Giai đoạn 2021-2025, theo chuẩn nghèo đa chiều, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn vẫn nằm trong danh sách là một trong 74 huyện nghèo của cả nước. Nhằm đưa kinh tế-xã hội huyện tăng trưởng, phát triển, phấn đấu đến năm 2025 huyện Văn Quan thoát khỏi tình trạng huyện nghèo, Đảng bộ, chính quyền Văn Quan đã đề ra nhiều giải pháp, lựa chọn những mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong từng lĩnh vực, tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện.
Đồng Hỷ là huyện miền núi phía Đông Bắc tỉnh Thái Nguyên, toàn huyện có 32 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 54,4%. Sau 5 năm thực hiện quyết tâm thư đại hội DTTS lần thứ III (giai đoạn 2019 – 2024), với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần...
UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án 2 - Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Kinh tế -
Minh Thu -
06:07, 24/04/2024 Với sự vào cuộc có trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức của cộng đồng doanh nghiệp, sự nỗ lực vươn lên của hộ nghèo, trong thời gian qua, công tác giảm nghèo tại tỉnh Bình Phước đã đạt được những kết quả tích cực. Năm 2023, toàn tỉnh có 2.200 hộ thoát nghèo, không có hộ tái nghèo, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Kinh tế -
T.Nhân-H.Trường -
05:56, 15/04/2024 Việc phát triển sản xuất theo mô hình “3 cây 3 con” (gồm cây keo, chuối, cao su; heo, bò, dê), không chỉ cải thiện thu nhập cho người dân, mà còn giúp các địa phương chủ động hơn trong việc hình thành các chuỗi sản xuất mang giá trị kinh tế cao. Tại các huyện miền núi Quảng Nam, mô hình này đã phát huy hiệu quả, giúp người dân thoát nghèo bền vững và vươn lên làm giàu.
Những ngày này, không khí đón mừng Tết cổ Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer ở An Giang đã rộn ràng. Năm nay, sản xuất nông nghiệp thuận lợi, đồng bào Khmer được quan tâm chăm lo đầy đủ chính sách. Trong các phun, sóc đường sá được đổ bê-tông, gắn đèn đường. Các chùa Nam tông Khmer cũng được quan tâm nâng cấp, trùng tu ... càng làm cho không khí đón năm mới của đồng bào Khmer thêm vui tươi, đầm ấm.
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có Quyết định giao chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 cho các địa phương trong tỉnh.
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững năm 2024 (giai đoạn 2022 - 2025). Trong đó đề ra mục tiêu quan trọng là phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh 1,58 - 1,60%, riêng tỷ lệ hộ nghèo các huyện miền núi giảm 6 - 7% theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025.
Tin tức -
Sỹ Hào -
16:53, 27/02/2024 Sau 3 năm tích cực thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, ngành Lâm nghiệp đã đóng góp vào tăng trưởng chung của nền kinh tế, góp phần giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới ở khu vực miền núi. Đây là đánh giá của các đại biểu tại hội thảo vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại Hà Nội.
Kinh tế -
T.Nhân - H.Trường -
08:18, 26/02/2024 Huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) vừa giao chỉ tiêu giảm nghèo cho các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn trên địa bàn phấn đấu giảm 7,88% và 2,14% hộ cận nghèo trong năm 2024.
Xã hội -
Mai Hương -
23:47, 29/01/2024 Những năm qua, tín dụng chính sách xã hội đã hỗ trợ nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa của huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) vươn lên trong cuộc sống. Tín dụng chính sách đang là lực đẩy giúp người dân trên địa bàn huyện từng bước thoát nghèo bền vững.
Xã hội -
Phương Linh - Quỳnh Yến -
15:46, 26/01/2024 Thời gian qua, nguồn vốn từ các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã trở thành "trợ lực" giảm nghèo đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nhờ đó, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã góp phần tích cực vào kết quả chung của hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) và Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Năm 2023, tỉnh Phú Yên tập trung triển khai hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh được kéo giảm đáng kể.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), với 10 dự án thành phần được triển khai nhằm giải quyết những khó khăn nhất ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, từ đó phát huy nội lực của Nhân dân để cùng địa phương xây dựng nông thôn mới (NTM). Nhưng để vừa giảm nghèo, vừa về đích NTM thì việc xây dựng, ban hành một bộ tiêu chí riêng về xây dựng NTM cho địa bàn này là hết sức cần thiết, theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị khóa XII tại Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019.
Được cung cấp thông tin cung cấp đầy đủ, được lĩnh hội kiến thức, bà con tại Sơn Dương, Tuyên Quang đã được giảm nghèo về thông tin. Từ đó, người dân đã có nhiều tư duy thay đổi trong sản xuất, phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, xây dựng nông thôn mới, xoá đói giảm nghèo.
Vừa tiếp sức, vừa khơi dậy khát vọng để người dân phát huy nội lực, chủ động vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống mới là giải pháp chính trong nỗ lực thực hiện chương trình giảm nghèo của huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đặc biệt, với các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, tinh thần chủ động càng phải cao hơn, nhằm duy trì bền vững thành quả đạt được; góp phần nâng cao đời sống cho người dân.
Huyện biên giới Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông là nơi sinh sống của 23 dân tộc anh em. Thời gian qua, nhờ các chính sách dân tộc, trọng tâm là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các cấp chính quyền địa phương đã huy động tốt các nguồn lực để nâng cao chất lượng đời sống cho đồng bào DTTS.
Giúp người nghèo phát triển kinh tế có nhiều cách, nhưng vẫn có những ý kiến tranh luận về phương cách giúp người nghèo vươn lên trong cuộc sống. Chuyện trao “con cá” hay “cần câu” cũng đã gây nên nhiều ý kiến trái chiều khiến chính sách giảm nghèo bị ảnh hưởng.
Người nghèo có thể coi là đối tượng yếu thế trong xã hội, dễ bị tổn thương. Để giúp đỡ họ một cách chân tình, hiệu quả, các cấp, các ngành cần phải đặt mình vào hoàn cảnh của họ để thấu hiểu, cảm thông.
Nhờ triển khai hiệu quả việc hỗ trợ sinh kế, đa dạng hóa mô hình sản xuất từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), đời sống của đồng bào DTTS vùng cao của tỉnh Bình Thuận đã được nâng lên rõ rệt.