Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gìn giữ điệu trống mừng Xuân trên miền đất Tổ

Ngọc Ánh - 08:52, 27/01/2025

Múa trống đu là một di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Mường ở Phú Thọ. Đây là món ăn tinh thần không thể thiếu của người Mường mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Hiện nay, múa trống đu đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa phổ biến của người Mường trong các dịp hội hè, lễ Tết, mừng nhà mới, cầu mùa, mừng thọ… Di sản này đã được Dự án 6 Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) hỗ trợ kinh phí để bảo tồn, truyền dạy, phát huy trong cộng đồng.

Diễn xướng dân gian múa trống đu của dân tộc Mường huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. Ảnh Nguyễn Chí Thành
Diễn xướng dân gian múa trống đu của dân tộc Mường huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. Ảnh Nguyễn Chí Thành

Điệu múa mừng Xuân

Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) Nguyễn Mạnh Hoạch, người đã có hơn 50 năm thực hành và gìn giữ loại hình nghệ thuật múa trống đu độc đáo ở huyện Yên Lập, Phú Thọ cho biết, múa trống đu là loại hình nghệ thuật dân gian, được người Mường lưu truyền từ đời này qua đời khác, trở thành nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mường Yên Lập hôm nay.

Múa trống đu thường có 12 người biểu diễn, trong đó có 3 người đánh trống, 2 anh mõ lộn, 1 anh thợ kèn và 6 nữ múa sênh tiền. Người múa chính mặc trang phục màu đỏ, chít khăn đỏ. Người phụ họa mặc trang phục và chít khăn màu nâu đỏ. Tiết tấu của múa trống đu khi dồn dập, khi uyển chuyển. Người múa trống biểu diễn các động tác: lăn trống, vần trống, tung trống, vê trống, gõ trống… rất điệu nghệ, thuần thục, tạo nên âm thanh sôi động, cuốn hút mọi người đến chiêm ngưỡng, cổ vũ.

Ở huyện Yên Lập, NNƯT Nguyễn Mạnh Hoạch được coi là “bậc thầy” trong việc thực hành và gìn giữ nghệ thuật múa trống đu. Ông là người sáng tạo, cải biên ra tiết tấu nhịp trống ban đầu từ 3,4 lên nhịp 7,8 để đẩy nghệ thuật gõ trống đến mức cao trào. Trong đội múa, ông giữ vai trò múa trống chính giữ nhịp cho toàn đội. Người múa chính và người múa phụ họa vừa múa vừa đánh trống sao cho nhịp trống khớp với các động tác nhảy múa.

Nghệ nhân Mạnh Hoạch cho biết, cái khó nhất của múa trống đu không chỉ ở trình độ nghệ thuật biểu diễn mà đòi hỏi người múa phải có một sức khỏe dẻo dai, một sự cảm thụ sâu sắc về ý nghĩa của điệu múa mới có thể thực hiện nhiều động tác khó, điêu luyện như nằm ôm trống bằng hai chân, tung trống lên cao đón trống bằng chân, bồng trống, kẹp trống vào hai chân rồi quay vòng tròn cùng trống giống như hình tượng người cha đang bế đứa con, đùa giỡn, nựng chiều.

Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Mạnh Hoạch biểu diễn múa trống đu.
Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Mạnh Hoạch biểu diễn múa trống đu.

Trao truyền di sản

Để bảo tồn, truyền dạy nghệ thuật múa trống đu, từ năm 1986 đến nay, NNƯT Nguyễn Mạnh Hoạch đã đứng ra truyền dạy nghệ thuật biểu diễn múa trống đu cho trên 600 học trò người Mường là thành viên các đội văn nghệ trên địa bàn huyện Yên Lập.

Tại xã Đồng Thịnh, NNƯT Nguyễn Mạnh Hoạch tập hợp được một đội văn nghệ dân gian gồm 15 người cả nam lẫn nữ thường xuyên luyện tập, tham gia biểu diễn phục vụ Nhân dân vào các ngày lễ, Tết, các sự kiện văn hóa chính trị tại địa phương. Các đợt liên hoan, hội thi, hội diễn văn nghệ của xã và huyện tổ chức đều có sự góp mặt của đội múa trống đu.

Không chỉ dạy múa cho các đội văn nghệ quần chúng, NNƯT Nguyễn Mạnh Hoạch còn được mời truyền dạy múa trống đu cho các cháu học sinh tại Trường THCS Đồng Thịnh. Mỗi tuần 2 buổi, ông đến trường dạy các cháu cách gõ trống, múa trống, hướng dẫn các cháu về kỹ năng cảm thụ âm thanh, lắng nghe tiết tấu để phân biệt từng trường đoạn cụ thể, từ đó chuyển thành kỹ năng múa, bài múa hoàn hảo. Đến nay, nhiều cháu đã có thể tham gia biểu diễn tự tin trước công chúng.

Triển khai Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của các DTTS để phát triển du lịch, thuộc Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021-2030, từ năm 2022, cùng với nghệ thuật múa chuông, múa rùa của dân tộc Dao, múa trống đu của dân tộc Mường ở huyện Yên Lập đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hỗ trợ kinh phí để nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn.

NNƯT Nguyễn Mạnh Hoạch giảng dạy trong lớp tập huấn do Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ tổ chức.
NNƯT Nguyễn Mạnh Hoạch giảng dạy trong lớp tập huấn do Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ tổ chức.

Tiếp đến, năm 2023, Dự án 6 đã hỗ trợ cho tỉnh Phú Thọ mở lớp truyền dạy nghệ thuật múa trống đu, múa sênh tiền và hò đu cho cộng đồng người Mường tại huyện Yên Lập. NNƯT Nguyễn Mạnh Hoạch cùng 11 nghệ nhân của xã Đồng Thịnh được mời đứng lớp truyền dạy nghệ thuật múa trống đu cho 88 học viên là nghệ nhân, cán bộ văn hoá, thành viên các CLB văn hoá, văn nghệ dân tộc Mường huyện Yên Lập.

Ông Đinh Quang Hùng, Chủ tịch UBND xã Đồng Thịnh cho biết, việc tổ chức lớp truyền dạy góp phần lan tỏa những giá trị văn hóa đặc sắc và niềm tự hào của đồng bào dân tộc Mường ở Yên Lập, tạo tiền đề cho các địa phương tổ chức, nhân rộng loại hình di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc này trong cộng đồng dân tộc Mường, từng bước tạo thành sản phẩm du lịch độc đáo tại địa phương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đền thờ Po Nit: Nơi hồi sinh ký ức Hoàng tộc Chăm giữa đời thường

Đền thờ Po Nit: Nơi hồi sinh ký ức Hoàng tộc Chăm giữa đời thường

Đền thờ Po Nit, Di tích lịch sử cấp quốc gia được xếp hạng từ năm 2000, nằm tại thôn Bình Hiếu, xã Bắc Bình, tỉnh Lâm Đồng. Đây là nơi người Chăm địa phương hương khói phụng thờ, hiện do Chủ tịch UBND xã Phan Hiệp (cũ) Hắc Văn Quang Huy làm Trưởng Ban quản lý.
Tin nổi bật trang chủ
Một xã có tới hai quy hoạch – dự án mắc kẹt

Một xã có tới hai quy hoạch – dự án mắc kẹt

Thanh Kỳ là xã miền núi, tỉnh Thanh Hoá, cư dân chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái, đời sống kinh tế phụ thuộc vào cây lâm nghiệp. Mặc dù là địa phương có tiềm năng lớn về lâm nghiệp, nhưng đến nay trên địa bàn chưa có nhà máy, công ty nào hoạt động. Qua nhiều năm nghiên cứu, khảo sát, một dự án đầu tư nhà máy chế biến gỗ đã được đề xuất, song lại đang vướng mắc do chồng chéo quy hoạch.

"Dạt dào vùng đất Cà Mau – 80 năm Quốc khánh, tự hào quê ta"

Xã hội - Như Tâm - 14 phút trước
"Dạt dào vùng đất Cà Mau – 80 năm Quốc khánh, tự hào quê ta", là chủ đề tỉnh Cà Mau dự kiến tham gia Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội toàn quốc nhân dịp kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 – 02/9/2025), diễn ra từ ngày 28/8 đến 05/9/2025, tại Trung tâm Triển lãm Quốc gia (Cổ Loa, Hà Nội).
Sơn La: Mỗi người một tay, xã nghèo đổi thay

Sơn La: Mỗi người một tay, xã nghèo đổi thay

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Thư - 27 phút trước
Được sự đỡ đầu của cơ quan, đơn vị, các xã nghèo trên địa bàn tỉnh Sơn La đã có những chuyển biến tích cực. Cùng với vốn đầu tư của Chương trình MTQG 1719, nhiều xã không chỉ thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn mà đã “về đích” nông thôn mới.
Lạng Sơn: Nhiều mục tiêu, chỉ tiêu Dự án 8 vượt kế hoạch

Lạng Sơn: Nhiều mục tiêu, chỉ tiêu Dự án 8 vượt kế hoạch

Tin tức - Minh Anh - 1 giờ trước
Sau 4 năm triển khai thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn Lạng Sơn đã đạt nhiều chỉ tiêu, mục tiêu cốt lõi.
Điểm danh những học sinh miền núi xứ Thanh đạt điểm

Điểm danh những học sinh miền núi xứ Thanh đạt điểm "khủng" trong các kỳ thi

Giáo dục - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Bằng ý chí và khát vọng theo đuổi ước mơ, những học sinh vùng núi xứ Thanh đã vượt lên hoàn cảnh, nỗ lực không ngừng để tỏa sáng trên hành trình tri thức.
Dông lốc đi qua, làng chài ở xã vùng biên ở Quảng Ngãi tan hoang

Dông lốc đi qua, làng chài ở xã vùng biên ở Quảng Ngãi tan hoang

Tin tức - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Mưa và dông lốc đã làm sập, tốc mái 9 nhà bè và nhiều lồng nuôi cá của các hộ dân ở làng chài trên lòng hồ Sê San, thuộc thôn 7, xã Ia Tơi, tỉnh Quảng Ngãi.
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Bữa cơm ấm áp ngày lũ của đồng bào Thái bản Vẽ

Bữa cơm ấm áp ngày lũ của đồng bào Thái bản Vẽ

Phóng sự - Thanh Hải - 3 giờ trước
Hàng trăm hộ dân người Thái ở bản Vẽ, xã Yên Na (Nghệ An) được sơ tán tránh lũ an toàn trong những căn phòng học cao tầng chắc chắn. Bữa ăn ngày tránh lũ có canh, thịt kho và xôi. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đã lấp lánh tình người, sự sẻ chia, trách nhiệm của chính quyền địa phương với bà con dân bản.
Đền thờ Po Nit: Nơi hồi sinh ký ức Hoàng tộc Chăm giữa đời thường

Đền thờ Po Nit: Nơi hồi sinh ký ức Hoàng tộc Chăm giữa đời thường

Sắc màu 54 - Lâm Tấn Bình - 3 giờ trước
Đền thờ Po Nit, Di tích lịch sử cấp quốc gia được xếp hạng từ năm 2000, nằm tại thôn Bình Hiếu, xã Bắc Bình, tỉnh Lâm Đồng. Đây là nơi người Chăm địa phương hương khói phụng thờ, hiện do Chủ tịch UBND xã Phan Hiệp (cũ) Hắc Văn Quang Huy làm Trưởng Ban quản lý.
Thể chế đi trước, chính sách tốt..., mở đường cho phát triển

Thể chế đi trước, chính sách tốt..., mở đường cho phát triển

Pháp luật - Mạnh Cường - 3 giờ trước
Trong giai đoạn 2022-2025, Vụ Pháp chế đã làm tốt công tác tham mưu, giúp Lãnh đạo Bộ Dân tộc và Tôn giáo về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Thanh Hóa: Khắc phục sạt lở các tuyến đường miền núi bị chia cắt

Thanh Hóa: Khắc phục sạt lở các tuyến đường miền núi bị chia cắt

Tin tức - Quỳnh Trâm - 4 giờ trước
Bão số 3 gây mưa lớn diện rộng tại tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt ở khu vực miền núi, khiến nhiều tuyến đường bị sạt lở, ngập lụt, chia cắt cục bộ.
Người dân miền núi phấn khởi được giao dịch giải quyết hành chính tại xã

Người dân miền núi phấn khởi được giao dịch giải quyết hành chính tại xã

Trang địa phương - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Đến thời điểm này, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đã đi vào hoạt động được gần 1 tháng. Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến làm các thủ tục hành chính, các xã phường trên địa bàn tỉnh Lào Cai ưu tiên bố trí cán bộ có trình độ, nhiều kinh nghiệm xử lý công vụ, biết tiếng địa phương làm việc tại Trung tâm phục vụ hành chính công.