Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giá trị của văn hóa trong Quy hoạch tổng thể quốc gia

PV - 11:07, 05/03/2023

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Những quan điểm phát triển được Nghị quyết xác định rõ: Phát triển bao trùm, nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và phát triển kinh tế tuần hoàn.

Đồng bào dân tộc trình diễn dân vũ tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Đồng bào dân tộc trình diễn dân vũ tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm quốc phòng, an ninh... Quan điểm phát triển, trong đó có “lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững”, coi văn hóa là trụ cột trong phát triển bền vững, là quan điểm thật sự xuất phát từ văn hóa và gắn liền với sự phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Quy hoạch tổng thể quốc gia có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển đất nước. Trên cơ sở quy hoạch này, các quy hoạch vùng, tỉnh, ngành mới được triển khai, tạo thành hệ thống đồng bộ, bảo đảm cho sự phát triển chung, thống nhất của cả nước. Văn hóa là lĩnh vực vừa có tính bao trùm, vừa liên quan trực tiếp và gián tiếp đến tất cả các lĩnh vực của xã hội cho nên khi xem xét bất kỳ một quy hoạch nào cũng cần tính toán đến yếu tố văn hóa. Thí dụ, khi kinh tế được tính toán dựa vào văn hóa, kinh tế sẽ khai thác được những giá trị của văn hóa để tạo ra tính độc đáo của sản phẩm và lợi thế cạnh tranh.

Trong 7 định hướng phát triển ngành hạ tầng xã hội cấp quốc gia, Quy hoạch xác định rõ, phát triển văn hóa thật sự là nền tảng tinh thần của xã hội; phát triển mạng lưới cơ sở văn hóa quốc gia đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa của nhân dân và gắn với việc hình thành, phát triển các không gian văn hóa của đất nước.

Xây dựng các cơ sở văn hóa quốc gia trở thành những thương hiệu mạnh, có sức cạnh tranh, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc; đồng thời thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của đất nước. Các bảo tàng quốc gia, thư viện cấp quốc gia, các cơ sở nghệ thuật biểu diễn quốc gia sẽ được xây dựng, cải tạo, nâng cấp theo hướng đồng bộ, hiện đại.

Đầu tư phát triển, tôn tạo, bảo tồn các di sản văn hóa, nhất là các di sản được UNESCO công nhận. Hình thành kinh tế thể thao chuyên nghiệp; phát triển mạng lưới cơ sở thể dục thể thao quốc gia đồng bộ, hiện đại, có một số công trình xây dựng đạt tiêu chuẩn quốc tế...

Bên cạnh đó, trong các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030, cũng có ý kiến đề xuất các chỉ tiêu nên có sự định lượng cụ thể, chi tiết hơn. Nếu so với lĩnh vực khác có các chỉ tiêu rất cụ thể (nhờ đó dễ đánh giá khi thực hiện quy hoạch), như y tế “đến năm 2030, đạt 35 giường bệnh và 19 bác sĩ trên một vạn dân; tỷ lệ giường bệnh tư nhân đạt 15%”, thì việc không có chỉ tiêu định lượng khiến lĩnh vực văn hóa khó được quan tâm cụ thể, khó có thể huy động nguồn lực cho những dự án, công trình văn hóa quan trọng, tạo dấu ấn cho sự phát triển nền văn hóa quốc gia.

Song, cuối cùng và quan trọng nhất vẫn là tổ chức triển khai hiệu quả quy hoạch. Để văn hóa được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội thì việc đặt yếu tố văn hóa trong Quy hoạch tổng thể quốc gia là hết sức cần thiết. Kỳ vọng khi thực hiện quy hoạch đặc biệt quan trọng này, giá trị văn hóa sẽ góp phần phát huy tối đa lợi thế vùng, miền; để văn hóa thực sự là động lực và nguồn lực phát triển quan trọng của đất nước như Đại hội XIII của Đảng đã xác định.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có một gia đình người Thái bao đời luôn trân trọng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc, của gia đình như một di sản văn hóa quý giá. Đặc biệt, các thế hệ trong gia đình này luôn ý thức truyền nghề cho hế hệ sau. Cô gái trẻ Sầm Thị Tình là thế hệ thứ tư đã khởi nghiệp và bước đầu đã gặt hái những trái ngọt từ nghề truyền thống của gia đình
Tin nổi bật trang chủ
Núi Cánh Diều - Một di tích danh thắng quốc gia bị lãng quên

Núi Cánh Diều - Một di tích danh thắng quốc gia bị lãng quên

Tìm trong di sản - Thiên An - 1 giờ trước
Núi Cánh Diều ở phường Thanh Bình, TP. Ninh Bình được xếp hạng Di tích Danh thắng quốc gia năm 1962, là một trong “tứ đại danh sơn” của TP. Ninh Bình. Tuy nhiên hiện nay, Núi Cánh Diều đang bị lãng quên.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý

Tin tức - T.Hợp - 1 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 28/3/2023 về tăng cường công tác quản lý tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý.
708 đối tượng phạm tội về tham nhũng, chức vụ trong quý I/2023

708 đối tượng phạm tội về tham nhũng, chức vụ trong quý I/2023

Pháp luật - PV - 1 giờ trước
Trong quý I/2023, lực lượng Công an phát hiện 218 vụ, 708 người phạm tội về tham nhũng và chức vụ. Thông tin này được Bộ Công an cho biết chiều 28/3/2023, tại cuộc họp báo về tình hình, kết quả các mặt công tác Công an quý I/2023, nhiệm vụ công tác trọng tâm thời gian tới.
Bắc Giang quan tâm phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Bắc Giang quan tâm phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Kinh tế - PV - 1 giờ trước
Theo UBND tỉnh Bắc Giang, tỉnh tập trung thực hiện, bảo đảm tiến độ, hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn năm 2023.
Phước Sơn (Quảng Nam): Bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín

Phước Sơn (Quảng Nam): Bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín

Người có uy tín - PV - 2 giờ trước
Ngày 28 - 29/3, tại huyện Phước Sơn, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với họ, những trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Hỗ trợ phụ nữ nông thôn tiếp cận với nước sạch và vệ sinh

Hỗ trợ phụ nữ nông thôn tiếp cận với nước sạch và vệ sinh

Xã hội - PV - 2 giờ trước
Ngày 28/3, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội thảo với chủ đề "Giải pháp hỗ trợ phụ nữ tiếp cận với nước sạch và vệ sinh ở khu vực nông thôn".
Công tác dân nguyện đã góp phần tăng cường niềm tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước

Công tác dân nguyện đã góp phần tăng cường niềm tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước

Thời sự - PV - 22:10, 28/03/2023
Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập (17/3/2003 - 17/3/2023) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Media - Trọng Bảo - 21:16, 28/03/2023
Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với họ, những trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Sắc màu 54 - Tấn Vịnh - 21:12, 28/03/2023
Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có một gia đình người Thái bao đời luôn trân trọng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc, của gia đình như một di sản văn hóa quý giá. Đặc biệt, các thế hệ trong gia đình này luôn ý thức truyền nghề cho hế hệ sau. Cô gái trẻ Sầm Thị Tình là thế hệ thứ tư đã khởi nghiệp và bước đầu đã gặt hái những trái ngọt từ nghề truyền thống của gia đình
Công tác dân vận vùng đồng bào DTTS trước hết phải làm cho người dân “ưng cái bụng”

Công tác dân vận vùng đồng bào DTTS trước hết phải làm cho người dân “ưng cái bụng”

Công tác Dân tộc - Thành Nhân - 21:02, 28/03/2023
Phú Yên có 3 huyện miền núi: Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh, có đông đồng bào DTTS sinh sống. Mỗi dân tộc có phong tục, tập quán riêng, nên chính quyền và các hội, đoàn thể ở địa phương luôn xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận. Cán bộ nói bà con nghe, tin tưởng và “ưng cái bụng”. Nhờ vậy, tình hình an ninh chính trị ở vùng đồng bào DTTS luôn được giữ vững, cuộc sống của bà con ngày càng ấm no, diện mạo nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc.