Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giá cau ở Đắk Lắk lên xuống phập phù

Lê Hường - 07:44, 13/11/2024

Giá cau tại Đắk Lắk đang lên cao kỷ lục với gần 100 nghìn đồng/kg, thì bất ngờ tụt dốc một nửa, thương lái thu mua cầm chừng, lò sấy tạm đóng cửa, nông dân thấp thỏm lo âu. Câu chuyện giá cau lên xuống phập phù đã lặp đi lặp lại nhiều lần, vì vậy, tỉnh Đắk Lắk khuyến cáo người dân không nên mở rộng diện tích trồng cau ồ ạt.

Người dân Đắk Lắk tận dụng diện tích đất trống, bờ ranh để trồng cau
Người dân Đắk Lắk tận dụng diện tích đất trống, bờ ranh để trồng cau

Mất ăn, mất ngủ khi giá cau "nhảy múa"

Cau là loại cây dễ trồng, chi phí đầu tư thấp, ít tốn công chăm sóc, không chiếm nhiều diện tích đất và có thể trồng xen canh với các loại cây công nghiệp lâu năm. Vì vậy, ngày càng nhiều nông dân ở Đắk Lắk lựa chọn loại cây này để trồng hàng rào hoặc trồng xen trong vườn rẫy.

2 tháng trước, quả cau tươi liên tục tăng giá, đến đầu tháng 10, giá cau trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk lên cao kỷ lục gần 100 nghìn đồng/kg, người trồng cau ở Đắk Lắk vui mừng khôn xiết. Tuy nhiên, không bao lâu giá cau giảm đột ngột một nửa cũng khiến nhiều người dân hụt hẫng.

Gia đình bà Đỗ Thị Bích Hằng ở xã Hòa Thuận, TP. Buôn Ma Thuột trồng gần 100 cây cau xen trong vườn sầu riêng, thấy giá cao lên cao đỉnh điểm, gia đình bà rất mừng. Song, gia đình bà chưa kịp bán thì cau bất ngờ giảm giá sâu. Bà Hằng chia sẻ: Khi giá cau tăng cao, người đến hỏi mua nườm nượp, nhưng khi đó cau còn non nên gia đình còn nấn ná. Không ngờ, ít ngày sau, cau bỗng nhiên giảm mạnh, thương lái vắng bóng. Quả cau đến ngày thu hoạch, chúng tôi mòn mỏi chờ người hỏi mua. Nếu không hái kịp quả cau sẽ già và rụng.

Trong tâm trạng bối rối khi đã bán cả vườn cau cho thương lái theo hình thức cắt ngày nào tính giá ngày đó, nhưng nhiều ngày không có người đến cắt cau, chị Nguyễn Thị Bình ở thôn 5 xã Hòa Thuận, than thở: Cuối tháng 9 cau liên tục lên giá, gia đình tôi đã bán cả vườn cau cho một thương lái, thống nhất chốt giá theo ngày cắt. Nhưng nhiều ngày nay, không thấy ai đến cắt cau nữa, trong khi giá cau ngày càng giảm sâu, trái cau cũng già đi.

Thời điểm cau lên giá thương lái đi khắp nơi thu mua quả cau tươi
Thời điểm cau lên giá thương lái đi khắp nơi thu mua quả cau tươi

Nguyên nhân giá cau lên cao rồi lao xuống dốc, một thương lái tại huyện Cư Kuin cho rằng, do thị trường quả cau phụ thuộc vào Trung Quốc. Hàng đi quá nhiều gây ứ đọng mà việc giải quyết thủ tục hải quan không kịp thời dẫn đến hàng tồn. Nhiều thương lái mua cau ồ ạt không nắm rõ nhu cầu của thị trường, thêm vào đó, cau cuối mùa chất lượng kém hơn nên giá cau giảm là điều khó tránh.

Cẩn trọng khi mở rộng diện tích trồng cau

Việc giá cau lên xuống thất thường đã diễn ra nhiều năm, song diện tích cau trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tăng lên từng năm. Có thời điểm cau giống khan hàng, quả cau già để làm giống cũng tăng gấp nhiều lần, các vườn ươm không kịp ươm giống để bán.

Ông Trần Văn Hòa, trú xã Yang Reh, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk cho biết: Mấy năm trước, gia đình tôi đã trồng vài chục cây cau quanh hàng rào rẫy cà phê và bắt đầu cho thu hoạch. Vừa rồi giá cau lên cao, thấy rẫy còn nhiều khoảng đất có thể trồng xen, khoảng 1 tháng trước, tôi tìm mua giống cau về trồng xen vào rẫy. Tôi đi rất nhiều vựa cây giống quanh khu vực, nhưng không vựa nào còn cây giống. Giữa tháng 10 tôi lên xã Hòa Thắng, Tp. Buôn Ma Thuột và gặp được vựa cây giống còn cau giống, nhưng giá cao mà cây yếu nên tôi chỉ mua 20 cây mang về trồng.

Ông Nguyễn Bá Phương, chủ cơ sở kinh doanh cây giống tại xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột cho biết: Năm 2024, cơ sở của tôi đã bán khoảng 25 nghìn cây cau giống trái dài. Thời điểm đầu tháng 10, cơ sở của chúng tôi “cháy hàng” vì rất nhiều người dân từ các địa phương trong tỉnh đến hỏi mua cau giống. Tôi tìm mua quả cau già với giá 7 nghìn đồng/quả cao gấp 2 - 3 lần so với trước mang về ươm để có cây giống cung cấp cho bà con.

Cau là cây trồng phụ, không nằm trong quy hoạch của ngành nông nghiệp Đắk Lắk
Cau là cây trồng phụ, không nằm trong quy hoạch của ngành Nông nghiệp Đắk Lắk

Theo số liệu thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk, năm 2023, toàn tỉnh có 1.358ha cau, trong đó, diện tích trồng mới 365ha. Trong tổng diện tích cau cả tỉnh có 586ha cho sản phẩm, năng suất mỗi héc ta là 139,41 tạ. Tổng sản lượng cau năm 2023 của toàn tỉnh là 8.170 tấn.

Đại diện lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk cho biết: Cau không phải loại cây trồng chính và không nằm trong quy hoạch phát triển của ngành Nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk. Người dân thường tận dụng hàng rào, bờ ranh để trồng cau nhằm tăng thu nhập trên diện tích đất. Tuy nhiên, giá cau thường xuyên biến động, lên xuống thất thường và hiệu quả kinh tế chưa được đánh giá rõ ràng.

Bên cạnh đó, thương lái mua cau chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng đa số đi theo đường tiểu ngạch, nên thị trường cau cũng không ổn định. Do đó, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk khuyến cáo người dân cẩn trọng, không nên mở rộng diện tích, không trồng cau đại trà mà chỉ nên tận dụng các bờ ranh của nương rẫy hoặc diện tích đất kém hiệu quả để trồng xen canh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Chiều tối 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trước khi đi nhận nhiệm vụ. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Kon Tum: Tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào từ cơ sở kết quả cuộc Điều tra 53 DTTS

Kon Tum: Tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào từ cơ sở kết quả cuộc Điều tra 53 DTTS

Chuyên đề - Ngọc Chí - 15 phút trước
Chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước. Những năm qua, tỉnh Kon Tum đã triển khai kịp thời các chính sách về đất đai, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS ổn định đời sống, phát triển sản xuất và vươn lên thoát nghèo. Đặc biệt, kết quả của Cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 sẽ công bố trong thời gian tới, là cơ sở để tỉnh Kon Tum đề ra nhiều giải pháp nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào DTTS.
Đắk Nông: Tập trung phát triển toàn diện vùng “lõi nghèo”

Đắk Nông: Tập trung phát triển toàn diện vùng “lõi nghèo”

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 2 giờ trước
Trong 5 năm qua, tỉnh Đắk Nông đã tập trung triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc qua đó góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, nâng cao đời sống đồng bào các DTTS trên địa bàn.
Tràng Định (Lạng Sơn): Lồng ghép hiệu quả nguồn vốn để xóa đói giảm nghèo

Tràng Định (Lạng Sơn): Lồng ghép hiệu quả nguồn vốn để xóa đói giảm nghèo

Công tác Dân tộc - Thanh Phong-Thúy Hồng - 3 giờ trước
Những năm qua, nhờ tranh thủ nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện vùng cao, biên giới Tràng Định đã triển khai hiệu quả các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, tạo sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo... Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống Nhân dân.
Huyện Mường Lát: Tăng cường tuyên truyền pháp luật góp phần bảo vệ vững chắc an ninh biên giới

Huyện Mường Lát: Tăng cường tuyên truyền pháp luật góp phần bảo vệ vững chắc an ninh biên giới

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 3 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Mường Lát (Thanh Hóa) đang đẩy mạnh nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật và trợ giúp pháp lý cho Nhân dân, trong đó tập trung hướng về các thôn, bản đặc biệt khó khăn, qua đó góp phần quan trọng cho công tác bảo vệ vững chắc an ninh biên giới,
Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Quy hoạch mạng lưới y tế cơ sở (Bài cuối)

Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Quy hoạch mạng lưới y tế cơ sở (Bài cuối)

Công tác Dân tộc - Sỹ Hào - 4 giờ trước
Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu xây dựng và phát triển mạng lưới cơ sở y tế quốc gia phù hợp với yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân. Số liệu từ cuộc điều tra thu thập thông tin thực trạng y tế ở của 53 DTTS, sẽ có đóng góp quan trọng vào việc thực hiện quy hoạch mạng lưới y tế cơ sở này.
Vị thế của Yên Bái trên bản đồ du lịch Việt Nam

Vị thế của Yên Bái trên bản đồ du lịch Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, 7/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Đưa chính sách giáo dục nghề nghiệp đến lao động miền núi. Vị thế của Yên Bái trên bản đồ du lịch Việt Nam. Người "thắp lửa" những điệu Then. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Giảm nghèo ở vùng quế Trà Bồng

Giảm nghèo ở vùng quế Trà Bồng

Kinh tế - Tiêu Dao - Phong Trà - 4 giờ trước
Với sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương và sự nỗ lực vươn lên của người dân, thời gian qua, diện mạo nông thôn miền núi ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi đã có những đổi thay tích cực. Nhiều mô hình phát triển kinh tế đã được triển khai, từng bước giúp đồng bào DTTS xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu.
Chàng trai Cơ Ho với thương hiệu cà phê Chư Mui

Chàng trai Cơ Ho với thương hiệu cà phê Chư Mui

Kinh tế - Thảo Linh - 4 giờ trước
Với mong muốn đưa hương vị cà phê Arabica đặc trưng của vùng đất huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng được nhiều người biết đến, đồng thời tạo môi trường giúp nông dân địa phương phát triển bền vững cây trồng này, gần 4 năm nay, anh Liêng Jrang Ha Hoang, dân tộc Cơ Ho, ở thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương dành trọn tâm sức của mình, xây dựng, phát triển thành công thương hiệu cà phê sạch Chư Mui.
Làm “sống lại” nghề đan cỏ bàng ở Ba Chúc

Làm “sống lại” nghề đan cỏ bàng ở Ba Chúc

Kinh tế - PHƯƠNG NGHI - 4 giờ trước
Đan cỏ bàng là nghề truyền thống nổi tiếng từ lâu của người dân thị trấn biên giới Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, nghề đan cỏ bàng còn tạo nên một nét đẹp văn hóa đặc trưng của Ba Chúc.
Cao Bằng: Hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn để phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS

Cao Bằng: Hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn để phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Hoàng Phúc - 4 giờ trước
Từ nguồn vốn các chương trình, chính sách dân tộc, trong đó có Chương trình MTQG 1719, tỉnh Cao Bằng đã huy động cả hệ thống chính trị cùng sự hưởng ứng tích cực của Nhân dân để tập trung đầu tư, phát triển giao thông nông thôn. Qua đó, diện mạo nông thôn của tỉnh có nhiều thay đổi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân vùng đồng bào DTTS.
Phát triển nghề nuôi cá lồng trên hồ ở Hòa Bình: Hướng đi bền vững cho người lao động địa phương

Phát triển nghề nuôi cá lồng trên hồ ở Hòa Bình: Hướng đi bền vững cho người lao động địa phương

Công tác Dân tộc - Lê Anh - 5 giờ trước
Hồ Hòa Bình, với diện tích mặt nước rộng lớn cùng tiềm năng nuôi trồng thủy sản dồi dào, đã trở thành nguồn sinh kế bền vững cho hàng nghìn người dân tại tỉnh Hòa Bình. Nghề nuôi cá lồng trên hồ không chỉ giúp người dân thoát nghèo mà còn tạo động lực phát triển kinh tế, góp phần xây dựng đời sống ổn định và nâng cao giá trị kinh tế cho địa phương.