Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhìn lại mô hình cộng đồng tham gia quản lý rừng: Xã hội hóa nghề rừng - Xu thế tất yếu (Bài cuối)

Sỹ Hào - 14:42, 05/07/2023

Với việc khuyến khích cộng đồng tham gia quản lý, bảo vệ rừng, ngành Lâm nghiệp đã từng bước thực hiện xã hội hóa nghề rừng. Đây không chỉ là một yêu cầu thực tế khách quan của Việt Nam, mà còn phù hợp với xu thế phát triển nghề rừng trên thế giới.

Cộng đồng DTTS sống gắn bó với rừng, nên khi phát huy tốt vai trò của họ thì sẽ tạo thêm sức mạnh đối với quản lý bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng. (Ảnh minh họa)
Cộng đồng DTTS sống gắn bó với rừng, nên khi phát huy tốt vai trò của họ thì sẽ tạo thêm sức mạnh đối với quản lý bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng. (Ảnh minh họa)

Khẳng định tư cách pháp nhân

Như các kỳ báo trước đã phản ánh, trước khi có Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR) năm 2004, ở một số địa phương đã thí điểm thực hiện giao rừng cho cộng đồng dân cư để quản lý, bảo vệ và cùng chia sẻ lợi ích từ rừng. Đây là bước thí điểm làm nền tảng xã hội hóa nghề rừng, từ đó hình thành và phát triển lâm nghiệp cộng đồng.

Sau khi có Luật BV&PTR năm 2004, cộng đồng dân cư được thừa nhận là một chủ thể được giao rừng, với các quyền và nghĩa vụ được quy định cụ thể tại Điều 29 và Điều 30 của bộ luật này. Đây là một chủ trương đúng đắn, nhằm tăng cường xã hội hóa nghề rừng, tạo thêm sức mạnh cho việc quản lý và phát triển vốn rừng, góp phần ổn định và nâng cao đời sống của người dân ở vùng đồng bào DTTS ở vùng núi - địa bàn hoạt động chủ yếu của ngành Lâm nghiệp.

Tuy nhiên, do vẫn thiếu các khuôn khổ pháp lý cần thiết, nên trong gần 20 năm kể từ khi có Luật BV&PTR năm 2004, quyền chủ rừng của các cộng đồng dân cư đã được giao rừng bị hạn chế rất nhiều so với các chủ rừng khác. Đúng như PGs.Ts. Nguyễn Bá Ngãi - Phó Chủ tịch Hội Chủ rừng Việt Nam đã nhận định tại Hội nghị chuyên đề “Hợp tác quản lý rừng ở Việt Nam: Thực tiễn và phát triển” được tổ chức cuối tháng 12/2022, hiện nay đối tượng cộng đồng dân cư chưa được pháp luật thừa nhận là một pháp nhân, dẫn đến khó khăn khi giải quyết quan hệ dân sự trong quản lý rừng. Cộng đồng dân cư không có nhiều cơ hội hay điều kiện tiếp cận các nguồn tài chính cho quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

“Điểm nghẽn” này chắc chắn sẽ được tháo gỡ khi dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua trong thời gian tới đây. Tại Điều 3 của dự thảo luật, Ban Soạn thảo đã bổ sung từ ngữ “Cộng đồng dân cư” vào để giải thích. Theo đó, “Cộng đồng dân cư” quy chiếu vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) “gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, bon, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ”.

Đây là điểm hoàn toàn mới so với Luật Đất đai 2013. Việc bổ sung thuật ngữ “Cộng đồng dân cư” vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là một bước quan trọng để thống nhất quy định pháp luật về chủ thể quản lý, sử dụng đất rừng và rừng. Bởi trong Luật BV&PTR năm 2004 cũng đã có điều khoản giải thích thuật ngữ “Cộng đồng dân cư”, nhưng Luật Đất đai năm 2013 lại không có thuật ngữ này.

Thành lập các Tổ hợp tác cộng đồng quản lý rừng với cơ chế, chính sách phù hợp là giải pháp quản lý, bảo vệ rừng bền vững. (Trong ảnh: Tổ bảo vệ rừng của cộng đồng Tu Mơ Rông phối hợp với Ban Quản lý rừng phòng hộ Tu Mơ Rông, Kon Tum tuần tra bảo vệ rừng – Nguồn: Quỹ BV&PTR Kon Tum)
Thành lập các Tổ hợp tác cộng đồng quản lý rừng với cơ chế, chính sách phù hợp là giải pháp quản lý, bảo vệ rừng bền vững. (Trong ảnh: Tổ bảo vệ rừng của cộng đồng Tu Mơ Rông phối hợp với Ban Quản lý rừng phòng hộ Tu Mơ Rông, Kon Tum tuần tra bảo vệ rừng (Nguồn: Quỹ BV&PTR Kon Tum)

Theo PGs.Ts. Nguyễn Bá Ngãi, tư cách pháp nhân của “Cộng đồng dân cư” đã được cụ thể hóa và đưa vào trong 3 Điều trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), bao gồm: Điều 178 dành cho đất rừng sản xuất, Điều 179 đất rừng phòng hộ và Điều 180 đất rừng đặc dụng. Trong đó, đối với đất rừng phòng hộ, dự thảo luật quy định rõ, Nhà nước giao đất rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư đó để cộng đồng dân cư quản lý, phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

“Về đất rừng sản xuất, dự thảo quy định rõ rằng, Nhà nước giao đất và công nhận quyền sử dụng đất rừng sản xuất cho cộng đồng dân cư có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đây là một điều đáng mừng, giúp gia tăng quyền lợi và sự thừa nhận của Nhà nước đối với cộng đồng dân cư”, vị chuyên gia này cho hay.

Hoàn thiện thể chế, chính sách

Các chuyên gia lâm nghiệp đánh giá, những quy định mới trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ “giải phóng” sức ỳ lâu nay trong phát triển lâm nghiệp cộng đồng, từ đó phát huy được vai trò của các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là cộng đồng dân cư tham gia quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Đây là bước chuyển hướng quan trọng trong xã hội hóa nghề rừng.

Theo Quyết định số 2869/QĐ-BNN-TCLN ngày 27/7/2022 về công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện còn 3.337.770 ha rừng nghèo, rừng nghèo kiệt, đất chưa có rừng nhưng chưa giao (không có chủ) hiện tạm để UBND cấp xã quản lý. Những diện tích này ở vùng sâu, vùng xa, nhiều diện tích đang để hoang hóa hoặc đang sử dụng vào các mục đích khác không theo quy hoạch; nhiều nơi bị lấn chiếm, một số nơi có xung đột, tranh chấp.

Tại Hội thảo “Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp xanh, bền vững vùng Tây Nguyên gắn với quản lý, bảo vệ và phát triển rừng” tổ chức ở Tp. Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) ngày 4/4/2023, đại diện Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) khẳng định, quản lý rừng cộng đồng là một chủ trương lớn, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước trong thực hiện chính sách lâm nghiệp, góp phần xã hội hóa công tác bảo vệ rừng. Cộng đồng tham gia quản lý rừng có nhiều lợi ích tích cực trong quá trình quản lý rừng bền vững ở Việt Nam.

“Cộng đồng DTTS sống gắn bó với rừng nên khi phát huy tốt vai trò của họ thì sẽ tạo thêm sức mạnh đối với quản lý bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng, phục vụ trước hết cho lợi ích của cộng đồng, đồng thời góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Đặc biệt, cộng đồng có mặt hầu khắp mọi nơi, mọi lúc trong vùng núi, đây là một lợi thế mà các thành phần kinh tế khác không có. Lợi thế này giúp cho việc quản lý, bảo vệ rừng được thuận lợi hơn”, đại diện Cục Lâm nghiệp khẳng định.

Đại diện Cục Lâm nghiệp cũng cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, để quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng đất và rừng có hiệu quả thì cần thúc đẩy hợp tác quản lý rừng với cộng đồng, với giải pháp là thành lập các Tổ hợp tác cộng đồng quản lý rừng.

“Tổ hợp tác cộng đồng quản lý rừng được tự do thực hiện quản lý, bảo vệ rừng, hợp tác quản lý rừng để mở rộng phạm vi hoạt động; thực hiện mở và sử dụng tài khoản thanh toán; xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự; được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước như các hợp tác xã; được hưởng các quyền khác theo quy định của hợp đồng hợp tác”, đại diện Cục Lâm nghiệp đề xuất.

Hiện còn 3.337.770ha rừng nghèo, rừng nghèo kiệt, đất chưa có rừng nhưng chưa giao (không có chủ) tạm để UBND cấp xã quản lý.
Hiện còn 3.337.770 ha rừng nghèo, rừng nghèo kiệt, đất chưa có rừng nhưng chưa giao (không có chủ) tạm để UBND cấp xã quản lý. (Ảnh minh họa)

Thành lập Tổ hợp tác cộng đồng quản lý rừng cũng là khuyến nghị của PGs.Ts. Nguyễn Bá Ngãi - Phó Chủ tịch Hội Chủ rừng Việt Nam. Ngoài ra, để khuyến khích cộng đồng tham gia hợp tác quản lý rừng, ông Ngãi kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định về giao đất rừng và giao rừng cho cộng đồng dân cư; sửa đổi, bổ sung một số quy định về sử dụng rừng đặc dụng; sửa đổi, bổ sung một số quy định về hợp tác quản lý rừng đặc dụng và xây dựng, thực hiện Chương trình Quốc gia về quản lý, sử dụng hiệu quả trên 3,3 triệu ha đất rừng và rừng hiện chưa giao, đang được UBND cấp xã tạm quản lý.

Nhiều chuyên gia lâm nghiệp cũng cho rằng, để tăng cường xã hội hóa nghề rừng thì cần thiết lập một nền tảng cho kiện toàn chính sách, hệ thống những quy định đối với đất lâm nghiệp cộng đồng tại Việt Nam. Đây là chiến lược không chỉ để quản lý rừng bền vững mà còn góp phần quan trọng để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi - địa bàn hoạt động chính của ngành Lâm nghiệp.

Theo tổng hợp của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong 30 năm qua, nước ta đã mất khoảng 2,8 triệu ha rừng tự nhiên do chặt phá trái phép, chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Suy giảm diện tích rừng tự nhiên không chỉ làm giảm nguồn lợi từ rừng mà còn gây ra những tác động tiêu cực cho sự ổn định của hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và mất khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

Để giải quyết những thách thức thiên niên kỷ này, Việt Nam đang tập trung thực hiện Đề án trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025, trong đó có ít nhất 310 triệu cây xanh trồng tập trung trong rừng phòng hộ, đặc dụng và trồng mới rừng sản xuất.

Để đạt được mục tiêu trên, cần nhiều nguồn ngân sách, trong đó xã hội hóa đang được xem là nguồn quan trọng để huy động nguồn lực cho các hoạt động trồng và bảo vệ rừng. Chỉ tính trong năm 2022, tổng nguồn vốn đầu tư cho trồng cây, trồng mới rừng trên 3.520 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn huy động được từ xã hội hóa đạt 1.688 tỷ đồng, chiếm 48%.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Tin nổi bật trang chủ
Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Năm 2024 là năm “nước rút” để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tạo bứt phá để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Trong lĩnh vực công tác dân tộc, với quyết tâm cao nhất, Ủy ban Dân tộc đã và đang nỗ lực vượt khó khăn, quyết liệt tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao trong năm then chốt này, từ đó hoàn thành chương trình công tác toàn khóa.
Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Du lịch - Tào Đạt - 3 giờ trước
“Theo dấu chân Người” là chủ đề của chuỗi các hoạt động tháng 5/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Trong đó, có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức như “Bài ca dâng Bác”, “Tây Nguyên với Bác Hồ - Bác Hồ với Tây Nguyên”, tái hiện lễ mừng chiến thắng của dân tộc Gia Rai, tỉnh Gia Lai…
Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Media - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Những năm qua, Ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã quan tâm thực hiện tốt công tác bán trú cho học sinh vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, học sinh có điều kiện thuận lợi để đến trường học tập, nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai. Đặc biệt, chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Media - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Tp. Pleiku với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là sự kiện thường niên do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc, tạo cơ hội để người dân thắt chặt tinh thần đoàn kết, phát huy giá trị văn hóa trong đời sống.
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 4 giờ trước
Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 4 giờ trước
Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Chuyên đề - Song Vy - 4 giờ trước
Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) có trụ sở chính đặt tại ấp Phú Thạnh, thị trấn Mái Dầm, H.Châu Thành, Hậu Giang vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) liên quan nhân sự cấp cao thuộc NSH Petro.
Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Xã hội - T. Nhân- H. Trường - 4 giờ trước
Trước đây, Quảng Ngãi là một trong những địa phương có số lượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) rất lớn. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, đến nay tình trạng TH&HNCHT đã chấm dứt, những “lời ru buồn” trên non cao đã thưa dần.
Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Xã hội - Thúy Hồng - 4 giờ trước
UBND huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị và toàn bộ Nhân dân trên địa bàn huyện về việc mặc trang phục truyền thống các DTTS trên địa bàn huyện vào dịp Ngày hội Háng Pò năm 2024.
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Hà Giang đón gần 150 ngàn du khách

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Hà Giang đón gần 150 ngàn du khách

Du lịch - Vũ Mừng - 4 giờ trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, đã có 142.800 lượt khách đến Hà Giang, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023, công suất buồng phòng đạt 75 - 80%. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Bắt 2 đối tượng tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép

Bắt 2 đối tượng tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép

Pháp luật - Vũ Mừng - 4 giờ trước
Cơ quan An ninh Điều tra Công an tỉnh Hà Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam phục vụ điều tra đối với 2 đối tượng có hành vi tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép.