạch, sông (Dao)… Trong y học cổ truyền, hành lá có vị cay, tính nóng, tác dụng làm ra mồ hôi, thông khí, hoạt huyết, lợi tiểu, trợ tiêu hóa, sát trùng, an thai. Thường dùng chữa cảm lạnh, nhức đầu, sổ mũi, ăn uống không tiêu, đầy bụng, bụng lạnh... Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh có sử dụng hành lá mời bà con tham khảo.
Tin tức -
Thúy Hồng -
14:32, 02/08/2022 Sáng ngày 2/8, tại Nhà khách La Thành, Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo “Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Thân thế, sự nghiệp và tầm ảnh hưởng”.
Cây lựu hay còn gọi là thạch lựu, thừa lựu, tháp lựu, an thạch lựu, toan thạch lựu, thiên tương, thạch lựu bì (vỏ của quả lựu)… có vị chua ngọt, tính ấm. Cây lựu là vị thuốc quý trong y học cổ truyền với công năng chữa trị bệnh thần kỳ. Quả, vỏ rễ và vỏ thân của cây đều có tác dụng dược lý đa dạng. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây lựu mời bà con tham khảo.
Bổ cốt chỉ hay còn gọi là phá cố chi, phản cố chỉ, hồ cố tử, phá cốt tử, cát cố tử, hạt đậu miêu... có tính ấm, vị cay, đắng mà ngọt. Bổ cốt chỉ thuộc nhóm thuốc bổ dưỡng trong y học cổ truyền có công dụng trừ hàn, chữa đau lưng do thận hư, thận hư sinh hen, đau bụng do lạnh…Sau đây là một số bài thuốc từ bổ cốt chỉ mời bà con tham khảo.
Hoa giấy hay còn gọi là bông giấy, biện lý. Theo y học cổ truyền, hoa giấy có vị đắng, mặn, tính ấm, có tác dụng điều kinh, hòa huyết. Trong y học hiện đại, lá cây hoa giấy giúp kháng viêm, chống loét, kháng khuẩn...Sau đây là một số bài thuốc từ hoa giấy đơn giản và dễ thực hiện mời các bạn tham khảo.
Ngũ bội tử còn có tên khác là bầu bí, măc piêt, bơ pật…vị chua tính bình. Là một vị thuốc thông dụng trong y học cổ truyền và theo kinh nghiệm dân gian có công năng đa dạng nên được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc khác nhau. Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng ngũ bội tử mời bà con tham khảo.