Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giá lợn hơi đã giảm còn 63.000 – 69.000 đồng/kg

NA - 09:36, 02/08/2022

Giá lợn hơi đã có 1 tuần lao dốc mạnh, giảm tới 7.000 đồng/kg và mất mốc 70.000 đồng/kg. Giá lợn hơi hôm nay giao dịch phổ biến quanh mốc 63.000 - 69.000 đồng/kg. Lợn hơi tại miền Bắc tiếp tục giảm rải rác tại nhiều địa phương.

Giá lợn hơi hôm nay giao dịch phổ biến quanh mốc 63.000 - 69.000 đồng/kg
Giá lợn hơi hôm nay giao dịch phổ biến quanh mốc 63.000 - 69.000 đồng/kg

Giá lợn hơi hôm nay giao dịch phổ biến quanh mốc 63.000 - 69.000 đồng/kg. Tại khu vực miền Bắc, giá lợn hơi hôm nay điều chỉnh giảm 1.000 đồng/kg tại một vài nơi và dao động trong khoảng 65.000 - 69.000 đồng/kg. Cụ thể, các tỉnh Yên Bái, Nam Định và Ninh Bình cùng giảm 1.000 đồng/kg và đang được thu mua ở mức 66.000 đồng/kg. Các tỉnh thành còn lại giá lợn hơi hiện dao động quanh mốc trung bình là 67.000 đồng/kg. Trong đó, mức giá cao nhất 69.000 đồng/kg được ghi nhận tại Bắc Giang, mức giá thấp nhất khu vực 65.000 đồng/kg được ghi nhận tại Hà Nam.

Tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, giá lợn hơi hôm nay giảm cao nhất 2.000 đồng/kg so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 - 68.000 đồng/kg. Theo đó, sau khi hạ nhẹ một giá, tại Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Nam và Khánh Hòa thương lái hiện đang thu mua lợn hơi lần lượt với giá 66.000 đồng/kg và 67.000 đồng/kg. Cùng giảm 2.000 đồng/kg, tại Quảng Ngãi, Lâm Đồng và Quảng Bình giá lợn hơi xuống mức tương ứng lần lượt là 62.000 đồng/kg, 65.000 đồng/kg và 66.000 đồng/kg. Mức giá cao nhất khu vực 68.000 đồng/kg được ghi nhận tại Bình Định và Bình Thuận.

Cùng chung xu hướng thị trường với khu vực miền Bắc, miền Trung – Tây Nguyên, tại khu vực miền Nam, giá lợn hơi hôm nay giảm từ 1.000 - 5.000 đồng/kg và dao động trong khoảng 62.000 - 68.000 đồng/kg.

Hiện tại, thương lái tại Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Bến Tre cùng giảm nhẹ 1.000 đồng/kg xuống còn 63.000 - 65.000 đồng/kg. Theo đó, cùng giảm 2.000 đồng/kg so với ngày hôm qua, các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bình Phước và Bình Dương hiện đang thu mua lợn hơi tương ứng là 63.000 đồng/kg và 65.000 đồng/kg. Tỉnh Tây Ninh ghi nhận mức giảm cao nhất 5.000 đồng/kg về mức 62.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. An Giang hiện là địa phương ghi nhận mức giá lợn hơi cao nhất khu vực 68.000 đồng/kg.

* Tại cuộc họp báo vừa diễn ra hôm qua (1/8) tại Hà Nội, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTN) cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc phối hợp với Bộ Công Thương và các địa phương tăng cường kiểm soát giá thịt lợn, bình ổn nguồn cung thực phẩm, Bộ NN&PTNT đã có văn bản gửi Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chỉ đạo ngăn chặn, xử lý các trường hợp vận chuyển lợn trái phép qua biên giới.

Đồng thời, cử các đoàn công tác kiểm tra tại các tỉnh biên giới và một số địa phương chăn nuôi trọng điểm. Nhìn chung, việc thẩm lậu lợn sống qua biên giới đã được siết chặt tuy nhiên vẫn còn tình trạng lợn thẩm lậu qua biên giới sau khi được giết mổ.

 7 tháng đầu năm 2022, tổng đàn lợn cả nước tăng 4,8%, đàn gia cầm tăng 1,6%, đàn bò tăng 2,6%. Sản lượng thịt cả năm dự kiến đạt 7 triệu tấn, trứng 18,4 tỷ quả, sữa 1,3 triệu tấn. Những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ vắc xin dịch tả lợn châu Phi, theo đó, giúp đẩy mạnh tốc độ tái đàn lợn trên phạm vi cả nước, phấn đấu tổng số lợn giết mổ cả năm vượt mức 51 triệu con của năm 2021. Do đó, sẽ không thiếu nguồn cung mặt hàng thịt lợn, từ giờ đến Tết Nguyên đán.

Từ nay đến cuối năm, Bộ NN&PTNT phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tăng cường kiểm soát giá thịt lợn, đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bình Định: Làng nghề truyền thống tất bật vào vụ Tết

Bình Định: Làng nghề truyền thống tất bật vào vụ Tết

Thị xã An Nhơn (Bình Định) được mệnh danh là “vùng đất trăm nghề”, với nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như: Làng nghề bánh, bún; làng nghề rượu Bàu Đá; làng nghề gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu… Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, cũng là lúc không khí ở các làng nghề trở nên tấp nập, rộn ràng hơn.
Tuyển sinh sai tiêu chí, 4 cán bộ ở miền núi Thanh Hóa bị khởi tố

Tuyển sinh sai tiêu chí, 4 cán bộ ở miền núi Thanh Hóa bị khởi tố

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 5 giờ trước
Tuyển sinh 36 học sinh không đúng quy định, cựu Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) và thuộc cấp dưới ở huyện vùng cao Quan Hóa (Thanh Hóa) gây thiệt hại ngân sách nhà nước 1,2 tỷ đồng.
Sóc Trăng: Chung tay chăm lo Tết cho người nghèo

Sóc Trăng: Chung tay chăm lo Tết cho người nghèo

Nhịp cầu nhân ái - Tào Đạt - Văn Long - 5 giờ trước
Ngày 10/1, Đồn Biên phòng Trung Bình, An Thạnh Ba và Hải đội 2 Biên phòng, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị đồng hành tổ chức Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” năm 2025.

"Biệt đội’ cứu hộ xe 0 đồng ở Hội An, Quảng Nam

Gương sáng giữa cộng đồng - T.Nhân - H.Trường - 7 giờ trước
Làm nhiều công việc khác nhau, nhưng các anh đều có chung mong muốn giúp đỡ những người gặp sự cố về xe cộ trong đêm nên đã thành lập nhóm SOS Hội An. Hơn 3 năm nay, hàng nghìn lượt ô tô, xe máy của người dân không may gặp sự cố trong đêm được Đội của các anh hỗ trợ kịp trời, với chi phí chỉ bằng... một nụ cười.
Kon Tum: Lãng phí khi hàng loạt trụ sở công bỏ hoang, xuống cấp

Kon Tum: Lãng phí khi hàng loạt trụ sở công bỏ hoang, xuống cấp

Media - Ngọc Chí - 7 giờ trước
Sau khi các sở, ban, ngành của tỉnh Kon Tum chuyển đến khu Trung tâm hành chính mới và các đơn vị trực thuộc UBND Tp. Kon Tum sáp nhập lại thì nhiều trụ sở công nằm ở các vị trí đắc địa, ngay trung tâm Tp. Kon Tum bị bỏ hoang, xuống cấp, gây lãng phí. Đặc biệt, có trụ sở đã bị kẻ gian đột nhập lấy trộm đồ đạt và trở thành nơi tụ tập của các đối tượng nghiện hút, trộm cắp. Một số hình ảnh phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển ghi nhận.
Cục Phát triển, Bộ Quốc phòng Campuchia thăm, chúc Tết Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang

Cục Phát triển, Bộ Quốc phòng Campuchia thăm, chúc Tết Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang

Tin tức - Tào Đạt - Tiến Vinh - 7 giờ trước
Nhân dịp đầu năm mới 2025, Đoàn công tác Cục Phát triển, Bộ Quốc phòng Campuchia do Trung tướng Ouk Hoeun Pisey - Cục trưởng, dẫn đầu, đã đến thăm, chúc Tết, tặng quà cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang.
Kon Tum: Lãng phí khi hàng loạt trụ sở công bỏ hoang, xuống cấp

Kon Tum: Lãng phí khi hàng loạt trụ sở công bỏ hoang, xuống cấp

Sau khi các sở, ban, ngành của tỉnh Kon Tum chuyển đến khu Trung tâm hành chính mới và các đơn vị trực thuộc UBND Tp. Kon Tum sáp nhập lại thì nhiều trụ sở công nằm ở các vị trí đắc địa, ngay trung tâm Tp. Kon Tum bị bỏ hoang, xuống cấp, gây lãng phí. Đặc biệt, có trụ sở đã bị kẻ gian đột nhập lấy trộm đồ đạt và trở thành nơi tụ tập của các đối tượng nghiện hút, trộm cắp. Một số hình ảnh phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển ghi nhận.
Màu hoa lửa chênh chao

Màu hoa lửa chênh chao

Nghề nghiệp - Việc làm - Tiêu Dao - 7 giờ trước
Từ thế hệ này sang thế hệ khác, nghề rèn xứ Cố Đô thủa xưa được giữ lại cho đến tận bây giờ, bất chấp những đổi thay của thời cuộc. Dẫu nhiều khốn khó và nặng nhọc, nhưng nhờ nghề này nhiều người dân tại các làng nghề đã phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, vừa có thu nhập lại vừa giữ được nghề của cha ông truyền lại.
Thanh toán không dùng tiền mặt ở huyện vùng biên

Thanh toán không dùng tiền mặt ở huyện vùng biên

Media - BDT - 7 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay ngày 11/1/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Đón Xuân sớm ở vùng biên Đắk Lắk. Thanh toán không dùng tiền mặt ở huyện vùng biên. Làng Ba Na chuẩn bị đón Tết. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Làng nghề truyền thống tất bật vào vụ Tết

Bình Định: Làng nghề truyền thống tất bật vào vụ Tết

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 8 giờ trước
Thị xã An Nhơn (Bình Định) được mệnh danh là “vùng đất trăm nghề”, với nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như: Làng nghề bánh, bún; làng nghề rượu Bàu Đá; làng nghề gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu… Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, cũng là lúc không khí ở các làng nghề trở nên tấp nập, rộn ràng hơn.
Thống Nhất (Đồng Nai): Giải pháp để đồng bào DTTS phát triển bền vững

Thống Nhất (Đồng Nai): Giải pháp để đồng bào DTTS phát triển bền vững

Công tác Dân tộc - Duy Chí - 8 giờ trước
Trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai có đến 24 thành phần DTTS. Đồng bào DTTS sinh sống đan xen trên địa bàn rộng, cách xa trung tâm tỉnh. Với đặc thù này, mặc dù có những khó khăn nhất định trong việc tổ chức các hoạt động đầu tư, hỗ trợ chính sách dân tộc, tuy nhiên bà con sống đan xen với các thành phần dân tộc khác nên việc học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu khoa học kỹ thuật áp dụng trong sản xuất, kinh doanh khá thuận lợi. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng để đến nay huyện Thống Nhất đã nâng GRDP đạt trên 80 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 1,66%.
Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo: Lan tỏa yêu thương dịp Tết Ất Tỵ 2025

Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo: Lan tỏa yêu thương dịp Tết Ất Tỵ 2025

Tin tức - Thúy Hồng - 8 giờ trước
Chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” sẽ được tổ chức vào ngày 19/1/2025, tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. Đây là sự kiện mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, kết nối truyền thống văn hóa với tinh thần sẻ chia và đoàn kết giữa các cộng đồng dân tộc.