Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Du lịch phục hồi thúc đẩy phát triển vùng đồng bào DTTS

Kim Anh - 12:26, 28/02/2022

Kể từ khi Việt Nam chuyển trạng thái thích ứng an toàn với dịch bệnh Covid-19, ngành Du lịch đang dần phục hồi với nhiều tín hiệu đáng mừng. Đặc biệt, du lịch vùng cao tiếp tục tạo nguồn sinh kế bền vững, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng DTTS.

Chị Sạ Thị Yêm (ở giữa) cùng đoàn khách du lịch trải nghiệm đỉnh Chiêu Lầu Thi đầu năm 2022
Chị Sạ Thị Yêm (ở giữa) cùng đoàn khách du lịch trải nghiệm đỉnh Chiêu Lầu Thi đầu năm 2022

Du lịch khởi sắc tạo sinh kế cho đồng bào DTTS

Những ngày cuối tháng 2/2022, chị Sạ Thị Yêm, người Dao Đỏ, trú tại xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) tất bật với công việc hướng dẫn cho du khách và sắp xếp khu nhà nghỉ homestay của gia đình.

Chị Yêm kể, dịch vụ cho thuê homestay, kèm hướng dẫn viên dần phục hồi và khởi sắc lại từ đầu năm nay. Lượng khách đến đông hơn vào những ngày cuối tuần. Mùa này, du khách đến đây, sẽ thường đi chinh phục đỉnh Tây Côn Lĩnh cao 2.428 m hoặc đỉnh núi Chiêu Lầu Thi cao 2.402 m.

Năm 2021 vừa qua, là một năm đầy khó khăn và thử thách đối với những người làm du lịch như chị. Trong thời gian nghỉ dịch đó, chị Yêm vẫn làm các công việc nhà nông để duy trì cuộc sống. Đặc biệt, chị tận dụng nguồn đất đai sẵn có, cải tạo cảnh quan du lịch để thu hút khách du lịch ngày một đông hơn.

“Nằm trong vùng ruộng bậc thang và vùng chè san tuyết, khách du lịch đến đây có thể được trải nghiệm thực tế cuộc sống của người dân như hái chè, đi cày cuốc, cấy lúa, gặt lúa và bắt cá chép ruộng bậc thang, hay đi hái lá thuốc tắm của người Dao Đỏ”, chị Yêm chia sẻ.

Vừa dẫn đoàn khách đi tham quan khu du lịch, chị Yêm vừa nói, nhờ vào du lịch, cuộc sống của nhiều gia đình nơi đây có cái ăn cái mặc tốt hơn. Chị em phụ nữ có thể tận dụng được từ việc thêu thủ công những chiếc khăn, áo để bán cho du khách. Bởi vậy, mọi người chỉ mong dịch bệnh sớm qua đi, để bà con nơi đây ổn định cuộc sống, có thêm thu nhập.

Là một hướng dẫn viên du lịch trẻ, tốt nghiệp đại học năm 2021, Vũ Thị Ngọc Hướng (sinh năm 1999, dân tộc Giáy), thích thú trong những ngày đầu năm mới, khi những vùng đất du lịch lại có những vị khách ghé thăm. Hướng cho biết, em bắt đầu dẫn tour từ ngày mùng 2 Tết. Đến nay, khách vẫn duy trì đều, đặc biệt vào ngày cuối tuần thường kín lịch.

Sinh ra và lớn lên tại Sapa (Lào Cai), cùng với niềm đam mê về văn hóa, Hướng bén duyên với du lịch. Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, để duy trì công việc, Hướng dẫn các tour online trên nền tảng mạng xã hội, thu hút được nhiều du khách xem khi không thể trải nghiệm trực tiếp.

“Hơn 1 năm làm du lịch đến nay, bản thân em có thêm được nhiều cơ hội, trải nghiệm, giới thiệu văn hóa của đồng bào mình đến với du khách. Du lịch đã giúp đồng bào DTTS nơi đây có thể cải thiện, tận dụng từ việc sản xuất làm nương rẫy mà có thể bán các sản phẩm cho du khách đến tham quan”, Ngọc Hướng chia sẻ.

Vũ Thị Ngọc Hướng (thứ hai từ trái sang) chụp ảnh kỷ niệm cùng đoàn trong chuyến tham quan tại bản Tả Phìn
Vũ Thị Ngọc Hướng (thứ hai từ trái sang) chụp ảnh kỷ niệm cùng đoàn trong chuyến tham quan tại bản Tả Phìn

Kỳ vọng phát triển trong thời gian tới

Chủ tịch UBND thị xã Sapa Vương Trinh Quốc cho biết, vài năm trở lại đây, với sự phát triển của ngành Du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng, đã tạo việc làm cho đồng bào DTTS nơi đây.

Theo ông Quốc, trước khi dịch Covid-19 bùng phát, có 8.000 lao động làm việc trực tiếp cho các cơ sở lưu trú và dịch vụ. Đến thời điểm hiện tại, có 2.900 lao động đang làm việc trực tiếp. Bên cạnh đó, có những lao động gián tiếp phục vụ hỗ trợ cho ngành Du lịch như nuôi cá nước lạnh, hay làm những ngành nghề thủ công, như thêu thùa các đồ thổ cẩm, rèn trạm khảm bạc, hay làm hướng dẫn viên, làm dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận tải...

“Thời gian qua, du lịch nội địa có nhiều khởi sắc. Do đó, trong 9 ngày nghỉ Tết, Sapa đón hơn 100.000 lượt khách, tăng 10 lần so với dịp Tết năm 2021. Sau kỳ nghỉ Tết đến nay, mỗi 1 tuần Sapa đều duy trì đón 15.000 - 20.000 lượt khách du lịch. Với sự “khởi sắc” này, đây được coi là một kỳ vọng cho du lịch, đặc biệt góp phần giúp bà con DTTS ổn định và có thêm thu nhập”, ông Quốc nói.

Ông Phạm Hải Quỳnh, Chủ tịch Chi hội Cộng đồng du lịch Việt Nam cho biết, hoạt động du lịch cộng đồng ở một số địa phương vùng cao hiện nay, đang có chiều hướng phát triển. Với chính sách mở cửa du lịch, đất nước bước vào trạng thái bình thường mới, các doanh nghiệp đang bắt đầu khởi động lại các chương trình du lịch, các dịch vụ lộ tuyến trình, tuyển dụng thêm nhân sự cho ngành dịch vụ này.

Theo ông Quỳnh, để phát triển du lịch cộng đồng, tạo sinh kế cho đồng bào DTTS tốt hơn trong thời gian tới, việc đầu tiên phải có sự phân tích và chọn lọc của những chuyên gia về du lịch cộng đồng, về văn hóa. Qua đó, tiếp tục nghiên cứu, biến những giá trị văn hóa thành những sản phẩm du lịch, từng bước thực hiện chủ trương lấy du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn cho cộng đồng.

Chủ tịch Chi hội Cộng đồng du lịch Việt Nam kỳ vọng, với lượng khách tăng mạnh dịp đầu năm, sẽ góp phần kích cầu cho chương trình phục hồi du lịch trong năm 2022. Trong đó, du lịch cộng đồng ngày càng phát triển, đặc biệt tại vùng có nhiều đồng bào các DTTS, tạo sinh kế bền vững cho bà con.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lễ hội "Bun Vốc Nặm" của người Lào ở Lai Châu

Lễ hội "Bun Vốc Nặm" của người Lào ở Lai Châu

Dân tộc Lào ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu là cộng đồng dân cư sinh sống chủ yếu ở ven các con suối, những nơi có nhiều nước, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Dân số không đông nhưng đời sống văn hóa tinh thần của người Lào có nhiều nét đặc sắc. Một trong những lễ hội tiêu biểu của người Lào là "Bun Vốc Nặm"- lễ hội té nước được tổ chức vào cuối mùa Xuân với mong ước, cầu mưa thuận, gió hòa một vụ mùa mới bội thu…
Tin nổi bật trang chủ
Bàn giải pháp “dẫn” nước về đồng bằng sông Cửu Long

Bàn giải pháp “dẫn” nước về đồng bằng sông Cửu Long

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng một số tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long đang nghiên cứu xây dựng hệ thống thủy lợi dẫn nước ngọt từ sông Hậu, sông Đồng Nai về để giải bài toán thiếu nước ngọt trầm trọng trong mùa khô. Trước biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, ý tưởng đầu tư công trình để dẫn nước về cho vùng sông nước không còn là một nghịch lý “chở củi về rừng”.
Lễ hội

Lễ hội "Bun Vốc Nặm" của người Lào ở Lai Châu

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 14 phút trước
Dân tộc Lào ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu là cộng đồng dân cư sinh sống chủ yếu ở ven các con suối, những nơi có nhiều nước, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Dân số không đông nhưng đời sống văn hóa tinh thần của người Lào có nhiều nét đặc sắc. Một trong những lễ hội tiêu biểu của người Lào là "Bun Vốc Nặm"- lễ hội té nước được tổ chức vào cuối mùa Xuân với mong ước, cầu mưa thuận, gió hòa một vụ mùa mới bội thu…
Chương trình MTQG 1719 đang góp phần thay đổi diện mạo vùng cao Bảo Lạc

Chương trình MTQG 1719 đang góp phần thay đổi diện mạo vùng cao Bảo Lạc

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 20 phút trước
Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021 -2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình đã giúp người dân được thụ hưởng các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước kịp thời, qua đó, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.
Luân chuyển cán bộ góp phần nâng cao năng lực triển khai các Chương trình MTQG ở Si Ma Cai

Luân chuyển cán bộ góp phần nâng cao năng lực triển khai các Chương trình MTQG ở Si Ma Cai

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 34 phút trước
Là huyện 30a của tỉnh Lào Cai, nhiều năm qua, huyện Si Ma Cai đã nhận được sự quan tâm đầu tư từ các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hiện nay, huyện đang tập trung triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719). Để nâng cao chất lượng, hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, huyện Si Ma Cai đặc biệt chú trọng công tác luân chuyển cán bộ, góp phần củng cố hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo chỉ đạo, quản lý, giám sát nguồn vốn đầu tư.
Khâu Vai mùa hoa ban nở

Khâu Vai mùa hoa ban nở

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 39 phút trước
Được triển khai trồng từ năm 2020 với hơn 300 cây hoa ban tím, hoa ban trắng; đến nay sau hơn 3 năm, cây hoa ban tại Mê cung đá, xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã phát triển tốt và bắt đầu nở hoa.
Xem xét công nhận Côn Đảo là Khu du lịch quốc gia

Xem xét công nhận Côn Đảo là Khu du lịch quốc gia

Du lịch - Doãn Đạt - 43 phút trước
Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) thu hút lượng khách du lịch đông đảo với mức tăng trưởng bình quân trên 20%/năm, doanh thu bình quân 15,5%/năm. Năm 2023, tổng lượt khách du lịch đạt 586.000 lượt, tổng thu từ khách du lịch đạt 2.088 tỷ đồng.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Quảng Nam: Phấn đấu giảm 2.900 hộ nghèo trong năm 2024

Quảng Nam: Phấn đấu giảm 2.900 hộ nghèo trong năm 2024

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 46 phút trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có Quyết định giao chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 cho các địa phương trong tỉnh.
Phụ nữ Chư Pưh (Gia Lai) ra mắt Tổ truyền thông cộng đồng

Phụ nữ Chư Pưh (Gia Lai) ra mắt Tổ truyền thông cộng đồng

Tin tức - Ngọc Thu - 49 phút trước
Ngày 27/3, tại làng Plei Hlốp (xã Chư Don, huyện Chư Pưh, Gia Lai), Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chư Pưh đã tổ chức ra mắt mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng”. Mô hình là một trong những nội dung thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I từ 2021 - 2025.
Nghệ An: Hàng loạt khó khăn vướng mắc trong giao đất, giao rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

Nghệ An: Hàng loạt khó khăn vướng mắc trong giao đất, giao rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

Kinh tế - An Yên - 1 giờ trước
Vị trí đất được cấp ở xa, địa hình giao đất giao rừng đi lại khó khăn, sai lệch diện tích giữa hồ sơ và thực địa, nhu cầu người dân lớn nhưng quỹ đất ít… là những khó khăn, vướng mắc đang gây ảnh hưởng lớn đến việc giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp ở Nghệ An.
Giáo viên vùng cao đối mặt nhiều khó khăn trong dạy học tích hợp

Giáo viên vùng cao đối mặt nhiều khó khăn trong dạy học tích hợp

Giáo dục - Tiêu Dao - 1 giờ trước
Dạy học tích hợp vẫn luôn là bài toán khó, nhất là đối với các trường ở vùng sâu, vùng xa vì điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện chuyên môn và nhiều vấn đề liên quan khác.
Thúc đẩy khởi nghiệp ở miền núi Quảng Nam

Thúc đẩy khởi nghiệp ở miền núi Quảng Nam

Khởi nghiệp - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Quảng Nam có 9 huyện miền núi là nơi sinh sống chủ yếu đồng bào DTTS. Khu vực này địa hình, thổ nhưõng, khí hậu...thường khó khăn, khắc nghiệt nên vấn đề sinh kế đối với người dân luôn là vấn đề quan tâm, trăn trở của các cấp chính quyền địa phương. Theo đó, khơi dậy ý chí thoát nghèo, hỗ trợ thúc đẩy xây dựng các mô hình khởi sự, khời nghiệp từ những sản vật của quê hương...là giải pháp đang được thực hiện và nhân rộng hiệu quả trong Nhân dân.