Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

"Gia cố" vùng phên giậu phía Bắc: Nhận diện những nguy cơ tiềm ẩn (Bài 1)

Sỹ Hào - 18:39, 09/07/2021

Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) là địa bàn phên giậu quốc gia, đồng thời là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển nhanh và bền vững. Dẫu vậy, hiện đây vẫn là vùng “lõi nghèo” của cả nước. Điều kiện kinh tế khó khăn đã tạo áp lực đến nhiều lĩnh vực xã hội, quốc phòng, an ninh. Điều này đòi hỏi phải có “cú hích” đủ mạnh về cơ chế, chính sách để phát triển vùng TD&MNPB, từ đó gia cố thêm sức mạnh cho vùng phên giậu này.

Cán bộ Đồn Biên phòng Mường Nhà, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Điện Biên, tăng cường công tác tuyên truyền bảo vệ an ninh biên giới
Cán bộ Đồn Biên phòng Mường Nhà, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Điện Biên, tăng cường công tác tuyên truyền bảo vệ an ninh biên giới


Thiếu tư liệu sản xuất, thiếu việc làm, thu nhập bấp bênh, tỷ lệ hộ nghèo cao,… đang là thực tế ở nhiều địa bàn thuộc vùng TD&MNPB. Đây là những “điểm nghẽn” khiến khu vực này luôn tiềm ẩn nguy cơ bất ổn về an ninh trật tự, an ninh biên giới.

“Lõi nghèo” của cả nước

Vùng TD&MNPB bao gồm 14 tỉnh, gồm: Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình. Trong đó có 7 tỉnh (Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn) có đường biên giới trên đất liền với nước bạn Trung Quốc và Lào.

Phải khẳng định, TD&MNPB là vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước, là “phên giậu” của Tổ quốc. Đây cũng là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển, có tài nguyên thiên nhiên đa dạng, có nhiều di sản văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS).

Nhưng tiếc rằng, TD&MNPB hiện vẫn là “lõi nghèo” của cả nước. Kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) công bố tại Quyết định số 576/QĐ-LĐTBXH ngày 18/5/2021 cho thấy, cả nước hiện có 761.322 hộ nghèo thì riêng vùng TD&MNPB có đến 321.200 hộ nghèo (trong đó khu vực Tây Bắc có 128.961 hộ, khu vực Đông Bắc có 192.239 hộ).

Nhiều thôn bản ở vùng TD&MNPB còn trong diện đặc biệt khó khăn (Trong ảnh: Bản Pá Trả, xã Pá Khoang dù thuộc TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, nhưng hiện vẫn chưa có điện lưới)
Nhiều thôn bản ở vùng TD&MNPB còn trong diện đặc biệt khó khăn (Trong ảnh: Bản Pá Trả, xã Pá Khoang Dù thuộc TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, nhưng hiện vẫn chưa có điện lưới)

Vị chi, vùng TD&MNPB đang chiếm tới gần một nửa số hộ nghèo của cả nước. Đó là chưa kể, hiện toàn quốc có 986.658 hộ cận nghèo thì vùng TD&MNPB cũng chiếm tới 264.211 hộ.

Đáng chú ý là, kết quả điều tra, rà soát của Bộ LĐTB&XH cho thấy, trong 761.322 hộ nghèo của cả nước hiện nay thì có 466.610 hộ nghèo là người DTTS, chiếm tỷ lệ 61,29%. Nhưng ở vùng TD&MNPB, hộ nghèo hiện nay cơ bản đều là hộ đồng bào DTTS.

Trong đó, khu vực Tây Bắc có 126.196/128.961 hộ nghèo là người DTTS, chiếm tỷ lệ 97,86%; khu vực Đông Bắc có 158.257/192.239 hộ nghèo là người DTTS, chiếm tỷ lệ 81,97%. Toàn vùng gồm 14 tỉnh thì có 9 tỉnh có hộ nghèo chủ yếu là hộ người DTTS (Hà Giang: 99,43%; Cao Bằng: 99,71%; Lạng Sơn: 94,55%; Lào Cai: 92,02%; Bắc Kạn: 95,53%; Sơn La: 98,56%; Điện Biên: 99,03%; Lai Châu: 98,92%; Hòa Bình: 92,42%).

Nhiều nguy cơ tiềm ẩn

Thực trạng nghèo ở vùng TD&MNPB dù rất đáng báo động, nhưng cũng không quá khó hiểu. Thiếu đất sản xuất, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn,… cùng với khí hậu khắc nghiệt, địa hình chia cắt, thường xuyên xảy ra thiên tai, là những nguyên cớ khiến công tác giảm nghèo ở khu vực này cứ trầy trượt như người leo núi mùa mưa.

Theo Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vùng TD&MNPB có 196 xã biên giới đất liền thuộc 24 huyện của 7 tỉnh. Giai đoạn 2021 – 2025, các xã khu vực biên giới đất liền của vùng TD&MNPB hầu hết đều nằm trong danh sách các xã khu vực III (xã đặc biệt khó khăn) vùng DTTS và miền núi, theo Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Báo cáo số 732/BC-UBDT, ngày 10/6/2021 của Ủy ban Dân tộc về “Tổng kết Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020” gửi Thủ tướng Chính phủ, vùng TD&MNPB hiện có 34.748 hộ thiếu đất sản xuất (tỉnh Yên Bái chưa có thống kê). 

Cũng theo báo cáo này, toàn vùng hiện còn 107.482 hộ đang ở nhà dột nát cần hỗ trợ (tỉnh Thái Nguyên chưa có thống kê); 252.987 hộ thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh (tỉnh Phú Thọ chưa có thống kê)…

Đặc biệt, Báo cáo số 732/BC-UBDT, ngày 10/6/2021 của Ủy ban Dân tộc cũng chỉ rõ, trong tổng số hơn 14,2 triệu người DTTS của cả nước, thì vẫn còn khoảng 21% người chưa đọc thông, viết thạo tiếng Việt. Đa số các cộng đồng DTTS chưa đọc thông, viết thạo tiếng Việt chủ yếu sinh sống ở vùng TD&MNPB. 

Trong đó, dân tộc Hà Nhì có 49,50% dân số chưa đọc thông, viết thạo tiếng Việt; tỷ lệ này ở dân tộc La Hủ là 65,60%; dân tộc Lự là 57,20%; dân tộc Cờ Lao là 50,20%; dân tộc Mảng là 66,20%;… Chưa đọc thông, viết thạo tiếng Việt là rào cản để người dân tiếp cận chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước.

Đời sống kinh tế khó khăn cùng với rào cản trong tiếp cận thông tin của một bộ phận người dân sinh sống ở vùng sâu, vùng xa khiến vùng TD&MNPB, nhất là ở các địa bàn giáp biên, luôn tiềm ẩn nguy cơ bất ổn về an ninh, trật tự. Trong đó, các loại tội phạm liên quan đến ma túy, mua bán người, xuất – nhập cảnh trái phép, … đang là những thách thức lớn đến việc bảo đảm an ninh trật tự, an ninh biên giới ở khu vực này.

Đồn Biên phòng Mường Nhà (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) lập chốt kiểm tra, ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép, phòng chống dịch Covid – 19, tháng 5/2021
Đồn Biên phòng Mường Nhà (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) lập chốt kiểm tra, ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép, phòng chống dịch Covid – 19, tháng 5/2021

Đặc biệt, trong Báo cáo số 732/BC-UBDT, ngày 10/6/2021 về “Tổng kết Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020”, Ủy ban Dân tộc đã nhấn mạnh, ở vùng đồng bào DTTS và miền núi nói chung, vùng TD&MNPB nói riêng, các đối tượng phản động trong và ngoài nước vẫn chưa từ bỏ âm mưu, chiến lược “diễn biến hòa bình”, thành lập các “nhà nước”, “vương quốc” tự trị; lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng để lường gạt, lôi kéo, kích động đồng bào, gây mất trật tự và đoàn kết dân tộc. Một số tà đạo, đạo lạ vẫn lén lút hoặc ngang nhiên hoạt động, tranh giành gây ảnh hưởng lẫn nhau, làm mất bản sắc văn hóa tốt đẹp của một số dân tộc.

Rõ ràng, đây là thực tế cần được các cấp ngành, địa phương đặc biệt lưu tâm, có những quyết sách mạnh mẽ để gia cố vùng phên giậu TD&MNPB. Trong đó, đầu tiên và trên hết là cần có những chính sách mang tính đột phá để khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng, từng bước làm giàu đời sống vật chất lẫn tinh thần của đồng bào các DTTS trong vùng.

(Nội dung thông tin, tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Ngày 2/4, tại Trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã có buổi làm việc về một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Tại buổi làm việc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, công tác phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc Quốc hội phải theo phương châm phối hợp nhịp nhàng, dân chủ, cùng nhau tìm ra chân lý, để đi đến thống nhất, có như vậy thì sự nghiệp công tác dân tộc mới đi đến sự đồng thuận, đạt được thắng lợi.
Các địa phương chú trọng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào DTTS

Các địa phương chú trọng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 5 giờ trước
Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho đồng bào DTTS đã và đang được các địa phương chú trọng, tăng cường. Công tác tuyên truyền PBGDPL cũng được thực hiện sáng tạo, phù hợp với đặc điểm, tình hình vùng đồng bào DTTS và miền núi, từ đó nâng cao nhận thức pháp luật trong đồng bào DTTS, góp phần ổn định an ninh trật tự, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo ở cơ sở.
Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thời sự - PV - 19:35, 02/04/2025
Chiều 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã chủ trì Phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Thời sự - PV - 17:50, 02/04/2025
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 2/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia.
Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tin tức - Ngọc Thu - 16:47, 02/04/2025
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tính đến ngày 30/3, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng, sửa chữa 4.289/8.485 nhà, đạt 50,55% kế hoạch.
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 16:39, 02/04/2025
Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Du lịch - Minh Nhật - 16:10, 02/04/2025
Được thiết kế dành riêng cho dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các tour du lịch không chỉ góp phần phát huy ý nghĩa, giá trị văn hóa lịch sử của các điểm đến mà còn mang tính giáo dục sâu sắc, góp phần nâng cao nhận thức và lòng tự hào dân tộc.
Đắk Lắk: Người có uy tín phát huy vai trò đoàn kết ở buôn làng

Đắk Lắk: Người có uy tín phát huy vai trò đoàn kết ở buôn làng

Dân tộc - Tôn giáo - Lê Hường - 16:02, 02/04/2025
Gương mẫu, đi đầu trong mọi phong trào, đồng hành cùng đồng bào DTTS trong cuộc sống, sinh hoạt, lao động sản xuất...; đội ngũ Người có uy tín tỉnh Đắk Lắk được ví như “trung tâm đoàn kết” của buôn làng, là hạt nhân đặc biệt góp phần củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thanh minh trong tiết tháng Ba

Thanh minh trong tiết tháng Ba

Sắc màu 54 - Đức Hồng - 16:01, 02/04/2025
Từ xa xưa, Tết Thanh minh (được tổ chức vào mùng 3 tháng Ba Âm lịch hằng năm) đã trở thành ngày lễ quan trọng, thiêng liêng đối với người Việt. Đối với đồng bào Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng, Tết Thanh minh là một trong những ngày Tết lớn sau Tết Nguyên đán. Đây không chỉ là dịp tưởng nhớ tổ tiên mà còn là lúc con cháu sum vầy, thấm tình gắn kết dòng tộc.
Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Pháp luật - Phạm Tiến - 15:49, 02/04/2025
Từ năm 2024 đến nay, nhiều hộ đồng bào DTTS tham gia Dự án trồng cây dược liệu quý (trồng cây gấc) ở huyện A Lưới , TP. Huế rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Đất trồng cây gấc đã san ủi, hố trồng cây gấc đã đào, thế nhưng đơn vị tham gia liên kết sản xuất là Công ty La San lại chưa giao cây giống, vật tư trồng gấc như cam kết.
Xín Mần (Hà Giang): Những tín hiệu tích cực từ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Xín Mần (Hà Giang): Những tín hiệu tích cực từ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Khoa học - Công nghệ - Vũ Mừng - 15:46, 02/04/2025
Những năm gần đây, việc liên kết, chuyển giao và tiếp nhận những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã góp phần gia tăng năng suất và chất lượng cây trồng cho các hộ dân tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.