Nghề đan đát truyền thống của người Ê đê ở xã Suối Trai, huyện Sơn Hòa (Phú Yên) đã tồn tại qua nhiều thế hệ và được lưu giữ cho đến ngày nay. Tuy nhiên, trong đời sống hiện đại, những sản phẩm từ đan đát không còn được ưa chuộng. Vì vậy, tìm giải pháp hiệu quả để bảo tồn và phát huy nghề truyền thống này, đang là vấn đề mà người dân và chính quyền sở tại quan tâm hiện nay.
Sau khi HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết 27 năm 2019 quy định hỗ trợ người lao động tỉnh Hà Giang đi làm việc ngoài tỉnh và làm việc ở nước ngoài (Nghị quyết 27), UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 07 năm 2020 để tổ chức triển khai, thực hiện.
Trong hai ngày 26 và 27/4, Bảo tàng Quảng Nam tổ chức chương trình trải nghiệm “Sắc màu của cói”. Đây là hoạt động hướng tới kỷ niệm ngày Quốc tế bảo tàng 18/5.
Thức quà ấy có lẽ là đặc trưng riêng có ở xứ này, khi những lò nấu đường hiếm hoi còn sót lại vẫn cặm cụi đỏ lửa, cũng là lúc những chiếc bánh tráng nhúng đường lại dậy lên hương thơm đồng quê dân dã.
Tại Festival Nghề truyền thống Huế 2023 này, những nét tinh hoa của nghề bún sẽ được vinh danh trong Lễ hội Ẩm thực. Dự kiến, Lễ hội diễn ra từ ngày 29/4 - 2/5 tại công viên Thương Bạc, TP. Huế (Thừa Thiên Huế).
Chiều 17/4, Trường Cao đẳng Lào Cai và Công ty Skills Consulting (New Zealand) đã tổ chức Ký kết Biên bản ghi nhớ, làm cơ sở để hai đơn vị thiết lập mối quan hệ chiến lược, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nghề.
Năm 2023, tỉnh Yên Bái đặt mục tiêu giải quyết việc làm bền vững, tạo việc làm mới cho 19.500 lao động trong toàn tỉnh, đặc biệt là lao động nghèo.
Công tác đào tạo nghề cho LĐNT được cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp của tỉnh Bắc Giang xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần quan tâm triển khai. Đặc biệt, tỉnh sẽ chú trọng hơn đến một số nhóm đối tượng đặc thù, như: Lao động nữ, người khuyết tật có khả năng lao động, lao động vùng bị thu hồi đất, vùng DTTS...
Sáng 10/4, tại Tp. Thái Nguyên, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên tổ chức khai mạc “Tuần cao điểm kết nối cung - cầu lao động tỉnh Thái Nguyên năm 2023”. Hàng nghìn lượt người lao động đã đến đăng ký tham gia các giao dịch việc làm và học nghề. Trong khuôn khổ sự kiện sẽ có hoạt động Ngày hội việc làm dành cho đồng bào DTTS.
Làng cốm dẹp ấp Phước Quới, xã Phú Tân, huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng), là làng nghề truyền thống có trên 100 năm tuổi của đồng bào Khmer. Trước kia, bà con nơi đây chủ yếu làm cốm theo mùa Lễ hội Óoc Om Bóc. Hiện nay, trong số 40 hộ vẫn giữ nghề quết cốm dẹp, có 4 cơ sở sản xuất cốm dẹp quanh năm, thu hút hàng chục lao động địa phương. "Ðây là nghề truyền thống cho thu nhập ổn định, nên gia đình đã gắn bó...", một hộ quết cốm dẹp ở Phước Quới cho hay.
Nghề nhuộm chàm độc đáo của đồng bào dân tộc Mông ở Sa Pa đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ và màu chàm thắm mãi như một biểu tượng của văn hóa nơi đây. Cùng với nghệ thuật nhuộm chàm, người Mông ở Sa Pa cũng khám phá ra những kỹ thuật trang trí đậm sắc màu văn hóa của dân tộc mình.
Được Nhà nước hỗ trợ cây giống, kỹ thuật, tìm đầu ra cho sản phẩm và hỗ trợ khi rừng trồng bị hư hại do thiên tai, nghề trồng rừng hiện đang trở thành nghề “Hot” với người dân ở Quảng Nam.
UBND tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức Lễ công bố nghề làm tàu hũ ky xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Ba Na (tỉnh Kon Tum) vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là động lực để tỉnh Kon Tum tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nói chung, nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Ba Na nói riêng trên địa bàn.
Theo chân Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Mù Cang Chải (Yên Bái) Đào Thị Thu Thủy tới thăm mô hình nuôi ong rừng lấy mật của gia đình anh Sùng A Khày, xã Khao Mang, càng thấy rõ hơn sự quyết tâm thoát nghèo, làm giàu của anh Khày cũng như đồng bào Mông trên đỉnh núi Háng Cháng Lừ.
Lựa chọn thời điểm nào để tư vấn, phương pháp tư vấn sẽ thực hiện như thế nào, học sinh nhận được định hướng, gợi mở gì sau buổi tư vấn… là những yếu tố mang tính quyết định để học sinh có được nhận thức đúng đắn về hướng nghiệp trong tương lai.
Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có một gia đình người Thái bao đời luôn trân trọng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc, của gia đình như một di sản văn hóa quý giá. Đặc biệt, các thế hệ trong gia đình này luôn ý thức truyền nghề cho hế hệ sau. Cô gái trẻ Sầm Thị Tình là thế hệ thứ tư đã khởi nghiệp và bước đầu đã gặt hái những trái ngọt từ nghề truyền thống của gia đình
Đến với nghề dẫn chương trình (MC) bằng sự tình cờ, ngẫu hứng, song 3 bạn trẻ người dân tộc Gia Rai gồm: Siu Nghiệp (xã Ia Piar, huyện Phú Thiện), Ksor Khon (xã Ia Mrơn) và Kpă H’Buôn (xã Pờ Tó) cùng huyện Ia Pa) lại có duyên gắn bó lâu dài với nghề. Bằng sự duyên dáng, tự tin, khéo léo trong cách dẫn dắt chương trình, sự kiện, 3 bạn trẻ ngày càng trở nên quen thuộc với người dân ở khắp các buôn làng.
Lúng túng với những bước chân khởi nghiệp đầu tiên khi kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh gần như là con số 0 tròn trĩnh, với khát khao quảng bá món ăn truyền thống, chị Nguyễn Thị Thu Hoa đã hiện thực hóa ước mơ mang thịt chua - món ăn truyền thống của dân tộc Mường tại Thanh Sơn, Phú Thọ đến khắp mọi miền Tổ quốc.
Nghệ nhân A Đai xoay qua xoay lại chiếc gùi thưa còn đan dở. Ông bảo, đã làm công việc đan gùi và nhiều sản phẩm mây tre đan đến cả gần 50 năm rồi. Với người Xơ Đăng, chiếc gùi quan trọng như bộ quần áo mặc trên người vậy. Càng đẹp, càng nhiều hoa văn, càng trau chuốt thì càng chứng tỏ được tay nghề của người đan.