Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Chuyện kể ở Sơn Lang

Tiêu Dao - Lê Nhung - 06:46, 26/06/2024

Nhiều năm trôi qua, Sơn Lang - vùng đất khô cằn, gian khó ngày trước, nay đã chuyển mình mạnh mẽ. Những cánh rừng chằng chịt hố bom, những thân cây trơ trụi thuở trước giờ đã hồi sinh. Rẫy cà phê, cây ăn trái, du lịch cộng đồng đã mang đến luồng gió mới cho những bản làng Ba Na ở Sơn Lang.

Thác K50 nằm trong Khu bảo tồn Kon Chư Răng (Gia Lai) - một trong những thác nước đẹp nhất châu Á
Thác K50 nằm trong Khu bảo tồn Kon Chư Răng (Gia Lai) - một trong những thác nước đẹp nhất châu Á

Đổi thay ở “rừng con gái”

Những địa danh Sơn Lang, Đak Roong hay Hà Nừng... của huyện Kbang, tỉnh Gia Lai mới nghe qua đã thấy xa vời, thăm thẳm. Thời điểm sau giải phóng miền Nam, Sư đoàn 332, Quân khu 5 được thành lập làm nhiệm vụ kinh tế - quốc phòng tại Gia Lai. Đến năm 1984, Sư đoàn 332 chuyển thành Liên hiệp Lâm - Công nghiệp Kon Hà Nừng do Bộ Nông nghiệp quản lý. Sau này, Liên hiệp giải thể, cả 8 lâm trường được giao về cho tỉnh.

Tuy nhiên, vào thời điểm đó, để chuẩn bị cho việc xây dựng các lâm trường, gần 5.000 con người từ khắp nơi được đưa về Sơn Lang, trong đó có hơn một nửa là phụ nữ. Hồi ấy, Đội lâm sinh Trạm Lập có 40 cô gái với nhiệm vụ phát rừng, dọn vệ sinh rừng và sống quây quần cùng nhau. Tất thảy đều mới đôi mươi. Chính họ đã gửi lại nơi đây những ngày đẹp nhất cuộc đời mình để hôm nay rừng núi này có được màu xanh bát ngát ấy. Nhiều người vẫn gọi những cánh rừng xanh bây giờ là “rừng con gái”, như để khắc lại dấu ấn của một thời như thế.

Nhiều năm trôi qua, Sơn Lang bây giờ đã mạnh về kinh tế nông nghiệp khi có gần 1.300 ha cà phê, canh tác nhiều loại cam, quýt, ổi, bơ, đu đủ, sầu riêng, mắc ca… Hiện, trên địa bàn xã, bà con trồng xen cây sầu riêng trên diện tích hơn 10 ha cà phê.

Nhiều năm trôi qua, Sơn Lang bây giờ đã mạnh về kinh tế nông nghiệp, khi có gần 1.300 ha cà phê, canh tác nhiều loại cam, quýt, ổi, bơ, đu đủ, sầu riêng, mắc ca… Hiện, trên địa bàn xã, bà con trồng xen cây sầu riêng trên diện tích hơn 10 ha cà phê.

Giờ đây, Sơn Lang đang tập trung triển khai thực hiện xây dựng nông thôn phát triển toàn diện, nâng cao chất lượng đời sống người dân với việc triển khai đồng thời 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Cùng với đó, với nhiều nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu, các dự án của Trung ương và của tỉnh, huyện đã tập trung đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, các mô hình điểm về văn hóa, về nông nghiệp, phát triển các loại hình văn hóa truyền thống, phục dựng các lễ hội, bảo tồn và khai thác giá trị văn hóa của dân tộc để làm du lịch cộng đồng.

Khấm khá nhờ du lịch rừng

Nhờ tiềm năng về thiên nhiên và văn hóa truyền thống độc đáo, đồng bào ở Sơn Lang bây giờ đã khấm khá hơn nhờ làm du lịch. Hơn 3 năm trở lại đây, Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng đã đầu tư đường bê tông rộng 1,2m chạy đến gần thác. Cùng với việc tạo điều kiện cho nhân viên, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng còn giúp cho thanh niên dân tộc Ba Na các vùng lân cận ở Sơn Lang có thu nhập nhờ các Tour “du lịch rừng”.

Vườn cam Đường Canh trĩu quả của gia đình anh Nguyễn Đức Mạnh ở thôn Hợp Thành, xã Sơn Lang, huyện Kbang thu hút khách tham quan, trải nghiệm
Vườn cam Đường Canh trĩu quả của gia đình anh Nguyễn Đức Mạnh ở thôn Hợp Thành, xã Sơn Lang, huyện Kbang thu hút khách tham quan, trải nghiệm

Anh Đinh Văn Quý - Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng làng Đăk Asêl, xã Sơn Lang là người đi đầu làm du lịch cộng đồng, giúp giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn. Từ khi được anh Quý hướng dẫn làm du lịch, dân làng không những có việc làm, nâng cao thu nhập mà còn góp phần quảng bá cảnh quan thiên nhiên, bản sắc dân tộc Ba Na tới du khách gần xa. Đến nay, làng Đăk Asêl chỉ còn 6 hộ nghèo.

Hay như anh Ksor Nghin - giáo viên Trường THCS và THPT Kon Hà Nừng cũng là một hướng dẫn viên du lịch địa phương với những chuyến đi xuyên rừng già Kon Chư Răng. Anh đã thành lập Tổ phục vụ khách du lịch gồm 10 thành viên là người Ba Na, trong đó có người là giáo viên, có người làm nông nghiệp với nguồn thu nhập ổn định từ 5 - 6 triệu đồng/người/tháng. Không chỉ tạo sinh kế cho người dân, du lịch giúp họ nhận ra tầm quan trọng của công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống tự nhiên.

Theo lãnh đạo xã Sơn Lang, mục tiêu đến 2025 sẽ phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã xuống dưới 5%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo là người DTTS xuống dưới 7%; phấn đấu đến cuối năm 2025 sẽ đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao; duy trì, củng cố làng nông thôn mới đối với làng Hà Nừng và xây dựng làng Đăk ASêl đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2025.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những cuộc di cư bất đắc dĩ vì... sạt lở đất

Những cuộc di cư bất đắc dĩ vì... sạt lở đất

Thành lệ, mỗi khi có mưa kéo dài, nhiều hộ gia đình vùng miền núi Nghệ An lại tất tả di cư để bảo vệ tính mạng. Những cuộc di cư bất đắc dĩ ấy, lại khởi đầu cho một cuộc sống mới khó khăn, vất vả hơn khi mà chốn ở cũ đã bị núi sụt, lũ quét vùi lấp.
Tin nổi bật trang chủ
Làng trống bên dòng sông Thu

Làng trống bên dòng sông Thu

Sản phẩm - Thị trường - Minh Ngọc – Bảo Anh - 16:59, 28/09/2024
Từ hàng trăm năm qua, nghề làm trống ở làng Lâm Yên đã tạo nên thương hiệu cho tiếng trống của làng. Nơi làng trống này đã có nhiều đời truyền nghề cho thế hệ sau, để những mùa hội lại rộn ràng tiếng trống như nhắc nhở con cháu luôn hướng về cội nguồn dân tộc, về văn hóa của cha ông.
Nghi lễ Lang Ndaw của người Chăm

Nghi lễ Lang Ndaw của người Chăm

Sắc màu 54 - Bá Minh Truyền - 16:56, 28/09/2024
Nghi lễ Lang Ndaw tạm dịch là Lễ tế trâu tôn chức ông Kadhar. Trong các chức sắc người Chăm thực hành nghi lễ trên đền tháp và các nghi lễ của dòng tộc, ông Kadhar đóng vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn thực hành nghi lễ và hát thánh ca. Từ khi nhập môn, ông Kadhar trải qua các giai đoạn tấn phong rồi mới được phép làm chủ lễ và được mặc tấm chăn có đính hoa văn thổ cẩm. Diễn trình nghi lễ Lang Ndaw có các nghi lễ hiến tế con vật, cúng cơm, hát lễ và múa mừng.
Hoạch định chính sách dân tộc từ kết quả điều tra 53 DTTS tại Nghệ An: Cần phải chú ý hơn ở những vùng sạt lở

Hoạch định chính sách dân tộc từ kết quả điều tra 53 DTTS tại Nghệ An: Cần phải chú ý hơn ở những vùng sạt lở

Xã hội - An Yên - 16:51, 28/09/2024
Chỉ mới tính riêng tác động của hoàn lưu bão số 3 và số 4 mới đây, các huyện miền núi Nghệ An đã phải tổ chức di dời hàng trăm hộ dân đến nơi an toàn vì đất sụt, nhà sập. Đó là thông tin mới về thực trạng kinh tế - xã hội, cần phải được bổ sung, chú ý hơn khi thực hiện hoạch định chính sách phát triển vùng DTTS&MN Nghệ An trong những giai đoạn tiếp theo.
Bạc Liêu: Khai giảng khoá bồi dưỡng tiếng DTTS thuộc Chương trình MTQG 1719

Bạc Liêu: Khai giảng khoá bồi dưỡng tiếng DTTS thuộc Chương trình MTQG 1719

Trang địa phương - Như Tâm - 16:48, 28/09/2024
Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu vừa tổ chức khai giảng khóa bồi dưỡng tiếng DTTS cho 160 học viên là cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo cấp phòng và tương đương năm 2024. Khóa học là một trong những nội dung thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 5 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Người gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa ở Đạ Tông

Người gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa ở Đạ Tông

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 16:47, 28/09/2024
Từ hằng chục năm qua, với vai trò là Người có uy tín thôn Đa Nhinh 1, Chủ tịch Hội Người Cao tuổi xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, ông Da Cat-Tư (SN 1951) đã có nhiều đóng góp cho cộng đồng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong việc gìn giữ, trao truyền các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Mnông trên miền cao nguyên hùng vỹ.
“Giấc mơ Trịnh 2” - Đêm nhạc gây quỹ ủng hộ trẻ em chịu ảnh hưởng bão số 3 tại Cao Bằng

“Giấc mơ Trịnh 2” - Đêm nhạc gây quỹ ủng hộ trẻ em chịu ảnh hưởng bão số 3 tại Cao Bằng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 27/9, có những thông tin đáng chú ý sau: “Giấc mơ Trịnh 2” - Đêm nhạc gây quỹ ủng hộ trẻ em chịu ảnh hưởng bão số 3 tại Cao Bằng. Những vầng trăng "khuyết". “Bước chân trên mây” - Thương hiệu riêng của du lịch Trạm Tấu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Từng bước xóa bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào DTTS ở huyện Kbang

Từng bước xóa bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào DTTS ở huyện Kbang

Xã hội - Ngọc Thu - 16:45, 28/09/2024
Mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng” nằm trong Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi được thành lập ở huyện Kbang (Gia Lai) đã góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới, giúp phụ nữ, trẻ em DTTS có cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.
Quảng Ngãi: Nhiều hồ chứa nước không an toàn trong mùa mưa

Quảng Ngãi: Nhiều hồ chứa nước không an toàn trong mùa mưa

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 16:41, 28/09/2024
Theo số liệu thống kê, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 836 công trình thủy lợi, gồm 127 hồ chứa nước, 557 đập dâng, 8 đập ngăn mặn và 144 trạm bơm được đưa vào quản lý, khai thác để cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác.
Quảng Ninh: Nguy cơ gia tăng một số bệnh truyền nhiễm sau bão, lũ

Quảng Ninh: Nguy cơ gia tăng một số bệnh truyền nhiễm sau bão, lũ

Sức khỏe - Mỹ Dung - 16:40, 28/09/2024
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, ngoài thiệt hại nặng nề về kinh tế, Quảng Ninh cũng gia tăng nguy cơ một số bệnh truyền nhiễm, đặc biệt tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS. Xác định nguy cơ cao về dịch bệnh, các cấp chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã đặc biệt quan tâm, đưa ra nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh sau bão, quán triệt từ huyện đến thôn, bản và người dân địa phương.
Ninh Thuận công bố dịch tả lợn châu Phi

Ninh Thuận công bố dịch tả lợn châu Phi

Sức khỏe - Minh Thu - 16:39, 28/09/2024
UBND tỉnh Ninh Thuận vừa có văn bản yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát tiển nộng thôn; Chi cục Chăn nuôi và Thú y; UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi.
BAC A BANK giảm lãi vay, đồng hành cùng khách hàng chịu ảnh hưởng bão Yagi

BAC A BANK giảm lãi vay, đồng hành cùng khách hàng chịu ảnh hưởng bão Yagi

Kinh tế - PV - 16:38, 28/09/2024
Nhằm chung tay tháo gỡ khó khăn, tái thiết cuộc sống sau bão lũ, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức triển khai gói vay với lãi suất hấp dẫn, linh hoạt, hỗ trợ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi bão Yagi sớm ổn định, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.