Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Du lịch miệt vườn, sông nước Nam Bộ

PV - 10:29, 31/05/2023

Từ tháng 5 đến tháng 9, các nhà vườn ở nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long lại bước vào vụ thu hoạch trái cây lớn nhất trong năm, đồng thời tiếp đón đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm. Với không gian xanh mát, ẩm thực tươi ngon cùng sự mến khách của người dân, các Tour du lịch miệt vườn sông nước ngày càng được ưa chuộng, làm phong phú thêm các điểm đến du lịch trong dịp Hè.

Du lịch miệt vườn, sông nước Nam Bộ
Hoạt động mua bán trái cây ở miệt vườn sông nước Nam Bộ luôn hấp dẫn du khách. (Ảnh NGỌC MAI)

Vốn đã có thương hiệu từ lâu, song năm nay vườn cây trái Lái Thiêu (Tp. Thuận An, Bình Dương) trở nên nổi tiếng hơn với đặc sản “gỏi gà măng cụt” đang được chia sẻ, bình luận liên tục trên nhiều nền tảng mạng xã hội phổ biến. Khoảng 1 tháng nay, du khách từ TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Nam khác đều đặn tìm đến các nhà vườn, nhà hàng, Homestay, nhất là các nhóm khách trẻ, khách gia đình.

Với mức phí tham quan chỉ vài chục nghìn đồng, khách được dạo chơi, chụp ảnh Check-in, tìm hiểu về các loại cây trái đặc sản như măng cụt, sầu riêng, bòn bon, mít tố nữ, dâu da... trong không khí mát mẻ và hương thơm ngọt ngào. Vựa trái cây Lái Thiêu nằm ven sông Sài Gòn với hệ thống kênh rạch đan xen chằng chịt, người nông dân đã tận dụng lợi thế để trồng và cung cấp nhiều loại trái cây có giá trị kinh tế suốt hàng chục năm qua, gần đây kết hợp thêm các mô hình du lịch sinh thái, phục vụ nghỉ mát, ăn uống và trải nghiệm một phần văn hóa miệt vườn.

Ông Nguyễn Văn Dội, một chủ nhà vườn ở khu phố Hưng Thọ, phường Hưng Định cho biết gia đình ông có khoảng hơn 5.000 m2 vườn trồng các loại cây ăn trái, được trao truyền nhiều đời. Mặc dù khu vực chung quanh đang đô thị hóa nhanh, nhưng ông và người thân vẫn giữ nghề và duy trì làm du lịch với 10 chòi phục vụ khách trải nghiệm hái trái cây, thưởng thức các món ăn bình dân. “Không cần xây phòng cầu kỳ hay làm đường bê-tông, cứ nhà lá, cầu tre đơn giản và hài hòa với thiên nhiên là khách thích”, ông Dội khẳng định.

Trong rất nhiều cây lành trái ngọt đất Lái Thiêu, măng cụt là loại nổi bật nhất, trái chín có vị ngọt thanh, múi đều, vỏ mỏng. Măng cụt Lái Thiêu chỉ có một mùa bắt đầu từ tháng 5 và chín rộ trong nửa đầu tháng 6.

Ngay cả trái măng cụt xanh cũng có mùi thơm đặc trưng, vị chua nhẹ, không chát cho nên được người dân sáng tạo thành nhiều món ăn ngon lành, độc đáo. Chẳng hạn như gỏi gà măng cụt, món ăn không mới với người dân địa phương nhưng gần đây được quan tâm, tạo thành trào lưu thu hút du khách cả nước quan tâm và tìm đến.

Không chỉ được thư giãn trong không gian xanh, thưởng thức trái cây và món ngon bản địa, du khách còn có thêm nhiều kiến thức lý thú về cách chọn trái cây tươi ngon, mua trái cây đặc sản về làm quà. Sắp tới đây, sau vài năm tạm ngừng do dịch Covid-19, lễ hội “Lái Thiêu mùa trái chín” - một sản phẩm du lịch đặc sắc của tỉnh Bình Dương sẽ được tổ chức trở lại theo dự kiến từ ngày 22 đến 28/5 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ nhân dân và du khách, góp phần tôn vinh, quảng bá trái cây cùng những nét đẹp đặc trưng trong đời sống cư dân vùng đất này.

Tiếp tục cung đường khám phá các miệt vườn trái cây lâu đời, du khách tìm đến tỉnh Tiền Giang để ghé thăm miệt vườn Cái Bè (huyện Cái Bè) hoặc miệt vườn Vĩnh Kim (huyện Châu Thành). Nếu miệt vườn Cái Bè nổi tiếng với nhãn, mận (miền Bắc gọi là quả roi), xoài cát... thì miệt vườn Vĩnh Kim có vú sữa Lò Rèn, cam mật, chôm chôm. Tiền Giang là vựa trái cây lớn của miền Tây Nam Bộ, đồng thời có chợ nổi Cái Bè - chợ đầu mối đậm đà văn hóa miền sông nước. Thức dậy từ tinh mơ để đi chợ nổi, rồi lên ghe nhỏ len lỏi qua những con rạch nhỏ xíu dưới vườn chôm chôm chín đỏ au, hay đạp xe thong thả trên đường làng yên bình rợp bóng cây... là những trải nghiệm được du khách đánh giá cao, trong đó có nhiều du khách quốc tế.

Hành trình du ngoạn miệt vườn cũng không thể thiếu Cần Thơ với vườn trái cây Mỹ Khánh (huyện Phong Điền), nơi không chỉ tập hợp nhiều loại trái cây thơm ngon nức tiếng mà còn thường xuyên tổ chức các sinh hoạt cộng đồng, trò chơi dân gian như đờn ca tài tử, câu cá sấu, đua heo... Còn nếu dừng chân ở tỉnh Bến Tre, miệt vườn Cái Mơn (huyện Chợ Lách) là tọa độ Check-in hấp dẫn du khách với những hàng cây trái sum suê, nức tiếng nhất là bưởi da xanh ruột hồng Hai Hoa và sầu riêng cơm vàng hạt lép Chín Hóa. Ngoài ra, khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây còn phù hợp với nhiều giống hoa đa dạng, đẹp mắt như cẩm chướng, thược dược...

Những du khách vừa yêu thích trải nghiệm ẩm thực, vừa hứng thú với văn hóa làng nghề có thể chọn tỉnh Vĩnh Long với nhiều tour du lịch đa dạng về thời gian và trải nghiệm trong những ngày hè oi bức. Đó là thăm vườn trái cây Tam Bình (huyện Tam Bình) nổi tiếng với cam sành, thanh long, xoài, chôm chôm; hoặc đi tàu trên sông đến cù lao An Bình (huyện Long Hồ) để tận hưởng không khí nông thôn, tham gia câu cá, tát ao; hay tham quan và tập làm nghệ nhân các làng nghề gạch gốm Mang Thít, làng bánh tráng, đan thảm lục bình, tách vỏ hạt điều...

Du lịch miệt vườn gắn với mùa thu hoạch trái cây là loại hình chỉ diễn ra trong khoảng thời gian nhất định với những đặc điểm, yêu cầu riêng, song đều hướng đến những du khách yêu thiên nhiên và thích trải nghiệm văn hóa làng quê. Các công ty du lịch, lữ hành cần nắm bắt được nhu cầu và tận dụng lợi thế từng địa phương để đưa ra các Tour du lịch có điểm nhấn cũng như sự kết nối vùng miền.

Còn đối với du khách đi theo hình thức tự túc, nên tìm hiểu cũng như đặt chỗ trước khi khởi hành trong mùa cao điểm để có chuyến đi thành công. Để đến mùa trái chín, khi dòng khách thập phương nô nức tham gia các lễ hội đầy sắc màu của hoa trái, thưởng thức cải lương hay đờn ca tài tử, chụp hình với áo bà ba và khăn rằn, giao lưu ẩm thực... cũng là lúc niềm vui đến với cả những người nông dân địa phương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Dân tộc Mông ở Cao Bằng chiếm hơn 10% dân số toàn tỉnh, gồm 3 nhóm Mông trắng, Mông hoa và Mông đen. Hiện nay, đồng bào Mông ở Cao Bằng luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc...
Tin nổi bật trang chủ
OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

Kinh tế - An Yên - 8 giờ trước
Thành công sau 5 năm xây dựng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Nghệ An, không chỉ là 558 sản phẩm OCOP được công nhận (520 sản phẩm 3 sao, 37 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao); mà hơn hết là đã góp phần thay đổi tư duy, nhận thức của mỗi người dân, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng đất… để những sản phẩm nông nghiệp được nâng tầm.
Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu 54 - Thúy Hồng-Thanh Thuận - 8 giờ trước
Dân tộc Mông ở Cao Bằng chiếm hơn 10% dân số toàn tỉnh, gồm 3 nhóm Mông trắng, Mông hoa và Mông đen. Hiện nay, đồng bào Mông ở Cao Bằng luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc...
Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Kinh tế - Hà Việt Lâm - 9 giờ trước
Học xong cấp 3, anh Đinh Văn Sơn ở xóm Sơn Lập, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình từng đi làm thuê nhiều nơi để kiếm sống. Cuộc sống nay đây mai đó, luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau. Sau khi bàn với vợ, Sơn quyết định về quê lập nghiệp bằng việc làm chuồng nuôi lợn rừng và lợn bản địa.
Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Nhịp cầu nhân ái - Trọng Bảo - 9 giờ trước
Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai vừa tổ chức ra mắt mô hình “Mẹ đỡ đầu” cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, là con em đồng bào DTTS ở khu vực biên giới.
Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Tin tức - Mạnh Cường - 9 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 4, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã phối hợp UBND huyện Lục Ngạn tổ chức 15 lớp tập huấn “Nội dung cơ bản, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân trong chính sách pháp luật về đất đai vùng đồng đồng bào DTTS và miền núi”.
Tin trong ngày - 18/3/2024

Tin trong ngày - 18/3/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/3, có những thông tin đáng chú ý sau: 50 triệu tin nhắn rác, 50.000 thuê bao lừa đảo bị chặn mỗi tháng. Số hóa gần 10.000 cây sầu riêng tại Đắk Lắk . Người truyền dạy tri thức dân gian dân tộc Dao cho lớp trẻ. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Thời sự - Trọng Bảo - 9 giờ trước
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai, tính đến ngày 15/3, giá trị giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt 910 tỷ đồng, bằng 18% kế hoạch giao năm 2024.
Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - Hà Khải - 9 giờ trước
Ngày 17/3, UBND huyện Như Thanh (tỉnh Thanh Hoá) đã long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công nhận Lễ hội “Sết Boóc Mạy” xã Cán Khê là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Trang địa phương - Như Tâm - 9 giờ trước
Cùng với các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi trên cả nước, tỉnh Kiên Giang đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV- năm 2024. Là tỉnh duy nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có biên giới đất liền, biển và hải đảo, cũng là tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống; tỉnh Kiên Giang xác định, đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, từ đó tiếp tục khơi dậy quyết tâm của cả hệ thống chính trị và ý chí của đồng bào các dân tộc, đóng góp vào sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần IV năm 2024, xung quanh nội dung này.
Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Pháp luật - Tào Đạt - Thế Phong - 9 giờ trước
Tối 18/3, phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Hậu Giang cho biết vừa phối hợp các phòng nghiệp vụ phá thành công chuyên án “Làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả” liên tỉnh, thu giữ số lượng lớn tiền giả tương đương hơn 640 triệu đồng.
Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 9 giờ trước
Quảng Ngãi vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024. Theo đó, tỉnh yêu cầu đổi mới cách làm đối với các sản phẩm OCOP như tập trung phát triển các sản phẩm chế biến, chế biến sâu, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế, tiềm năng của địa phương, các sản phẩm được thị trường ưa chuộng và đón nhận.