Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giữ vững “phên giậu” của quốc gia nơi vùng biên Quan Sơn

Quỳnh Chi - 10:01, 30/06/2021

Trước tình hình đại dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, các Đồn Biên phòng (ĐBP) dọc tuyến biên giới trên địa bàn huyện Quan Sơn (Thanh Hóa), những ngày tháng qua luôn đề cao vai trò trách nhiệm, giữ vững an ninh biên giới, vừa kiểm soát người nhập cảnh trái phép, ngăn chặn đại dịch Covid-19 xâm nhập từ nước ngoài.

Chiến sĩ chốt số 2 thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn người dân xã Na Mèo thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống đại dịch Covid-19
Chiến sĩ chốt số 2 thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn người dân xã Na Mèo thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống đại dịch Covid-19

Huyện Quan Sơn có hơn 84km đường biên tiếp giáp với 2 huyện Viêng Xay và Sầm Tớ (Lào). Ngay từ thời điểm đại dịch Covid-19 mới xuất hiện trên thế giới đầu năm 2020, UBND tỉnh Thanh Hóa đã thành lập 2 trạm kiểm soát liên hợp, gồm: Các lực lượng Bộ đội Biên phòng, Ban Chỉ huy Quân sự huyện, Công an huyện, dân quân tự vệ và lực lượng y tế để phối hợp thực hiện phòng, chống dịch bệnh.

Để thực hiện và hoàn thành tốt vai trò, trách nhiệm của mình, các ĐBP như ĐBP cửa khẩu Quốc tế Na Mèo, ĐBP Mường Mìn và ĐBP Tam Thanh... đã thành lập 10 chốt chặn, tăng cường tuần tra kiểm soát khu vực biên giới, tạo thành những lá chắn thép vừa bảo vệ an ninh biên giới, vừa góp phần ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập vào vùng nội địa.

Những ngày cuối tháng 6 nắng như đổ lửa, chúng tôi đến thăm chiến sĩ Biên phòng ở ĐBP cửa khẩu quốc tế Na Mèo, huyện Quan Sơn. Trực tiếp theo chân các chiến sĩ trên đường tuần tra biên giới, càng hiểu thêm được những gian nan, vất vả và sự hy sinh của những người lính nơi biên cương.

Do địa bàn vùng biên hiểm trở và phức tạp, nên các chốt kiểm soát đa số đều phải dựng lều tạm ở các khu vực rừng núi vắng vẻ. Để duy trì lực lượng canh gác 24/24, các chiến sĩ dự trữ sẵn gạo, mắm, muối, cá khô và hái thêm rau, măng rừng để bổ sung thực phẩm cho bữa ăn. Đối với chốt trực, khó khăn lớn nhất là không có điện. Mùa Hè nơi biên giới nắng như thiêu đốt, các chiến sĩ phải tự vật lộn trong nắng nóng để làm nhiệm vụ. Đêm xuống thì còn đỡ, nhưng gặp đêm mưa gió, lán nhỏ không đủ sức chống chọi, cũng không ai ngủ được vì mưa dột, lán ẩm ướt, muỗi bay vo ve, vắt bò lên rào rào.

Đa phần các chiến sĩ Biên phòng đều có gia đình ở các huyện xa. Ở nơi chốt trực, sóng điện thoại chập chờn, không có mạng và điện, do đó việc liên lạc với gia đình cũng đầy khó khăn, có những người lính cả năm vẫn chưa gặp gia đình vì nhiệm vụ.

Thượng tá Hoàng Anh Hiếu, Đồn trưởng ĐBP cửa khẩu Quốc tế Na Mèo cho biết: Từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, cán bộ, chiến sĩ của Đồn đã triển khai ứng trực, luôn ở tâm thế căng mình chống dịch, duy trì các chốt, lán tại tất cả các đường mòn lối mở.

Đơn vị cũng phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của quần chúng Nhân dân vùng biên giới, để mỗi người dân cũng trở thành chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh, góp phần ngăn chặn đại dịch.

Cán bộ, chiến sĩ chốt số 2 cửa khẩu Quốc tế Na Mèo duy trì nghiêm công tác tuần tra, kiểm soát 24/24 giờ để bảo vệ đường biên, mốc giới quốc gia
Cán bộ, chiến sĩ chốt số 2 cửa khẩu Quốc tế Na Mèo duy trì nghiêm công tác tuần tra, kiểm soát 24/24 giờ để bảo vệ đường biên, mốc giới quốc gia

Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, hơn 1 năm qua, các cán bộ, chiến sĩ Biên phòng trên tuyến biên giới huyện Quan Sơn chưa lúc nào ngơi nghỉ. Với việc tuần tra khép kín 24/24 giờ, các chiến sĩ đã giữ bình yên nơi biên giới Tổ quốc, ngăn chặn các trường hợp nhập cảnh trái phép qua đường mòn, lối mở nhằm phòng, chống đại dịch Covid-19. Minh chứng như, qua tuần tra, kiểm soát, Đồn đã phát hiện, xử lý và đưa đi cách ly 44 đối tượng nhập cảnh trái phép, không có trường hợp nào lây lan dịch vào cộng đồng.

Thượng úy Hà Văn Ban đang thực hiện nhiệm vụ tại Trạm kiểm soát liên hợp phòng, chống đại dịch Covid-19 đóng tại xã Na Mèo, chia sẻ: “Đây là trách nhiệm, nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi chiến sĩ với Nhân dân và Tổ quốc nên dù có thử thách đến đâu, chúng tôi cũng vượt qua”...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Trở lại Đăk Wơk Yốp

Trở lại Đăk Wơk Yốp

Trở lại thôn Đăk Wơk Yốp, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy (Kon Tum) hôm nay ai cũng ngỡ ngàng trước sự đổi thay ở nơi đây. Những vạt cỏ úa vàng, những ngôi nhà vắng bóng người năm xưa được thay vào đó là những vạt cà phê, cây ăn trái trĩu quả và những ngôi nhà khang trang. Có được những đổi thay đó là nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, vận động bà con từ bỏ tà đạo Hà Mòn và thực hiện kịp thời các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Tìm lối đi riêng cho xuất khẩu thanh long

Tìm lối đi riêng cho xuất khẩu thanh long

Kinh tế - Bảo Ngọc - 1 giờ trước
Để đưa trái thanh long vươn ra thị trường quốc tế, Hợp tác xã (HTX) thanh long Thuận Tiến (xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận) đã chọn lối đi riêng, sản xuất thanh long an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Nhờ vậy, HTX đã sản xuất ra được những trái thanh long sạch, an toàn “hội nhập” vào những thị trường khó tính nhất của Châu Âu.
Thanh Hóa: Đẩy lùi khó khăn trên những bản đồng bào Mông

Thanh Hóa: Đẩy lùi khó khăn trên những bản đồng bào Mông

Media - Quỳnh Trâm -CTV - 1 giờ trước
Tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 3.600 hộ đồng bào Mông, với trên 19.500 nhân khẩu, sinh sống tập trung ở 44 bản, thuộc 10 xã biên giới của 3 huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn. Xác định phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Mông là nhiệm vụ quan trọng, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã dành sự quan tâm đặc biệt tới đời sống người dân nơi đây.
Cải thiện chứng rối loạn lo âu

Cải thiện chứng rối loạn lo âu

Media - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Rối loạn lo âu là một bệnh lý tâm thần đang ngày càng phổ biến, gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần, hành vi và cuộc sống. Bằng cách duy trì một lối sống lành mạnh, bạn có thể kiểm soát chứng lo âu của mình và ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe tâm thần khác.
Kon Tum: Quan tâm phát triển đảng viên trong vùng đồng bào DTTS, vùng có đạo

Kon Tum: Quan tâm phát triển đảng viên trong vùng đồng bào DTTS, vùng có đạo

Trong những năm qua, tỉnh Kon Tum luôn quan tâm thực hiện tốt công tác phát triển đảng viên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), vùng có đạo. Qua đó, những đảng viên đã phát huy được vai trò trách nhiệm, là đầu tàu gương mẫu trong thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, cũng như phát triển kinh tế để Nhân dân noi theo.
Tập huấn phòng, chống tác hại của thuốc lá cho hơn 200 cán bộ, hội viên nông dân

Tập huấn phòng, chống tác hại của thuốc lá cho hơn 200 cán bộ, hội viên nông dân

Sức khỏe - Công Minh - 1 giờ trước
Mới đây, Hội Nông dân huyện Bạch Thông đã phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn tổ chức 5 lớp tập huấn về PCTH của thuốc lá năm 2023 cho hơn 200 cán bộ, hội viên nông dân các xã Cao Sơn, Vũ Muộn, Sỹ Bình, Vi Hương, Tân Tú.
Bản tin Dân tộc – Tôn giáo - 5/12/2023

Bản tin Dân tộc – Tôn giáo - 5/12/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 5/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng tiếp thân mật Đoàn nữ tu Dòng Thánh Phao-lô thành Charters. Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Điện Biên - Tây Bắc tại TP. Hồ Chí Minh. Sống tốt đời đẹp đạo để góp phần xây dựng quê hương đất nước. Cùng các tin tức thời sự khác.
Kiên Giang: Người có uy tín góp phần xây dựng thế trận an ninh Nhân dân vững chắc

Kiên Giang: Người có uy tín góp phần xây dựng thế trận an ninh Nhân dân vững chắc

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyễn Hoa - Minh Thu - 1 giờ trước
Thời gian qua, vai trò Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Kiên Giang ngày càng được phát huy, góp phần cùng cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể ở địa phương trong thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, giữ gìn và phát huy tốt bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng tại xã khu vực III

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng tại xã khu vực III

Công tác Dân tộc - Trang Diệp - 1 giờ trước
Xã Linh Phú (Chiêm Hóa, Tuyên Quang) thuộc xã khu vực III của tỉnh. Toàn xã có 8 thôn bản với 877 hộ, 4 dân tộc thiểu số (DTTS) cùng sinh sống. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 – 2025, xã Linh Phú đã được cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp ưu tiên, quan tâm, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống; góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương.
Bình Phước: Tạo cơ hội cho đồng bào DTTS thoát nghèo thông qua đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Bình Phước: Tạo cơ hội cho đồng bào DTTS thoát nghèo thông qua đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trong những năm gần đây, bám sát các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tỉnh Bình Phước luôn dành sự quan tâm đặc biệt, chăm lo phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng DTTS và miền núi. Thông qua việc được đào tạo, nâng cao năng lực, đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Người có uy tín ở Bắc Giang chung tay xây dựng thôn, bản giàu đẹp

Người có uy tín ở Bắc Giang chung tay xây dựng thôn, bản giàu đẹp

Toàn tỉnh Bắc Giang có 523 Người có uy tín ở 523 thôn, bản thuộc 82 xã, của 6 huyện Họ là những người có kiến thức, trách nhiệm, tận tụy với việc chung, đóng vai trò “hạt nhân” trong tuyên truyền, vận động bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi xây dựng nông thôn mới, gìn giữ bản sắc văn hóa, bảo đảm an ninh trật tự.
Quảng Ngãi: Phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị ở các huyện miền núi đang phát huy hiệu quả

Quảng Ngãi: Phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị ở các huyện miền núi đang phát huy hiệu quả

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) năm 2023, tỉnh Quảng Ngãi đã dành hơn 145 tỷ đồng để hỗ trợ sản xuất theo chuỗi giá trị cho các HTX, doanh nghiệp. Qua đó đã thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư, tạo sinh kế bền vững và mở hướng thoát nghèo cho đồng bào vùng DTTS và miền núi.