Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đồng Nai: Tìm giải pháp nâng cao hoạt động văn hóa phi vật thể của đồng bào DTTS

Tùng Nguyên - 10:51, 09/12/2024

Đổi mới cơ chế, chính sách, đầu tư, khuyến khích cộng đồng tham gia gìn giữ, bảo vệ, phục hồi và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của các DTTS là những việc làm cần thiết. Đây là góp ý của các chuyên gia tại Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể các DTTS ở Đồng Nai trong bối cảnh hiện nay” được tổ chức đầu tháng 12 vừa qua.

Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh Đồng Nai Trần Quang Toại phát biểu tại Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể các DTTS ở Đồng Nai trong bối cảnh hiện nay” do Bảo tàng tỉnh Đồng Nai tổ chức ngày 06/12/2024.
Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh Đồng Nai Trần Quang Toại phát biểu tại Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể các DTTS ở Đồng Nai trong bối cảnh hiện nay” do Bảo tàng tỉnh Đồng Nai tổ chức ngày 06/12/2024.

Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể các DTTS ở Đồng Nai trong bối cảnh hiện nay” do Bảo tàng tỉnh Đồng Nai tổ chức ngày 06/12/2024. Hội thảo là hoạt động quan trọng nhằm góp phần gìn giữ, bảo tồn, hạn chế sự mai một và nâng cao hoạt động văn hóa phi vật thể của đồng bào DTTS trong xu thế phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, kết hợp khai thác và phát triển du lịch di sản, đem lại lợi ích cho cộng đồng.

Tại hội thảo, theo Giám đốc Bảo tàng Đồng Nai Nguyễn Việt Sơn, ở Đồng Nai có đa thành phần, đa hệ, đa nguồn và đa dạng di sản văn hóa phi vật thể. Có đờn ca tài tử vốn là bộ phận cấu thành di sản đờn ca tài tử Nam Bộ đã được UNESCO vinh danh di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2013; đồng thời có nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể đồng dạng với các di sản đã được đưa vào danh sách văn hóa phi vật thể quốc gia như ở nhiều nơi khác.

Đối với di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh, có thể kể đến như: Lễ hội Lồng Tồng (người Tày ở Lý Lịch, huyện Tân Phú); nghề dệt thổ cẩm người Mạ (Tà Lài, huyện Tân Phú); nghề đúc gang (Thạnh Phú, huyện Tân Phú); nghề làm rượu cần người Mường (ở Tân Lập, Phú Túc, huyện Định Quán); nghề làm bánh tráng Thạnh Phú (ở Vĩnh Cửu); các món ẩm thực như: Canh bồi người Chơro, canh thụt người S’tiêng, cháo môn lươn Bà Đốc (ở Hiệp Hòa, Biên Hòa),…

Tại hội thảo, Ban tổ chức đã nhận được 16 bài tham luận với nội dung phong phú và đa dạng. Các tham luận được chia làm 2 nhóm nội dung: Nhóm nghiên cứu khái quát về hệ thống di sản văn hóa phi vật thể các DTTS và nhóm nghiên cứu về loại hình di sản văn hóa phi vật thể các DTTS ở Đồng Nai.

Giám đốc Bảo tàng Đồng Nai phát biểu tại Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể các DTTS ở Đồng Nai trong bối cảnh hiện nay”.
Giám đốc Bảo tàng Đồng Nai phát biểu tại Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể các DTTS ở Đồng Nai trong bối cảnh hiện nay”.

Nhiều ý kiến các chuyên gia tại hội thảo đã khẳng định, di sản văn hóa phi vật thể không thể tách rời môi trường vật thể; việc tái hiện các hoạt động vật chất để tạo điều kiện cho di sản văn hóa phi vật thể có môi trường sống là nội dung quan trọng.

Như trường hợp nghề dệt thổ cẩm của người Mạ ở Tà Lài (huyện Tân Phú). Hiện nay, nghề dệt còn, nghệ nhân còn, nhưng sản phẩm dệt khó bán, cần đến sự phát triển về mẫu mã hàng tiêu dùng và các chính sách khuyến nghệ, bảo hộ sản phẩm, như nhiều nơi khác đã làm được.

Các chuyên gia cũng lưu ý, hiện chủ trương và giải pháp tôn vinh, phát huy nghệ nhân và công tác truyền nghề là việc còn thiếu và yếu ở Đồng Nai. Đối với di sản văn hóa phi vật thể, nghệ nhân là hồn cốt của di sản, việc thực hành nghề và truyền nghề thường bằng thực hành, kinh nghiệm, truyền khẩu, không bằng giáo trình giáo án và bằng cấp chuyên môn như thông thường, cho nên công tác khuyến nghệ, tôn vinh nghệ nhân, chú trọng việc truyền nghề là rất quan trọng, cần thiết và đặc thù…

Ghi nhận những ý kiến đóng góp của các đại biểu tại hội thảo, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh Đồng Nai Trần Quang Toại cho biết, Ban tổ chức sẽ tổng hợp các ý kiến để tham mưu cho lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tham mưu UBND tỉnh về định hướng gìn giữ, khôi phục và phát huy các giá trị của di sản một cách hiệu quả. Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội và văn hóa của Đồng Nai ngày một phát triển theo tinh thần Nghị quyết số 12-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XI) về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, con người Đồng Nai trở thành nguồn lực, động lực quan trọng cho phát triển toàn diện và bền vững.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

Thời sự - BDT - 1 giờ trước
Thay mặt Ban Bí thư, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 11/12/2024 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Báo Dân tộc và Phát triển xin trân trọng giới thiệu toàn văn Chỉ thị.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 17/12/2024 thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Huyện Krông Ana (Đắk Lắk): Lợi ích kép từ sân khấu hóa tuyên truyền pháp luật

Huyện Krông Ana (Đắk Lắk): Lợi ích kép từ sân khấu hóa tuyên truyền pháp luật

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 2 giờ trước
Những kiến thức về pháp luật tưởng chừng khô khan, cứng nhắc lại trở nên sinh động, hấp dẫn, dễ hiểu, dễ nhớ thông qua hình thức sân khấu hóa. Ấn tượng nữa, những tiểu phẩm do huyện Krông Ana xây dựng và chính những công chức, tuyên truyền viên, cán bộ thôn, buôn, Người có uy tín trực tiếp tham gia diễn xuất trên sân khấu, tiếp tục được huyện tổ chức ghi hình lại và tiếp tục đưa đến các buôn chiếu lưu động, nhân lên hiệu quả tuyên truyền pháp luật.
Nhận BHYT 5 năm liên tục từ 01/7/2025: Những điều kiện và quyền lợi không thể bỏ qua

Nhận BHYT 5 năm liên tục từ 01/7/2025: Những điều kiện và quyền lợi không thể bỏ qua

Xã hội - Minh Nhật - 2 giờ trước
Từ ngày 01/7/2025, điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục như thế nào là vấn đề đang được người dân đặc biệt quan tâm.
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp với các cơ quan của Quốc hội về tổng kết công tác năm 2024

Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp với các cơ quan của Quốc hội về tổng kết công tác năm 2024

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Sáng 17/12, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì họp với các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội về tổng kết công tác năm 2024.
Người Xơ Đăng thay đổi để vươn lên

Người Xơ Đăng thay đổi để vươn lên

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam - Sắc màu hội tụ. Đặc sản mới ở Thái Nguyên. Người Xơ Đăng thay đổi để vươn lên. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hưng Yên: Vẫn còn tình trạng hút thuốc lá nơi công cộng

Hưng Yên: Vẫn còn tình trạng hút thuốc lá nơi công cộng

Sức khỏe - PV - 7 giờ trước
Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định: Địa điểm công cộng là nơi phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều người. Việc cấm hút thuốc lá nơi công cộng là để cho những người xung quanh không bị hút thuốc lá thụ động. Mặc dù quy định đã có, chế tài xử phạt cũng khá cao nhưng đến nay tại nhiều nơi công cộng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, với nhiều người thì “cấm cứ cấm” và “ hút cứ hút”.
Lấp đầy những “khoảng trống” cơ bản về thực trạng kinh tế - xã hội sau điều tra 53 DTTS

Lấp đầy những “khoảng trống” cơ bản về thực trạng kinh tế - xã hội sau điều tra 53 DTTS

Tin tức - An Yên - 7 giờ trước
Thu thập thông tin về tình hình kinh tế, an sinh xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục... của các xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi là nội dung quan trọng trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Qua điều tra, đã cho thấy những “khoảng trống” cơ bản về điều kiện sống, về kinh tế, xã hội, văn hóa… còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu sống, thụ hưởng của người dân trong vùng.
Nêu gương sáng ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh: Lan tỏa người tốt, việc tốt cùng bước vào kỷ nguyên mới (Bài 3)

Nêu gương sáng ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh: Lan tỏa người tốt, việc tốt cùng bước vào kỷ nguyên mới (Bài 3)

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - Hà Linh - 7 giờ trước
Cùng với cả nước, Quảng Ninh đang đứng trước nhiều thời cơ, vận hội để bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển theo định hướng chỉ đạo của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Tô Lâm. Đánh giá một cách khách quan, thành tựu từ phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh rất đáng ghi nhận. Thành tựu này có sự góp sức không nhỏ của những điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua. Bên cạnh đó, những kinh nghiệm quý, cách làm hay đang được các cấp, ngành, địa phương đúc kết nhân rộng, lan tỏa trong vùng đồng bào DTTS, để cùng nhau phát triển, cùng nhau tiến bước vào kỷ nguyên mới...
Quảng Nam: Trợ lực giúp người dân vùng đồng bào DTTS giảm nghèo bền vững

Quảng Nam: Trợ lực giúp người dân vùng đồng bào DTTS giảm nghèo bền vững

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 7 giờ trước
Trong những năm qua, nhờ đẩy mạnh thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đã giúp hàng ngàn hộ dân vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Quảng được hỗ trợ sinh kế, nhà ở, từ đó vươn lên thoát nghèo.
Hàm Yên (Tuyên Quang): Người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chủ động vươn lên thoát nghèo

Hàm Yên (Tuyên Quang): Người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chủ động vươn lên thoát nghèo

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 7 giờ trước
Qua thực hiện công tác giảm nghèo, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã giúp người dân trên địa bàn thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chủ động vươn lên thoát nghèo.