Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đội ngũ Người có uy tín - Điểm tựa của đồng bào DTTS ở Bình Phước

Minh Thu - 10:53, 04/10/2024

Những năm qua, đời sống kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Bình Phước có bước phát triển mạnh mẽ; an ninh - quốc phòng được giữ vững. Trong những thành quả đó, có sự đóng góp không nhỏ của những Người có uy tín tại các thôn, ấp.

Ông Lâm Hay (thứ 2 từ phải sang), Người có uy tín ấp Chàng Hai, xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh đi tuyên truyền bà con di dời chuồng trại gia súc ra kkhỏi nhà ở.
Ông Lâm Hay (thứ 2 từ phải sang), Người có uy tín ấp Chàng Hai, xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh đi tuyên truyền bà con di dời chuồng trại gia súc ra khỏi nhà ở

Nói dân hiểu, làm dân tin

Từ lâu, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Bình Phước đã là cầu nối quan trọng giữa cấp ủy đảng, chính quyền với Nhân dân. Bằng những việc làm cụ thể, vì cộng đồng, họ đã góp phần vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc, giữ vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo.

Đoàn kết là bài học quan trọng nhất và tôi luôn ý thức rõ vai trò, nhiệm vụ của mình. Ở địa phương, tôi vận động bà con không nghe và không làm theo kẻ xấu xúi giục, không phân biệt người Kinh, Tày, Nùng. Chúng ta cùng sinh sống trên quê hương Bình Phước, có đoàn kết mới đi đến thành công.

Ông Điểu GhếNgười có uy tín thôn 3, xã Đắk Ơ, huyện Bù Gia Mập.

Như ở xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh, từ lâu, vai trò của ông Lâm Hay, Người có uy tín ấp Chàng Hai đã được phát huy mạnh mẽ. Ông Lâm Hay là một trong những điển hình, gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua, các cuộc vận động ở địa phương.

Để đẩy mạnh công tác giảm nghèo trong đồng bào DTTS, ông Lâm Hay đã trực tiếp đến từng hộ dân hướng dẫn cách ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng các nguồn hỗ trợ hiệu quả. Ông tuyên truyền, vận động bà con hiến đất, cây trồng, đóng góp công sức xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, vận động 100% hộ dân trong ấp đưa đàn trâu, bò ra địa điểm nuôi nhốt tập trung hoặc xa khu dân cư để giữ gìn vệ sinh môi trường. Đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để xã Lộc Khánh về đích nông thôn mới năm 2021 và đang từng bước hoàn thành tiêu chí nông thôn mới nâng cao thời gian tới.

Ở huyện Bù Đăng, nói về ông Điểu Va, Người có uy tín thôn 2, xã Thống Nhất, bà con trong thôn luôn bày tỏ sự trân trọng, biết ơn. Bởi lẽ, trước đây, trong thôn xảy ra tình trạnh bán điều non, cầm cố đất để lấy tiền tiêu xài, bỏ bê lao động, sản xuất. Ông Điểu Va đã thuyết phục, vận động được 10 hộ dân không nghe lời kẻ xấu bán điều non thoát khỏi cảnh cầm cố tài sản, bán đất...

Ông Điểu Va, Người có uy tín ở thôn 2, xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng tặng gạo cho bà con nghèo, hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.
Ông Điểu Va, Người có uy tín ở thôn 2, xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng tặng gạo cho bà con nghèo, hoàn cảnh khó khăn tại địa phương

Anh Điểu Sơn, người dân thôn 2 nhớ lại: Chỉ vì mong có chiếc xe honda để đi lại và có tiền tiêu xài cá nhân, tôi đã bán gần 3ha điều non trong 3 năm với giá chỉ 30 triệu đồng; trong khi thu hoạch một mùa điều cũng đã có hơn 30 triệu đồng. Biết chuyện, già Va thuyết phục người mua điều để tôi trả lại nửa tiền rồi lấy vườn điều về. Sau nhiều lần phân giải, thuyết phục, vì quá nể già Va, người mua điều đồng ý thu thêm một mùa nữa rồi trả lại vườn điều cho tôi.

Điểm tựa của đồng bào DTTS

“Cái gùi này ngày trước đi rẫy dùng để mang cơm, mang lúa, là truyền thống của mình, các cháu đừng quên. Bất cứ lúc nào rảnh, ghé nhà ông sẽ dạy cho đan mấy cái này!”. Đó là lời căn dặn tâm huyết mà ông Điểu Yết, Người có uy tín thôn Bù Nga, xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập thường căn dặn lớp trẻ trong thôn.

Ông Điểu Yết là một trong những người đã và đang góp phần làm “sống lại” nghề đan lát của đồng bào Xtiêng ở Bù Gia Mập trước nguy cơ mai một. Ông dành nhiều thời gian dạy phụ nữ trong thôn đánh cồng chiêng; vận động bà con trong thôn tận dụng đất trống để trồng lá nhíp, đọt mây... vừa để cải thiện bữa ăn, vừa để bán và quảng bá món “canh thụt đọt mây, lá nhíp” phục vụ khách tham quan tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập. Cùng với đó, ông vận động 69 hộ dân trong thôn tham gia Tổ cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng. Bà con vừa có thu nhập ổn định, vừa nâng cao ý thức bảo vệ rừng.

Ông Điểu Yết, Người có uy tín ở thôn Bù Nga, xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập dạy phụ nữ trong thôn đánh cồng, chiêng (Ảnh: Báo Bình Phước).
Ông Điểu Yết, Người có uy tín ở thôn Bù Nga, xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập dạy phụ nữ trong thôn đánh cồng, chiêng. (Ảnh: Báo Bình Phước)

Cùng ở huyện Bù Gia Mập, ông Điểu Ghế, Người có uy tín ở thôn 3, xã Đắk Ơ luôn chú trọng công tác tuyên truyền, vận động đồng bào trong thôn tham gia Tổ nhận khoán bảo vệ rừng. Nhờ đó, người dân sinh sống xung quanh địa bàn không còn vào rừng khai thác trái phép.

Là Người có uy tín, ông Điểu Ghế thường xuyên phối hợp với chính quyền xã, các hội, đoàn thể đến tận nhà người dân tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vận động người dân áp dụng khoa học - kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, bỏ những tập quán lạc hậu… góp phần thay đổi đời sống người dân trong thôn. Đến nay, diện mạo thôn 3, đã có nhiều đổi thay, đời sống Nhân dân ổn định, số hộ nghèo giảm, một số hộ đã thoát nghèo và đang nỗ lực vươn lên làm giàu.

Ông Ðiểu Ghế (bìa phải), Người có uy tín ở thôn 3, xã Đắk Ơ, huyện Bù Gia Mập cùng các thành viên tổ giao khoán, lực lượng kiểm lâm tham gia tuần tra bảo vệ Vương Quốc gia Bù Gia Mập (Ảnh: Báo Bình Phước).
Ông Ðiểu Ghế (bìa phải), Người có uy tín ở thôn 3, xã Đắk Ơ, huyện Bù Gia Mập cùng các thành viên Tổ giao khoán, lực lượng kiểm lâm tham gia tuần tra bảo vệ Vương Quốc gia Bù Gia Mập. (Ảnh: Báo Bình Phước)

Phát huy mạnh mẽ vai trò trên nhiều lĩnh vực, những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Bình Phước đã và đang nỗ lực cống hiến cho thôn, ấp, cho vùng đồng bào DTTS ngày càng phát triển, đoàn kết để đi đến thành công. Như lời chia sẻ của ông Điểu Ghế: “Đoàn kết là bài học quan trọng nhất và tôi luôn ý thức rõ vai trò, nhiệm vụ của mình. Ở địa phương, tôi vận động bà con không nghe và không làm theo kẻ xấu xúi giục, không phân biệt người Kinh, Tày, Nùng. Chúng ta cùng sinh sống trên quê hương Bình Phước, có đoàn kết mới đi đến thành công” - ông Điểu Ghế chia sẻ.

Trên địa bàn tỉnh Bình Phước hiện có 345 Người có uy tín và 96 Già làng. Đây là những người được thụ hưởng chính sách đặc thù nên thường xuyên được cấp phát các ấn phẩm báo chí, tài liệu tuyên truyền, cập nhật kiến thức về công tác dân tộc, chính sách dân tộc; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Từ đó, họ đã tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS nâng cao ý thức, trách nhiệm, chịu khó lao động, sản xuất. Mỗi người đều có sức ảnh hưởng, mức độ đóng góp khác nhau trong cộng đồng nhưng ở họ đều có điểm chung là gương mẫu, tận tụy, nhiệt tình, nói đi đôi với làm. Họ như những cánh chim đầu đàn dẫn dắt cộng đồng vượt qua khó khăn, thử thách, tiến về phía trước.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sơn La: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng từ vốn Chương trình MTQG 1719

Sơn La: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng từ vốn Chương trình MTQG 1719

Tỉnh Sơn La vừa điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) theo hướng tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng.
Tin nổi bật trang chủ

"Giỗ Tổ Hùng Vương 2025: Hành trình về nguồn"

Sắc màu 54 - Phan Huy - 12 phút trước
Như lời hẹn ước thiêng liêng, tháng Ba về, triệu triệu trái tim con dân đất Việt lại cùng chung nhịp đập hướng về non thiêng Nghĩa Lĩnh chờ đón nhịp trống đồng khai hội Đền Hùng, tìm về nơi phát tích cội nguồn dân tộc với lòng tôn kính, tri ân công đức tổ tiên khai sơn, phá thạch, gây dựng nền móng giang sơn gấm vóc trao truyền cho cháu con xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử…
TP Hạ Long: Vượt khó, đưa nước sạch đến 10 xã miền núi, vùng cao

TP Hạ Long: Vượt khó, đưa nước sạch đến 10 xã miền núi, vùng cao

Xã hội - Mỹ Dung - 18 phút trước
Xác định, Việc đưa nước sạch về các thôn, xã miền núi vùng cao là một trong những nhiệm vụ mang ý nghĩa thiết thực nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, do vậy thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đang đẩy nhanh tiến độ cấp nước sạch cho 10 xã miền núi, dự kiến có khoảng 4.000 hộ dân được thụ hưởng.
Ninh Thuận: Chương trình MTQG 1719 đã thực sự đi vào cuộc sống

Ninh Thuận: Chương trình MTQG 1719 đã thực sự đi vào cuộc sống

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 20 phút trước
Nhờ đẩy mạnh triển khai các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ gần bốn năm nay, đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và niền núi tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều chuyển biến đáng kể.
Đồng Nai: Công ty Gỗ Johnson Wood bị xử phạt 550 triệu đồng vì chuyển giao chất thải nguy hại không đúng quy định

Đồng Nai: Công ty Gỗ Johnson Wood bị xử phạt 550 triệu đồng vì chuyển giao chất thải nguy hại không đúng quy định

Pháp luật - Duy Chí - 22 phút trước
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Quyết định số 979/QĐ-XPHC phạt Công ty CP Johnson Wood số tiền 550 triệu đồng về 2 hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.
Trưng bày hơn 300 hiện vật chuyên đề “Văn hoá Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng”

Trưng bày hơn 300 hiện vật chuyên đề “Văn hoá Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng”

Tin tức - Anh Trúc - 1 giờ trước
Ngày 31/3, tại Bảo tàng Hùng Vương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Văn hóa Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng”.
Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 29/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực. Nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang. “Vườn Địa Đàng” giữa vùng nắng gió. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người tiên phong trồng lúa nước ở Kỳ Neh

Người tiên phong trồng lúa nước ở Kỳ Neh

Phóng sự - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức Diệp, đến nay toàn thôn Kỳ Neh đã trồng được 15ha lúa nước. Theo đó, đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi ) nơi đây đã “được no cái bụng” đúng như mong muốn của Người có uy tín Hồ Đức Diệp.
Đạp xe qua biên giới, hữu nghị đồng hành

Đạp xe qua biên giới, hữu nghị đồng hành

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Ngày 31/3, tại huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra hoạt động đạp xe hữu nghị qua biên giới từ cửa khẩu Động Trung (Trung Quốc) - Hoành Mô (Việt Nam) đến trung tâm huyện Bình Liêu, với chủ đề “Đạp xe qua biên giới, hữu nghị đồng hành”.
Xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi

Xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi

Kinh tế - Thanh Phong - 1 giờ trước
Hiện nay nhiều sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) đã được đầu tư theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn với những truyền thống văn hóa, tập quán sản xuất. Điều này làm nên sự hấp dẫn trong mắt người tiêu dùng hiện đại. Nhiều sản phẩm đã trở thành thế mạnh của địa phương được tiêu thụ ở các kênh phân phối và xuất khẩu. Bên cạnh việc tập trung chỉ đạo, hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, trong thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã đồng hành với nông dân trong xây dựng thương hiệu nông sản để quảng bá và vươn ra các thị trường lớn hơn.
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Ban Bí thư về công tác dân tộc, tôn giáo

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Ban Bí thư về công tác dân tộc, tôn giáo

Thời sự - T.Nhân - H.Trường - N.Triều - 1 giờ trước
Ngày 31/3, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức "Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Ban Bí thư về công tác dân tộc, tôn giáo". Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì Hội nghị.
6 người uống rượu trái cây phải đi cấp cứu

6 người uống rượu trái cây phải đi cấp cứu

Tin tức - Anh Trúc - 1 giờ trước
6 người đàn ông uống rượu trái cây khi đi du lịch Ninh Thuận, trên đường trở về Tiền Giang phải vào viện cấp cứu.