Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gìn giữ văn hóa truyền thống ở miền biên ải: Cộng đồng trách nhiệm để phát huy hiệu quả di sản (Bài cuối)

Thùy Như - 19:20, 27/11/2024

Cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã và đang vận dụng nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong cuộc sống đương đại. Sự “bắt tay” hiệu quả trong công tác bảo tồn đang góp phần để di sản văn hóa vang tiếng, trở thành tài sản trong hành trình phát triển bền vững miền biên ải Cao Bằng.

(Ban Chuyên đề - Bài cđ Ban Dân tộc Cao Bằng) Gìn giữ văn hóa truyền thống ở miền biên ải: “Bắt tay” để di sản vang tiếng (Bài cuối)
Từ nguồn vốn Dự án 6 của Chương trình MTQG 1719, tỉnh Cao Bằng đã mở các lớp truyền dạy đàn Tính - hát Then. (Trong ảnh: Lớp truyền dạy nghệ thuật hát Then đàn Tính, múa Sluông Chầu được tổ chức tại huyện Quảng Hòa).

Phát huy vai trò của cộng đồng

Trong kho tàng văn hóa vật thể, phi vật thể cũng di sản thiên nhiên của Cao Bằng, nhiều di sản đã vang tiếng không chỉ trong nước mà còn cả trên trường quốc tế. Trong đó phải kể đến di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam tại tỉnh Cao Bằng đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2019.

Theo ông Sầm Việt An, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Cao Bằng, sau khi được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, cộng đồng Tày, Nùng đang thực hành di sản Then trên địa bàn tỉnh càng nhận thức đầy đủ hơn về giá trị của Then trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc. Cùng với chính quyền các cấp, cộng đồng các dân tộc tỉnh Cao Bằng đã chung tay gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Then - tài sản chung của nhân loại.

Nổi bật trong đó là hoạt động của Hội Bảo tồn dân ca các dân tộc tỉnh Cao Bằng. Sau 13 năm hoạt động (thánh lập năm 2011), đến nay, Hội đã phát triển được 10 chi hội ở các huyện; từ 70 hội viên ban đầu nay đã phát triển lên tới 2.192 hội viên.

Theo Nghệ sĩ Ưu tú Hoàng Kim Tuế, Phó Chủ tịch Hội Bảo tồn dân ca các dân tộc tỉnh Cao Bằng, những năm qua, Hội đã xây dựng 96 chương trình văn nghệ dân ca từ các chi hội cơ sở; tích cực truyền dạy, phổ biến dân ca trong Nhân dân; hội viên của Hội đã tự nguyện tham gia, góp phần tạo nên phong trào hát Then, đàn tính sâu rộng trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh Thực hành Then, một di sản lưu giữ bản sắc văn hóa truyền thống, tri thức dân gian đặc biệt giá trị nơi miền biên ải chính là Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu Non nước Cao Bằng, đã và đang được cộng đồng các dân tộc chung tay gìn giữ. Những năm qua, đồng bào các các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô... ở các huyện Trùng Khánh, Nguyên Bình, Bảo Lạc… vừa bảo vệ giá trị di sản CVĐC, vừa có thu nhập từ bảo vệ giá trị di sản địa chất và văn hóa truyền thống từ mô hình du lịch cộng đồng.

Kể từ khi chính thức được công nhận, thông qua việc xây dựng và phát triển giá trị CVĐC toàn cầu Non nước Cao Bằng, lĩnh vực du lịch của tỉnh tăng trưởng khá nhanh. Từ năm 2020 đến hết tháng 8/2024, tổng lượt khách du lịch đến tỉnh đạt trên 5,4 triệu lượt, bằng 108% kế hoạch. Đến nay, các chỉ tiêu phấn đấu chung về du lịch đã đạt và vượt so với mục tiêu đề ra trong giai đoạn 2020 - 2025.

Tại Hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới CVĐC chất toàn cầu UNESCO (GNN) khu vực châu Á – Thái Bình Dương được tổ chức trong tháng 11/2024, GNN đã thông qua bản “Tuyên bố Cao Bằng” với 8 nội dung, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của người dân và cộng đồng các dân tộc ở địa phương trong việc gìn giữ các giá trị di sản địa chất.

Bản “Tuyên bố Cao Bằng” khuyến nghị cần xây dựng và thực hiện kế hoạch đồng quản lý, trong đó đáp ứng nhu cầu kinh tế – xã hội, bảo vệ cảnh quan và bảo tồn bản sắc văn hóa, ngôn ngữ của cộng đồng các dân tộc trong khu vực CVĐC toàn cầu Non nước Cao Bằng nói riêng và các CVĐC toàn cầu ở các địa phương khác nói chung.

(Ban Chuyên đề - Bài cđ Ban Dân tộc Cao Bằng) Gìn giữ văn hóa truyền thống ở miền biên ải: “Bắt tay” để di sản vang tiếng (Bài cuối) 1
Tuyến du lịch cụm phía Bắc “Hành trình về nguồn cội” trong khu vực CVĐC toàn cầu Non nước Cao Bằng đưa du khách tìm hiểu về miền đất có nhiều giá trị di sản văn hóa - lịch sử tiêu biểu ở miền biên ải. (Trong ảnh: Lễ hội về nguồn Pác Bó năm 2023)

“Đánh thức” di sản

Cùng với sự chung tay của cộng đồng, của đồng bào các dân tộc trong việc giữ gìn, phát huy giá trị di sản, thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã ưu tiên bố trí vốn để triển khai các chương trình, dự án bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch. Trong đó, tỉnh đã xây dựng Đề án bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021 - 2025.

Theo bà Ngô Thị Cẩm Châu, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Cao Bằng, thực hiện nhiệm vụ được giao, đơn vị đã triển khai công tác kiểm kê Di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn. Trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng; đề xuất những giải pháp để bảo tồn Di sản phi vật thể nói chung và hát Then nói riêng.

Tỉnh Cao Bằng đã tiến hành tư liệu hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu số hóa về Then Tày để lưu giữ và phát huy; nghiên cứu, sưu tầm vốn dân ca Hát then - đàn Tính, trong đó, tập trung nghiên cứu về xuất xứ, quá trình lịch sử hình thành và phát triển dân ca Then tính, đặc trưng và những giá trị của Hát Then - đàn tính Cao Bằng;...

Đặc biệt, để “đánh thức’ di sản trong cuộc sống đương đại, thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để bảo tồn văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch. Trong đó, với tài nguyên thiên nhiên phong phú cùng nền văn hóa đa dạng, đậm đà bản sắc của đồng bào các dân tộc, du lịch cộng đồng (DLCĐ) được xác định là loại hình đột phá để “đánh thức tiềm” các di sản văn hóa ở miền biên ải.

Theo Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Cao bằng, ông Sầm Việt An, thời gian qua, thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh đã đầu tư phục dựng, phát huy các di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào các dân tộc gắn với phát triển loại hình DLCĐ.

Đồng thời, Sở VHTT&DL tỉnh cũng đã phối hợp tổ chức khai giảng các lớp truyền dạy đàn Tính - hát Then, Lượn Cọi; hỗ trợ các câu lạc bộ dân ca duy trì, phát triển phong trào văn hoá văn nghệ tại các địa phương; tổ chức lớp truyền dạy nghề dệt vải truyền thống dân tộc Lô Lô huyện Bảo Lâm;...

DLCĐ không chỉ lưu giữ bản sắc văn hóa mà còn gắn với sinh kế, tạo thêm thu nhập cho đồng bào. Cùng với thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719, ngày 10/12/2021, HĐND tỉnh Cao Bằng đã thông qua tại Nghị quyết số 78/2021/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ phát triển DLCĐ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năm 2025.

Thực hiện Nghị quyết số 78/2021/NQ-HĐND, tỉnh sẽ hỗ trợ 200 triệu đồng/điểm để xây dựng và phát triển sản phẩm DLCĐ; hỗ trợ các hộ đầu tư chỉnh trang mái nhà ngói âm dương (tối đa 50 triệu đồng/hộ); hỗ trợ đầu tư hệ thống thu gom, xử lý rác thải (tối đa 40 triệu đồng/điểm); hỗ trợ cải tạo cảnh quan môi trường (tối đa 30 triệu đồng/điểm);...

(Ban Chuyên đề - Bài cđ Ban Dân tộc Cao Bằng) Gìn giữ văn hóa truyền thống ở miền biên ải: “Bắt tay” để di sản vang tiếng (Bài cuối) 2
Từ nguồn vốn Dự án 6 của Chương trình MTQG 1719, tỉnh Cao Bằng đã tổ chức lớp truyền dạy nghề dệt vải truyền thống dân tộc Lô Lô huyện Bảo Lâm

Theo Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Cao Bằng, ông Sầm Việt An, thời gian tới, bên cạnh công tác phục dựng, bảo tồn thì tăng cường quảng bá giá trị di sản đến bạn bè trong nước và quốc tế. Với các cơ chế, chính sách từ Nghị quyết 78/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của HĐND tỉnh và nguồn lực từ Dự án 6 của Chương trình MTQG 1719, tỉnh sẽ đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, tiềm năng lợi thế về du lịch của tỉnh Cao Bằng đến bạn bè trong và ngoài nước, qua đó đưa các di sản văn hóa của tỉnh đó trở thành tài sản trong hành trình phát triển bền vững miền biên ải Cao Bằng.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Ninh: Tổ chức lớp dạy hát then, đàn tính năm 2024 tại huyện vùng cao Tiên Yên

Quảng Ninh: Tổ chức lớp dạy hát then, đàn tính năm 2024 tại huyện vùng cao Tiên Yên

Từ 26/11 đến 22/12, UBND xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) tổ chức lớp truyền dạy hát Then, đàn Tính dân tộc Tày năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị Làng Văn hóa dân tộc Tày, thôn Đồng Đình, xã Phong Dụ năm 2024”.
Tin nổi bật trang chủ
Trà Vinh: Cần nỗ lực cao nhất để giải quyết các vấn đề cấp thiết tại vùng đồng bào DTTS

Trà Vinh: Cần nỗ lực cao nhất để giải quyết các vấn đề cấp thiết tại vùng đồng bào DTTS

“Tỉnh Trà Vinh cần nỗ lực cao nhất để giải quyết căn bản những vấn đề bức thiết đặt ra trong thực tiễn, tạo sinh kế, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống và làm giàu trên quê hương mình; đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, cận nghèo…”. Đó là chỉ đạo của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Trà Vinh lần thứ IV, năm 2024, với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, diễn ra ngày 29/11.
Diễn đàn Điều phối lần 2: Thu hút nguồn vốn ODA và vay ưu đãi cho vùng đồng bào DTTS và miền núi 2026 - 2030

Diễn đàn Điều phối lần 2: Thu hút nguồn vốn ODA và vay ưu đãi cho vùng đồng bào DTTS và miền núi 2026 - 2030

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 17:03, 29/11/2024
Sáng 28/11, tại thành phố Hòa Bình, Ủy ban Dân tộc tổ chức Diễn đàn Điều phối lần 2 với chủ đề “Thu hút nguồn vốn ODA và vay ưu đãi cho vùng đồng bào DTTS và miền núi 2026 - 2030". Ông Y Thông - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì diễn đàn.
Quốc hội khóa XV thông qua Luật Địa chất và khoáng sản

Quốc hội khóa XV thông qua Luật Địa chất và khoáng sản

Thời sự - Hoàng Quý - 16:58, 29/11/2024
Sáng 29/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, với 93,11% tổng số Đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Địa chất và khoáng sản.
Quốc hội khóa XV thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Quốc hội khóa XV thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Thời sự - Hoàng Quý - 16:57, 29/11/2024
Sáng 29/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, với 93,53% tổng số Đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Không tìm thấy chất ma túy trong hơn 3.000 viên nén thu được ở bờ biển Quảng Ngãi

Không tìm thấy chất ma túy trong hơn 3.000 viên nén thu được ở bờ biển Quảng Ngãi

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 16:54, 29/11/2024
Công an tỉnh Quảng Ngãi kết luận, không tìm thấy chất ma túy thường gặp trong 3.017 viên nén dạt vào bờ biển Quảng Ngãi.
Quảng Ninh: Tổ chức lớp dạy hát then, đàn tính năm 2024 tại huyện vùng cao Tiên Yên

Quảng Ninh: Tổ chức lớp dạy hát then, đàn tính năm 2024 tại huyện vùng cao Tiên Yên

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 16:53, 29/11/2024
Từ 26/11 đến 22/12, UBND xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) tổ chức lớp truyền dạy hát Then, đàn Tính dân tộc Tày năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị Làng Văn hóa dân tộc Tày, thôn Đồng Đình, xã Phong Dụ năm 2024”.
Độc đáo Lễ cúng nhà dài của đồng bào Ê Đê

Độc đáo Lễ cúng nhà dài của đồng bào Ê Đê

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Độc đáo lễ cúng nhà dài của đồng bào Ê Đê. Nhiều nông dân Bắc Kạn kinh doanh thành công trên nền tảng số. Người trẻ giữ hồn văn hóa Chu Ru. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đánh giá sau giám sát Chương trình MTQG 1719 tại Ninh Thuận

Đánh giá sau giám sát Chương trình MTQG 1719 tại Ninh Thuận

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 16:51, 29/11/2024
Sáng 29/11, tại TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị đánh giá sau giám sát Dự án 1, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) tại tỉnh Ninh Thuận.
Quảng Nam: Có 287 thôn đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu

Quảng Nam: Có 287 thôn đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 16:50, 29/11/2024
Theo thông tin từ UBND tỉnh Quảng Nam, sau 3 năm (2022 - 2024) thực hiện bộ tiêu chí thôn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025 gắn với mô hình miền quê đáng sống, toàn tỉnh có 287 thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Quốc hội khóa XV thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Quốc hội khóa XV thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Thời sự - Hoàng Quý - 16:48, 29/11/2024
Chiều 29/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, với 92,07% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi). Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đấu thầu

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đấu thầu

Thời sự - Hoàng Quý - 16:47, 29/11/2024
Chiều 29/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, với 92,69% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Trà Vinh lần thứ IV, năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Trà Vinh lần thứ IV, năm 2024

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 16:21, 29/11/2024
Sáng 29/11, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Trà Vinh lần thứ IV, năm 2024 đã chính thức khai mạc. Đến dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội có Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh. Cùng tham dự Đại hội, có đại diện lãnh đạo một số Vụ, đơn vị và Văn phòng thuộc Ủy ban Dân tộc.