Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Việc xem xét thông qua dự thảo nghị quyết nhằm bình ổn giá trong thực hiện chiến lược phát triển KT-XH

PV - 10:06, 06/07/2022

Sáng ngày 06/7, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên họp xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Dự phiên họp có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, đại diện Kiểm toán Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng một số bộ, ngành hữu quan.

Điều hành phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, xăng dầu là loại vật tư chiến lược, đồng thời là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, việc quản lý giá xăng dầu được thực hiện theo nguyên tắc thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, đúng theo quy định trong Luật Giá. Đây cũng là mặt hàng trong diện Nhà nước bình ổn giá, Nhà nước sử dụng các công cụ như Quỹ bình ổn giá, thuế, trợ giá... để điều chỉnh giá. Giá xăng dầu có tác động mạnh mẽ tới tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, vì vậy, trong bối cảnh giá dầu thế giới tăng cao như hiện nay, việc bình ổn giá là hết sức quan trọng.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, phiên họp này được tổ chức nhằm đưa ra biện pháp thiết thực và kịp thời trong bình ổn giá xăng, dầu, mỡ nhờn, qua đó góp phần thực hiện chiến lược phục hồi, phát triển kinh tế xã hội, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng, giảm chi phí cho doanh nghiệp và cho người dân.

Kịp thời ổn định giá xăng dầu, hỗ trợ phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh

Trình bày Tờ trình của Chính phủ về Dự án Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, từ đầu năm 2022, giá dầu thô và giá xăng dầu thành phẩm thế giới có xu hướng tăng cao, giá xăng dầu bán lẻ trong nước đã được điều chỉnh 17 lần, trong đó giá xăng tăng 13 lần và giảm 4 lần, có 2 lần giảm ngay sau khi thực hiện giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn theo Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 ngày 23/3/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đặc biệt, tại kỳ điều chỉnh ngày 21/6/2022, giá xăng trong nước thiết lập mức cao nhất trong lịch sử.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, với việc giá dầu thô thế giới vẫn đang tiếp tục duy trì ở mức trên 100 USD/thùng, giá bán lẻ xăng dầu tại Việt Nam nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới, gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế do chi phí nguyên vật liệu, chi phí vận tải tăng cao. Bên cạnh đó, việc giá xăng dầu tăng cũng có tác động lớn đến các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải, lĩnh vực sản xuất sử dụng xăng dầu làm nguyên vật liệu đầu vào do xăng dầu chiếm tỷ trọng cao và tác động mạnh vào giá thành sản xuất, từ đó sẽ tác động làm tăng giá cả hàng hóa, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ tăng lên và tạo áp lực lên lạm phát, ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của người dân, tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế và ảnh hưởng đến mục tiêu phục hồi tổng thể nền kinh tế sau dịch Covid-19. Vì vậy, cần có giải pháp kịp thời để thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong năm 2022, cũng như kiểm soát lạm phát trong 6 tháng cuối năm.

Về cơ cấu giá cơ sở xăng dầu và nguồn cung xăng dầu, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, theo quy định tại Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01/11/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, giá cơ sở xăng dầu được tính dựa trên 04 yếu tố: Giá xăng dầu thành phẩm thế giới; Các khoản chi phí và lợi nhuận định mức; Mức trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu; Các khoản thuế.

Để giảm giá xăng dầu, về cơ bản có thể sử dụng giải pháp điều chỉnh chính sách thuế, tuy nhiên đây là giải pháp tình thế chỉ nên áp dụng trong ngắn hạn vì giá xăng dầu trong nước có tính biến động và phụ thuộc chủ yếu vào giá xăng dầu thế giới. Ngoài ra, giá xăng dầu trong nước còn chịu ảnh hưởng của yếu tố cung - cầu thị trường. Nguồn cung xăng dầu nước ta hiện nay từ hai nguồn là nguồn nhập khẩu và nguồn sản xuất trong nước, trong đó, nguồn cung xăng dầu từ sản xuất trong nước chiếm từ 70% - 75% tổng nguồn cung xăng dầu cả nước. Nguồn cung xăng dầu nhập khẩu phụ thuộc vào nguồn cung thế giới và tình hình chính trị thế giới. Do đó, để hạn chế tác động của diễn biến giá xăng dầu thế giới đối với thị trường trong nước thì cần thiết phải đảm bảo chủ động, ổn định nguồn cung xăng dầu từ khai thác, sản xuất trong nước. Theo đó, song song với các giải pháp tài chính là thực hiện giảm thuế, thì cần thực hiện các biện pháp đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước.

Chia sẻ về kinh nghiệm quốc tế trong việc ổn định giá xăng dầu, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, tùy vào bối cảnh cụ thể của từng quốc gia, các nước đã thực hiện điều chỉnh chính sách thuế với các biện pháp như giảm thuế giá trị gia tăng; giảm thuế tiêu thụ đặc biệt; trợ giá năng lượng; đưa ra gói hỗ trợ các hộ gia đình, doanh nghiệp bị tổn thương thông qua giải pháp hỗ trợ bằng tiền mặt…

Bộ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh, xăng dầu vừa là mặt hàng chiến lược, quan trọng, vừa là mặt hàng thiết yếu, có tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân, tác động trực tiếp đến ổn định kinh tế vĩ mô. Việc giá xăng dầu tăng cao sẽ gây áp lực lớn đến chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như chi tiêu của người dân; trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân còn khó khăn thì cần có giải pháp điều hành để ổn định giá xăng dầu trong nước. Để góp phần ổn định giá xăng dầu thì việc điều chỉnh thuế với mặt hàng xăng dầu là cần thiết. Từ các sắc thuế cơ cấu trong giá cơ sở xăng dầu nêu trên thì có thể thực hiện điều chỉnh đối với sắc thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng và thuế bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, việc điều chỉnh thuế đối với mặt hàng xăng dầu cũng cần phải được cân nhắc, tính toán cẩn trọng trên nhiều mặt, đảm bảo không làm sai lệch vai trò, chức năng của từng sắc thuế đang thu đối với mặt hàng xăng dầu.

Từ những căn cứ trên, để đảm bảo tính kịp thời trong việc ổn định giá xăng dầu trong nước trước biến động của giá xăng dầu thế giới, góp phần kiềm chế lạm phát, góp phần hỗ trợ phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn. Theo đó, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhóm xăng, dầu, mỡ nhờn xuống mức sàn trong khung thuế đến hết ngày 31/12/2022 như sau: Xăng: Giảm từ 2.000 đồng/lít xuống mức sàn 1.000 đồng/lít; Nhiên liệu bay: Giảm từ 1.500 đồng/lít xuống mức sàn 1.000 đồng/lít; Dầu diesel: Giảm từ 1.000 đồng/lít xuống mức sàn 500 đồng/lít; Dầu mazut, dầu nhờn: Giảm từ 1.000 đồng/lít xuống mức sàn 300 đồng/lít; Mỡ nhờn: Giảm từ 1.000 đồng/kg xuống mức sàn 300 đồng/kg; Dầu hỏa: Giữ mức 300 đồng/lít vì đây là mức sàn trong khung mức thuế. Từ ngày 01/01/2023, mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Toàn cảnh phiên họp
Toàn cảnh phiên họp

Cần chủ động hơn với việc điều hành giá xăng dầu trong nước

Thẩm tra Tờ trình của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường cho biết, Đa số ý kiến trong Uỷ ban Tài chính - Ngân sách thống nhất với đề nghị của Chính phủ trong việc trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, điều chỉnh giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn so với quy định hiện hành để kịp thời góp phần tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh giá xăng dầu trong nước đang tăng cao hiện nay.

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng việc Chính phủ tiếp tục đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường là chưa thật sự phù hợp với bản chất và nguyên tắc tính thuế của thuế bảo vệ môi trường, dễ tạo dư luận cho rằng Việt Nam không sẵn sàng thực hiện giảm tác động có hại đến môi trường. Về sự cần thiết, Tờ trình của Chính phủ có đề cập nguyên nhân về xu thế tăng giá dầu thô và xăng dầu thành phẩm trên thế giới. Với đỉnh điểm giá dầu thô thế giới vào tháng 3/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 18/UBTVQH ngày 23/3/2022 để điều chỉnh giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu với hiệu lực áp dụng từ 1/4/2022. Vì vậy, Chính phủ cần chủ động hơn trong các biện pháp điều hành giá xăng dầu trong nước theo thẩm quyền, trong đó đặc biệt là các biện pháp điều chỉnh về thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mà cho đến nay vẫn chưa được Chính phủ thực hiện.

Về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn, căn cứ tình hình giá xăng dầu trên thị trường trong nước và để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, đa số ý kiến trong Uỷ ban Tài chính - Ngân sách nhất trí giảm thuế về mức sàn trong Biểu khung thuế suất như đề nghị của Chính phủ.

Về cơ sở xác định mức độ giảm thuế, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho biết, một số ý kiến cho rằng, Tờ trình của Chính phủ chưa báo cáo, tổng kết, đánh giá đầy đủ việc thực hiện Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15, mới chỉ nêu khái quát về việc giảm giá bán xăng dầu trong 2 kỳ điều chỉnh giá, chưa đánh giá kỹ về các căn cứ tác động đến việc giảm giá xăng dầu (do điều chỉnh chính sách thuế, do giá xăng dầu trên thị trường thế giới giảm,...) đồng thời, chưa cung cấp đầy đủ thông tin về số lần điều chỉnh tăng và mức tăng mỗi lần điều chỉnh giá xăng, dầu trong thời gian qua; chưa cung cấp thông tin liên quan đến tác động của việc giảm thuế đối với chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đời sống của nhân dân, chưa đánh giá mức độ đạt được của các mục tiêu đề ra khi ban hành chính sách,... dẫn đến chưa đủ căn cứ khẳng định việc trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết để tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn là giải pháp “có hiệu quả nhất”.

Về tỷ trọng thuế trong giá xăng dầu bán ra, Tờ trình của Chính phủ nêu so với nhiều nước trên thế giới, tỷ trọng thuế trong giá cơ sở xăng dầu của nước ta hiện nay vẫn thấp hơn mức bình quân chung, nhất là sau khi mức thuế bảo vệ môi trường được điều chỉnh theo Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho hay, một số ý kiến cho rằng, với tỷ trọng thuế trong giá xăng dầu thấp hơn nhiều so với mức bình quân chung của nhiều quốc gia trên thế giới thì việc đề xuất giảm thuế là không thực sự thuyết phục vì nếu thuế chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong giá bán thì việc giảm thuế có thể không thực sự tác động lớn đến việc giảm giá bán xăng dầu, không đạt được mục tiêu đặt ra trong điều chỉnh chính sách thuế song lại ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu ngân sách nhà nước. Do đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị Chính phủ báo cáo, giải trình rõ hơn về nội dung này.

Bên cạnh đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho biết, hiện nay, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp về Dự thảo Nghị định của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN), trong đó dự kiến giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với xăng từ mức 20% xuống 12%. Việc giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN này sẽ là một hỗ trợ tích cực, góp phần làm giảm giá xăng trên thị trường trong nước bên cạnh các biện pháp giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu.

Trên cơ sở ý kiến tham gia của các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị Chính phủ khẩn trương hoàn thiện Dự thảo Nghị định để ban hành và kịp thời đưa vào áp dụng trước khi tiếp tục trình Quốc hội các đề xuất giảm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng như dự kiến của Chính phủ./.



Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hàng chục ngôi nhà ở vùng miền núi Nghệ An bị hư hỏng do mưa đá và lốc xoáy

Hàng chục ngôi nhà ở vùng miền núi Nghệ An bị hư hỏng do mưa đá và lốc xoáy

Trận lốc xoáy kèm mưa đá đã gây hư hại một số nhà ở, hoa màu của nhân dân các xã thuộc huyện Kỳ Sơn, Anh Sơn (Nghệ An). Chính quyền địa phương đang nỗ lực bám sát địa bàn, hướng dẫn và hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống.
Ngoại hạng Anh: Liverpool hụt hơi trong cuộc đua vô địch sau trận thua Crystal Palace

Ngoại hạng Anh: Liverpool hụt hơi trong cuộc đua vô địch sau trận thua Crystal Palace

Thể thao - Hoàng Minh - 1 phút trước
Vòng 33 Ngoại hạng Anh đã chứng kiến bất ngờ, khi Liverpool để thua Crystal Palace ngay trên sân nhà. Sau thất bại này, Liverpool đã không thể hoàn thành mục tiêu đòi lại vị trí số 1 trên Bảng xếp hạng hiện đang do Man City nắm giữ.
Hàng chục ngôi nhà ở vùng miền núi Nghệ An bị hư hỏng do mưa đá và lốc xoáy

Hàng chục ngôi nhà ở vùng miền núi Nghệ An bị hư hỏng do mưa đá và lốc xoáy

Tin tức - An Yên - 5 phút trước
Trận lốc xoáy kèm mưa đá đã gây hư hại một số nhà ở, hoa màu của nhân dân các xã thuộc huyện Kỳ Sơn, Anh Sơn (Nghệ An). Chính quyền địa phương đang nỗ lực bám sát địa bàn, hướng dẫn và hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống.
Số lượng lớn bò tót đã được phát hiện thông qua bẫy ảnh ở Vườn Quốc gia Phước Bình

Số lượng lớn bò tót đã được phát hiện thông qua bẫy ảnh ở Vườn Quốc gia Phước Bình

Tin tức - Minh Nhật (t/h) - 10 phút trước
Tại Vườn Quốc gia Phước Bình, thông qua bẫy ảnh, nhóm nghiên cứu đã ghi nhận được dấu vết của loài bò tót trong khu vực của Vườn, với số lượng khá lớn.
Lạng Sơn: Họp báo công bố Quy hoạch tỉnh và Xúc tiến đầu tư năm 2024

Lạng Sơn: Họp báo công bố Quy hoạch tỉnh và Xúc tiến đầu tư năm 2024

Tin tức - Tuấn Trình - 29 phút trước
Ngày 15/4, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức họp báo công bố Quy hoạch tỉnh và Xúc tiến đầu tư năm 2024. Ông Dương Xuân Huyên - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham dự họp báo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Lạng Sơn và các cơ quan thông tấn báo chí trung ương, địa phương.
Bổ nhiệm Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Nông

Bổ nhiệm Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Nông

Tin tức - Minh Thu - 32 phút trước
Ngày 15/4, UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức Lễ công bố quyết định bổ nhiệm Trưởng Ban Dân tộc tỉnh.
Tin trong ngày - 15/4/2024

Tin trong ngày - 15/4/2024

Bản tin Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hàng nghìn lượt người đã về Đền Hùng trước ngày Giỗ Tổ. Nhiều hoạt động ý nghĩa tại “Tết Quân - Dân” mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2024. Nghệ nhân Ma Đình Sung - Người làm nên báu vật ở làng Then. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì giao ban Lãnh đạo Ủy ban tuần 16 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì giao ban Lãnh đạo Ủy ban tuần 16 năm 2024

Tin tức - Hoàng Quý - 35 phút trước
Ngày 15/4, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh chủ trì họp giao ban Lãnh đạo Ủy ban tuần 16 năm 2024. Tham dự họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Y Thông, Y Vinh Tơr, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc UBDT.
Trao tặng tủ sách nhân ái cho các em học sinh vùng cao

Trao tặng tủ sách nhân ái cho các em học sinh vùng cao

Xã hội - Quỳnh Trâm - 41 phút trước
Với mong muốn góp phần thúc đẩy sự phát triển của thế hệ trẻ thông qua hành trình lan tỏa văn hóa đọc và tăng cường tiếp cận tri thức, Công ty TNHH Thiết kế thương mại DLS đã trao tặng tủ sách nhân ái đến 28 trường tiểu học miền núi tại 2 huyện miền núi Yên Minh (Hà Giang), Quan Sơn (Thanh Hóa).

"Biệt đội tóc dài" đồng hành với người dân vùng biên

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 44 phút trước
Bất chấp cái nắng gay gắt giữa tháng 4, gác lại công việc gia đình, các nữ đoàn viên dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới Việt - Lào, huyện Nam Giang (Quảng Nam), vẫn hàng ngày miệt mài hỗ trợ người dân tháo dỡ nhà cũ, vận chuyển vật liệu cùng nhiều tài sản của người dân vùng nguy cơ sạt lở đến nơi ở mới an toàn, không chút quản ngại nặng nhọc.
Ngọc Hồi (Kon Tum): Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn chậm tiến độ, người dân ở gần bãi rác khốn khổ vì ô nhiễm

Ngọc Hồi (Kon Tum): Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn chậm tiến độ, người dân ở gần bãi rác khốn khổ vì ô nhiễm

Pháp luật - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Thời gian gần đây, Báo Dân tộc và Phát triển nhận được nhiều thông tin phản ánh của người dân ở thôn 2, xã Đăk Kan, huyện Ngọc Hồi về tình trạng ô nhiễm từ Khu xử lý rác thải. Người dân đang phải gồng mình chịu cảnh sống chung với ô nhiễm môi trường. Điều mà đáng lẽ ra đã được xử lý dứt điểm trong năm 2023, bởi huyện Ngọc Hồi đã đầu tư Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn của huyện (cách khu xử lý rác cũ khoảng 10 km, thuộc xã Đăk Kan) và theo kế hoạch là hoàn thành và đưa vào sử dụng tháng 7/2023.
Lạng Sơn: Giám đốc Trung tâm Sát hạch lái xe tham gia đường dây làm giấy tờ giả

Lạng Sơn: Giám đốc Trung tâm Sát hạch lái xe tham gia đường dây làm giấy tờ giả

Pháp luật - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Khi lực lượng Công an kiểm tra, Bùi Như Thường đã giao nộp 72 bộ hồ sơ đề nghị sát hạch lái xe A1, trong đó có giấy khám sức khỏe khống.