Khai thác tiềm năng, lợi thế dựa trên giá trị văn hóa truyền thống, tạo ra các sản phẩm độc đáo, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc trong phát triển du lịch cộng đồng, là cách mà huyện vùng cao Bình Liêu (Quảng Ninh) đã và đang triển khai. Nhờ đó, nhiều người người dân có việc làm, thu nhập, ý thức trách nhiệm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cũng được nâng lên.
Mặc dù lĩnh vực du lịch cộng đồng được đánh giá là “sinh sau, đẻ muộn” so với các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, song nhờ lưu giữ, bảo tồn được nhiều nét văn hóa đặc trưng, Đà Bắc đã có tên trên bản đồ du lịch của cả nước. Những bản du lịch cộng đồng ở Đà Bắc đã khẳng định được sức hút đối với du khách trong và ngoài nước.
UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Quyết định số 671/QĐ-UBND công nhận Làng du lịch cộng đồng Đăk Răng, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi là Điểm du lịch.
Du lịch -
Thúy Hồng - Thanh Nguyên -
04:31, 18/11/2023 Tối 17/11, tại Khu du lịch cộng đồng Bản Lác, Mai Châu, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức Khai mạc “Liên hoan Làng du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2023”. Tham dự liên hoan có các làng du lịch cộng đồng đến từ 7 tỉnh Tây Bắc, gồm Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai, Phú Thọ, Ninh Bình.
Trong 2 ngày (16 - 17/11), UBND xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, Gia Lai) tổ chức lớp tập huấn phát triển nguồn nhân lực làm du lịch cộng đồng và hỗ trợ trang phục biểu diễn cồng chiêng để xây dựng mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh của địa phương. Tham dự lớp tập huấn có 100 học viên, là đội ngũ cán bộ quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia, cán bộ thôn, làng và người dân.
Kinh tế -
Nguyên Minh -
17:44, 13/11/2023 Khai thác tiềm năng và lợi thế về cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc, nhiều chủ thể trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã và đang tập trung xây dựng, phát triển các sản phẩm OCOP nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch văn hóa. Theo đó, các sản phẩm này đã đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân địa phương.
Quyết tâm về quê làm du lịch để thực hiện ước mơ "cất cánh" cho vùng đất quê hương mình đã nung nấu trong suy nghĩ của chàng trai Tà Ôi Viên Đăng Phú. Do vậy, sau khi tốt nghiệp một trường Đại học tại TP. Đà Nẵng, chàng trai thế hệ 8X Viên Đăng Phú đã quyết định trở về huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế lập nghiệp. Không chỉ lập nghiệp thành công, anh còn tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS bảo tồn bản sắc văn hóa, khai thác phát triển du lịch cộng đồng, góp phần thực hiện mục tiêu của Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025.
Từ một ngôi làng nhỏ “vô danh”, đời sống người dân gặp rất nhiều khó khăn vì nguồn sống chủ yếu dựa vào mấy vạt ngô trồng trên núi đá tai mèo; đến nay, thôn Lô Lô Chải, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn (Hà Giang) đã khoác lên mình diện mạo mới. Những đổi thay từ cách nghĩ, cách làm của đồng bào Lô Lô đã biến nơi này thành điểm “sáng” về du lịch cộng đồng (homestay) trên bản đồ du lịch của Hà Giang, đem lại cuộc sống ấm no cho đồng bào DTTS dưới chân núi Rồng.
Những năm qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã tích cực triển khai nhiều giải pháp để phát triển du lịch cộng đồng và đã đạt kết quả khả quan bước đầu. Để hiểu rõ hơn về những định hướng phát triển du lịch cộng đồng ở các thôn, buôn đồng bào DTTS trong thời gian tới, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thụy Phương Hiếu, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk.
Media -
Ngọc Chí -
18:25, 11/09/2023 Vượt qua cầu treo Kon Klo, đi tầm 3 km sẽ đến với làng du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu, xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum. Làng Kon Kơ Tu nằm dọc theo con sông Đăk Bla hiền hòa và thơ mộng. Hiện nay, dân số của làng khoảng 760 người, với hơn 140 hộ; trong đó, có 138 hộ, 736 khẩu là đồng bào dân tộc Ba Na sinh sống. Làng Kon Kơ Tu được xem là làng cổ nhất trên địa bàn thành phố Kon Tum, làng còn giữ lại nét kiến trúc nguyên bản ngày xưa của người Ba Na, tỷ lệ nhà sàn truyền thống chiếm trên 50%. Các ngôi nhà sàn được xây dựng xung quanh nhà rông.
Từ khi xây dựng làng du lịch cộng đồng đến nay, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Xơ Đăng, làng Vi Rơ Ngheo đã từng bước được cải thiện, nâng cao; giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp được giữ gìn, phát huy đã tạo nên sắc thái hấp dẫn khách du lịch gần, xa tìm đến.
Với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, cùng nhiều giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của các dân tộc, Kon Tum có lợi thế phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa. Đặc biệt, từ khi triển khai thực hiện Dự án 6 "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tôc thiểu số gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 tiếp tục tạo đà cho Kon Tum thực hiện tốt hơn nữa công tác phát triển du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng.
Đã từ lâu, xã vùng cao Tà Chải (Bắc Hà, Lào Cai) được biết đến là địa phương giàu bản sắc văn hóa, nổi bật nhất là văn hóa Tày, với làn điệu Xòe truyền thống. Đây chính là cơ sở để xã Tà Chải giữ gìn, bảo vệ và phát huy gắn với phát triển dịch vụ - du lịch, mở ra cơ hội xóa nghèo, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Yên Bái là vùng đất có nhiều di sản văn hóa. Dựa vào cộng đồng là cách Yên Bái bảo tồn và phát huy những giá trị di sản. Mới đây, huyện Văn Yên đã tổ chức Hội diễn Nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục các dân tộc lần thứ XV.
UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Kế hoạch Thí điểm xây dựng, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa 4 làng DTTS gắn với phát triển du lịch cộng đồng khu vực miền núi tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2023 - 2025.
Ở xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, nhiều hộ dân rất tin tưởng, học kinh nghiệm làm du lịch cộng đồng của gia đình anh Đinh Văn Quý (SN 1991). Mô hình không chỉ góp phần tăng thu nhập cho gia đình anh, mà còn lan tỏa cách làm du lịch, tạo việc làm, thu nhập cho nhiều người dân trong làng, trong xã.
Ngày 14/6, UBND tỉnh Hậu Giang đã làm việc với các đơn vị liên quan về Đề án phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Kinh tế -
Song Vy - H. Diễm -
20:53, 01/06/2023 Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo sinh kế cho người nông dân, tỉnh Hậu Giang đang dần hình thành hệ sinh thái nông nghiệp đa dạng, đặc trưng và kiến tạo vành đai xanh ven đô trên hành trình xây dựng nông thôn mới, phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS. Đặc biệt, với sự phát triển của chuyển đổi số đang gắn kết các nhà vườn làm du lịch phát triển du lịch cộng đồng hiệu quả hơn.
Du lịch -
Ngọc Thu -
16:19, 30/05/2023 Du lịch cộng đồng đang là mô hình được đồng bào các dân tộc ở nhiều địa phương triển khai thực hiện. Tại huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) nơi có 19 DTTS sinh sống (trong đó, người Ba Na chiếm hơn 40%) đang chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch, vừa giúp người dân có thêm thu nhập ổn định, giảm nghèo, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Hiện thực hóa Nghị quyết 08/2021/NQ-HĐND ngày 13/8/2021 về “Hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn, buôn đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2021 - 2025” đang được xác định là cú hích, để du lịch cộng đồng tại Đắk Lắk phát triển.