Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giải pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các DTTS trong giai đoạn hiện nay

Tuấn Ninh - Kim Anh - 19:21, 19/11/2022

Sáng 19/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra Hội thảo “Giải pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các DTTS trong giai đoạn hiện nay”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các DTTS Việt Nam khu vực phía Bắc lần thứ nhất, năm 2022.

Toàn cảnh Hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo

Trang phục chứa đựng nhiều giá trị, bản sắc

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ VHTT&DL) Nguyễn Thị Hải Nhung cho biết, các DTTS có truyền thống văn hóa phong phú, độc đáo, đa dạng đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Trong đó, trang phục là thành tố văn hóa chứa đựng nhiều giá trị, bản sắc; là một trong những dấu hiệu quan trọng để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác.

Trải qua các thời kỳ lịch sử, các DTTS đã tạo dựng được bản sắc riêng qua trang phục. Mỗi dân tộc đều có những bộ y phục riêng, đẹp, độc đáo, thấm nhuần các giá trị truyền thống mỗi tộc người. Người phụ nữ Mông, Dao, Pà Thẻn, La Hủ... với bộ y phục màu sắc rực rỡ kết hợp với các hình thức trang trí đã tạo ra hiệu quả màu sắc, âm thanh. Thông qua trang phục truyền thống, các DTTS không chỉ thể hiện được “gu” thẩm mỹ mà còn phản ánh được tín ngưỡng, tôn giáo, nhân sinh quan, thế giới quan, thậm chí là cả cội nguồn hình thành, phát triển của dân tộc mình.

 Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ VHTT&DL) Nguyễn Thị Hải Nhung phát biểu đề dẫn Hội thảo
Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ VHTT&DL) Nguyễn Thị Hải Nhung phát biểu đề dẫn Hội thảo

Tuy nhiên trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, cùng với sự giao thoa về văn hóa, sự tác động của kinh tế thị trường, cánh cửa giao thương được mở rộng với nhiều nước trên thế giới; sự tiếp cận với các nền văn hóa khác nhau thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, đồng bào các DTTS ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi những giá trị mới làm thay đổi nhận thức, thị hiếu thẩm mỹ.

Trang phục các dân tộc đang có sự biến đổi một cách nhanh chóng. Nhiều dân tộc không còn giữ được bản sắc văn hóa của trang phục truyền thống, nhất là những tộc người có số dân rất ít người, những tộc người sinh sống ở những địa bàn có sự giao thoa, ảnh hưởng văn hóa cao… Mức độ sử dụng trang phục truyền thống của dân tộc, nhất là ở thế hệ trẻ cũng ngày càng ít dần. Vì thế, việc bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống nói chung, trang phục truyền thống các DTTS nói riêng, làm thế nào để các DTTS, thế hệ trẻ có ý thức, trách nhiệm hơn trong việc lựa chọn các giá trị văn hóa… là vấn đề đã và đang đặt ra với nhiều thách thức.

Quyền Trưởng Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam Trịnh Ngọc Chung nêu rõ, đồng bào DTTS cần sử dụng trang phục truyền thống của dân tộc mình thường xuyên mới có thể giúp nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị của trang phục truyền thống
Quyền Trưởng Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam Trịnh Ngọc Chung nêu rõ, đồng bào DTTS cần sử dụng trang phục truyền thống của dân tộc mình thường xuyên mới có thể giúp nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị của trang phục truyền thống

Tạo ra không gian, môi trường văn hóa thích hợp để bảo tồn trang phục

Tại Hội thảo, các chuyên gia trong lĩnh vực đã tập trung thảo luận một số vấn đề như lý luận, thực tiễn trong bảo tồn, phát huy giá trị trong trang phục truyền thống của đồng bào DTTS; giải pháp, khuyến nghị nhằm phục hồi trang phục truyền thống đối với các dân tộc không còn giữ được trang phục của dân tộc; chính sách cần có để góp phần bảo tồn, phát huy trang phục các dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế….

Ông Đinh Xuân Thắng - Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền (Ủy ban Dân tộc) chỉ ra thực trạng hiện nay chỉ trong các dịp lễ, tết, hội, đồng bào mới mặc trang phục truyền thống, nhưng được may bằng vải công nghiệp với nhiều chủng loại, hoa văn giống nhau, bày bán trên thị trường. Việc không sử dụng trang phục truyền thống dân tộc mình ngày càng phổ biến ở một số dân tộc, nhất là nhóm dân tộc có dân số ít.

“Trang phục truyền thống của một số dân tộc bị pha tạp nhiều cả về chất liệu và kiểu dáng, dẫn đến khó phân biệt trang phục của dân tộc nào. Nguyên nhân là bởi nhiều người cho rằng sự cầu kỳ, rườm rà trong các bộ trang phục truyền thống vừa gây bất tiện cho công việc, sinh hoạt, vừa gây tốn kém. Trong khi đó, những bộ trang phục bán sẵn khá tiện dụng, giá thành rẻ. Điều đó khiến đồng bào không còn mặn mà với nghề truyền thống. Các nghệ nhân biết nghề dệt và may trang phục truyền thống ngày càng mai một”, ông Đinh Xuân Thắng cho biết.

Ts. Nguyễn Thị Song Hà - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phát biểu tại Hội thảo
Ts. Nguyễn Thị Song Hà - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Ts. Nguyễn Thị Song Hà - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho hay: Khi môi trường và không gian văn hóa thay đổi, trang phục và nhiều thành tố văn hóa của các DTTS như tiếng nói, nhà ở, phong tục... không còn không gian thích hợp để tồn tại, phát huy.

“Muốn bảo tồn, phát huy các thành tố văn hóa truyền thống ấy trong đời sống, cần tôn trọng và tạo ra không gian, môi trường văn hóa thích hợp. Với trang phục thì đó là lễ hội truyền thống của từng cộng đồng, ngày hội văn hóa riêng của từng dân tộc hoặc các dân tộc, để thường xuyên giao lưu giữa các cộng đồng với nhau. Đây cũng chính là cơ hội để đồng bào các dân tộc chung vui, tự hào khoe sắc trong các bộ trang phục truyền thống...”, Ts. Nguyễn Thị Song Hà nêu. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Văn Lãng (Lạng Sơn): Tập huấn Chương trình MTQG 1719 đợt 2 năm 2023

Văn Lãng (Lạng Sơn): Tập huấn Chương trình MTQG 1719 đợt 2 năm 2023

Ngày 19/9, tại Trụ sở UBND huyện Văn Lãng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Ủy ban MTTQ huyện Văn Lãng tổ chức hội nghị tập huấn, thông tin, tuyên truyền về công tác đối ngoại Nhân dân và người Việt Nam ở nước ngoài; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021- 2030 (Chương trình MTQG 1719).
Tin nổi bật trang chủ
Văn Lãng (Lạng Sơn): Tập huấn Chương trình MTQG 1719 đợt 2 năm 2023

Văn Lãng (Lạng Sơn): Tập huấn Chương trình MTQG 1719 đợt 2 năm 2023

Tin tức - Văn Hoa - 1 giờ trước
Ngày 19/9, tại Trụ sở UBND huyện Văn Lãng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Ủy ban MTTQ huyện Văn Lãng tổ chức hội nghị tập huấn, thông tin, tuyên truyền về công tác đối ngoại Nhân dân và người Việt Nam ở nước ngoài; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021- 2030 (Chương trình MTQG 1719).
Nỗ lực và thành công của Việt Nam đã truyền cảm hứng mạnh mẽ

Nỗ lực và thành công của Việt Nam đã truyền cảm hứng mạnh mẽ

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Brazil, chiều 24/9 (giờ địa phương), tại thủ đô Brasilia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Pedro de Olivera, Tổng thư ký và các thành viên của Hội Hữu nghị Brazil-Việt Nam.
Yên Bái phấn đấu nằm trong nhóm 5 tỉnh phát triển hàng đầu của Vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Yên Bái phấn đấu nằm trong nhóm 5 tỉnh phát triển hàng đầu của Vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Thời sự - Tào Đạt - Vàng Ni - 3 giờ trước
Đây là mục tiêu mà Yên Bái đề ra trong Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, phấn đấu phát triển nhanh, bền vững theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.
Mang Tết Trung thu đến với trẻ em vùng cao biên giới Mèo Vạc

Mang Tết Trung thu đến với trẻ em vùng cao biên giới Mèo Vạc

Xã hội - Văn Hoa - Minh Đức - 22:51, 24/09/2023
Nhằm để các em thiếu nhi nơi vùng cao biên giới Mèo Vạc được tận hưởng một mùa Trung thu rộn ràng, ấm áp và đong đầy yêu thương, vừa qua, Đoàn thiện nguyện Thanh Maika và những người bạn (Thành phố Hà Nội) phối hợp UBND xã Pải Lủng tổ chức chương trình “Trung thu cao nguyên đá” cho hơn 1.000 em học sinh liên trường của xã.
Bình Thuận: Phổ biến, cung cấp thông tin cho Người có uy tín và cán bộ làm công tác dân tộc ở cơ sở

Bình Thuận: Phổ biến, cung cấp thông tin cho Người có uy tín và cán bộ làm công tác dân tộc ở cơ sở

Công tác Dân tộc - L.Phương - 22:46, 24/09/2023
Ngày 24/9, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Hội nghị tập huấn phổ biến, cung cấp thông tin cho 87 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS và cán bộ, công chức thuộc các Phòng Dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Tin trong ngày - 22/9/2023

Tin trong ngày - 22/9/2023

Bản tin hôm nay, ngày 22/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc. Lễ hội trà Shan tuyết lớn nhất miền Bắc. Hủy hoại cây rừng bằng thuốc độc ở huyện Bác Ái (Ninh Thuận). Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
An Giang: Khai Giảng lớp đào tạo kỹ năng tiếng Khmer cho cán bộ Bộ đội Biên phòng

An Giang: Khai Giảng lớp đào tạo kỹ năng tiếng Khmer cho cán bộ Bộ đội Biên phòng

Công tác Dân tộc - Như Tâm - Lê Vũ - 22:42, 24/09/2023
Ngày 24/9, tại Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang phối hợp với Sở Nội vụ và Trường Dân tộc nội trú - Trung học phổ thông tỉnh An Giang tổ chức Lễ khai giảng lớp 4 kỹ năng tiếng Khmer cho cán bộ trong đơn vị.
Đồng bào Dao cải thiện thu nhập từ các bài thuốc cổ truyền

Đồng bào Dao cải thiện thu nhập từ các bài thuốc cổ truyền

Media - Trọng Bảo - 22:33, 24/09/2023
Đồng bào Dao đỏ ở Lào Cai sở hữu một kho tàng tri thức về cây thuốc rất có giá trị trong tự nhiên. Trải qua bao thế hệ, kinh nghiệm về những cây thuốc dân gian vẫn được lưu truyền, gìn giữ. Các bài thuốc cổ truyền không chỉ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng trong thôn bản, mà hiện nay đã và đang được bà con khai thác, chế biến thành các sản phẩm đa dạng cũng ứng cho thị trường mang lại thu nhập, cải thiện đời sống.
Khám phá bảo tàng duy nhất về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định

Khám phá bảo tàng duy nhất về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định

Media - Lê Vũ – Trần Linh - 22:32, 24/09/2023
Vừa được chính thức đi vào hoạt động từ cuối tháng 8/2023, tuy nhiên, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định đã thành địa chỉ tham quan thu hút đông đảo du khách, đặc biệt là các bạn trẻ trong thời gian gần đây. Cùng Báo Dân tộc và Phát triển khám phá bảo tàng duy nhất ở Việt Nam về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định.
Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào DTTS thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào DTTS thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Media - Ngọc Chí - 22:32, 24/09/2023
Với phương châm “ba bám, bốn cùng”, lực lượng Bội đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kon Tum đã và đang triển khai nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, từng bước giúp cho đồng bào DTTS ở khu vực biên giới vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống ấm no và hạnh phúc.
Ngày hội văn hóa, thể thao thanh niên Việt Nam - Lào tại Bình Định

Ngày hội văn hóa, thể thao thanh niên Việt Nam - Lào tại Bình Định

Tin tức - T.Nhân - 22:30, 24/09/2023
Ngày 24/9, tại huyện miền núi Vân Canh (Bình Định), Tỉnh đoàn Bình Định tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao thanh niên Việt Nam - Lào với sự tham gia hưởng ứng của hơn 250 đoàn viên, thanh niên, sinh viên Việt Nam và Lào.