Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đôi bờ Sê Pôn

Minh Ngọc - Kim Vương - 19:39, 22/08/2024

Ở nơi biên thùy, nghĩa tình của những người dân bản nhỏ như xóa nhòa những khoảng cách, họ cùng giúp nhau vượt qua gian khó, phát triển kinh tế và vun bồi mối thâm tình của cư dân hai bên biên giới Việt - Lào ngày càng gắn kết.

Lực lượng chức năng 2 nước thường xuyên tổ chức tuần tra kiểm soát chung đường biên giới
Lực lượng chức năng 2 nước thường xuyên tổ chức tuần tra kiểm soát chung đường biên giới

Từ mạch nguồn Sê Pôn

Sông Sê Pôn chạy dọc Trường Sơn đi qua tỉnh Quảng Trị trở thành biên giới giữa 2 nước Việt Nam - Lào. Đồng bào dù sinh sống 2 bên biên giới nhưng đồng điệu văn hóa, phong tục tập quán đã gắn kết họ lại với nhau. Đặc biệt, từ khi 2 nước láng giềng xây dựng mô hình kết nghĩa bản - bản, đồng bào thường qua lại thăm thân, mối thân tình giữa 2 dân tộc, 2 đất nước anh em thêm thắm đượm. Người dân hai bên biên giới cùng nhau đoàn kết, bảo vệ biên giới, bảo vệ cột mốc, giúp nhau làm nương rẫy, phát triển kinh tế, đời sống ngày càng nâng lên.

Mô hình kết nghĩa bản - bản được triển khai từ năm 2005, đến nay đã có 25 cặp bản kết nghĩa giữa tỉnh Quảng Trị, Việt Nam với 2 tỉnh Savanakhet và Salavan Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Nơi biên giới, cư dân ở hai quốc gia Việt Nam và Lào cùng chia sẻ mạch nước mát của dòng Sê Pôn, cùng sinh sống thuận hòa.

Thôn Long Thành, xã Tân Long, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam và bản Ma Hạt, cụm bản Ka Túp - Ma Hạt, huyện Sê Pôn, tỉnh Savanakhet, Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã tổ chức kết nghĩa bản - bản hai bên biên giới vào tháng 4/2009. Sau 15 năm kết nghĩa, tình đoàn kết giữa hai thôn, bản đã nâng lên tầm cao mới, sâu sắc và toàn diện hơn. Ngày 02/5/2024 vừa qua, các địa phương hai bên biên giới đã phối hợp tổ chức sơ kết 15 năm kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới tại thôn Long Thành, xã Tân Long. Đại diện lãnh đạo UBND huyện Hướng Hóa, UBND huyện Sê Pôn, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, chính quyền địa phương và đông đảo Nhân dân hai thôn, bản cũng đều có mặt. Gặp lại những người láng giềng, những người anh em kết nghĩa, ai cũng tay bắt mặt mừng.

Tương tự, đã 17 năm nay, người dân bản La Lay A Sói, huyện Sa Muồi, tỉnh Salavan, Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và bản La Lay, xã A Ngo, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam luôn gắn bó mật thiết với nhau thông qua kết nghĩa bản - bản.

Ông Hồ Văn Thủy, Trưởng thôn La Lay, xã A Ngo, huyện Đakrông cho biết: “Sau khi kết nghĩa, 2 cặp bản thường xuyên giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế - xã hội. Hai bên đã trao tặng cây giống, con giống, hỗ trợ nhau kỹ thuật nuôi, trồng. Mỗi khi có việc, các già làng hay các vị chức sắc của hai bản lại gặp gỡ, xử lý những việc xảy ra nơi vùng biên giới. Những tranh chấp lớn nhỏ được phân xử rạch ròi, làm rõ trước sự đồng thuận của đôi bên”.

Bộ đội Biên phòng tặng quà cho bà con các bản Lào dọc biên giới
Bộ đội Biên phòng tặng quà cho bà con các bản Lào dọc biên giới

Vun đắp mối quan hệ hữu nghị bền chặt

Mô hình kết nghĩa bản - bản được triển khai từ năm 2005, đến nay đã có 25 cặp bản kết nghĩa giữa tỉnh Quảng Trị, Việt Nam với 2 tỉnh Savanakhet và Salavan Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Nơi biên giới, cư dân ở hai quốc gia Việt Nam và Lào cùng chia sẻ mạch nước mát của dòng Sê Pôn, cùng sinh sống thuận hòa. Họ đùm bọc nhau qua chiến tranh, cùng rũ bùn đứng dậy qua những trận lũ rừng. Tình cảm giữa người dân đôi bờ cứ thế mà nảy sinh, bồi đắp, bền chặt.

Khi đã “kết nghĩa”, mối quan hệ đoàn kết giữa Nhân dân hai bản và hai nước càng thêm mặn nồng. Họ cùng phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, động viên nhau giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa từng dân tộc, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, xây dựng biên giới hòa bình hữu nghị.

Ông Phạm Trọng Hổ, Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị cho biết, Quảng Trị là tỉnh đầu tiên trong cả nước triển khai xây dựng mô hình “Kết nghĩa bản - bản” từ sáng kiến của Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị. Đến nay, dọc tuyến biên giới tỉnh Quảng Trị với Lào có 25 cặp bản đối diện hai bên biên giới tổ chức kết nghĩa.

Sơ kết việc thực hiện kết nghĩa vừa qua giữa các cặp bản ở tỉnh Quảng Trị, Việt Nam và tỉnh Savanakhet, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã khẳng định: Mô hình kết nghĩa bản - bản của tỉnh Quảng Trị là cách làm sáng tạo trong chính sách đối ngoại Nhân dân của Đảng ta. Hằng năm, tỉnh Quảng Trị sử dụng ngân sách địa phương để hỗ trợ xây dựng một số dự án như: trường học; trạm xá; công trình điện, nước; cung cấp cây, con giống; khảo sát các dự án trồng rừng, cây công nghiệp như cà phê, sắn nguyên liệu, cao su, hồ tiêu và một số dự án trong lĩnh vực công nghệ thông tin; tổ chức lớp dạy tiếng Việt cho người Lào các bản giáp biên giới.

Việc kết nghĩa bản - bản hai bên biên giới không chỉ góp phần ổn định chính trị, bảo đảm được tình hình an ninh trật tự mà còn phát triển kinh tế - xã hội, khơi dậy truyền thống đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt - Lào, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định lâu dài, hợp tác hai nước cùng phát triển là việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng. Dòng Sê Pôn tuy là biên giới tự nhiên, nhưng chẳng thể nào chia cắt được nghĩa tình của hai bản, hai nước đã kết nghĩa cùng nhau.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tạm giữ hình sự tài xế vụ lật xe khách nhiều người thương vong

Tạm giữ hình sự tài xế vụ lật xe khách nhiều người thương vong

Ngày 12/9, Thượng tá Phùng Minh Trí - Trưởng Công an huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk cho biết: Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện vừa ra quyết định tạm giữ hình sự đối với tài xế Võ Thanh Hưng (37 tuổi), trú thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk để điều tra về hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại Phú Thọ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại Phú Thọ

Thời sự - PV - 22:45, 12/09/2024
Chiều 12/9, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương đã tới kiểm tra công tác phòng chống, khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra và thăm hỏi, động viên Nhân dân vùng lụt bão tại tỉnh Phú Thọ.
Cơ quan Thường trực Bộ Tư lệnh BĐBP tại TP. Hồ Chí Minh hướng về đồng bào miền Bắc

Cơ quan Thường trực Bộ Tư lệnh BĐBP tại TP. Hồ Chí Minh hướng về đồng bào miền Bắc

Tin tức - Như Tâm - 21:41, 12/09/2024
Chiều 12/9, tại TP. Hồ Chí Minh, Cơ quan Thường trực Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã tổ chức Lễ tiếp nhận ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3. Thiếu tướng Trần Ngọc Hữu - Phó Tư lệnh BĐBP chủ trì buổi lễ.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Nông Thị Hà thăm, hỗ trợ gia đình các nạn nhân thiệt mạng trong cơn bão số 3 tại Cao Bằng

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Nông Thị Hà thăm, hỗ trợ gia đình các nạn nhân thiệt mạng trong cơn bão số 3 tại Cao Bằng

Tin tức - Minh Thu - 21:36, 12/09/2024
Tiếp tục chuyến công tác tại tỉnh Cao Bằng, chiều tối 12/9, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà làm Trưởng đoàn đã đi thăm, động viên, chia sẻ những khó khăn, mất mát với Nhân dân huyện Nguyên Bình bị thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão YAGI).
Tổ chức cuộc thi ảnh “Tràng Định xưa và nay” và cuộc thi thiết kế biểu trưng huyện Tràng Định năm 2024

Tổ chức cuộc thi ảnh “Tràng Định xưa và nay” và cuộc thi thiết kế biểu trưng huyện Tràng Định năm 2024

Tin tức - Ngọc Vân - 17:42, 12/09/2024
UBND huyện Tràng Định (Lạng Sơn) vừa ban hành Kế hoạch: Tổ chức cuộc thi ảnh “Tràng Định xưa và nay” và Cuộc thi thiết kế biểu trưng (logo) huyện Tràng Định năm 2024.
Kon Tum: Phát động ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3

Kon Tum: Phát động ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3

Nhịp cầu nhân ái - Ngọc Chí - 17:38, 12/09/2024
Chiều 12/9, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kon Tum đã tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Yên Bái: Công tác cứu trợ người dân bị cô lập do lũ đang gặp rất nhiều khó khăn

Yên Bái: Công tác cứu trợ người dân bị cô lập do lũ đang gặp rất nhiều khó khăn

Tính đến thời điểm hiện tại, giao thông vào xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái vẫn đang bị tê liệt hoàn toàn, bởi nước lũ dâng cao suốt nhiều ngày qua. Hàng trăm hộ dân thôn Hạnh Phúc và Minh Tân của xã phải sống trong cảnh “màn trời chiếu đất”, không điện, không nước, thiếu lương thực trầm trọng…
Ngành Công tác Dân tộc địa phương cần phối hợp với các đơn vị liên quan để có thông tin chính xác thiệt hại ở vùng DTTS do thiên tai

Ngành Công tác Dân tộc địa phương cần phối hợp với các đơn vị liên quan để có thông tin chính xác thiệt hại ở vùng DTTS do thiên tai

Tin tức - Trọng Bảo - 17:36, 12/09/2024
Đây là chỉ đạo của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh tại buổi làm việc, kiểm tra thiệt hại do thiên tai, mưa lũ gây ra trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
VNPT triển khai gói hỗ trợ trị giá 50 tỷ đồng, khắc phục hậu quả cơn bão số 3

VNPT triển khai gói hỗ trợ trị giá 50 tỷ đồng, khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Xã hội - Vân Khánh - 17:04, 12/09/2024
Ngày 12/9, tại Hà Nội, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã công bố gói hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3 trị giá 50 tỷ đồng, đồng thời tổ chức Lễ phát động quyên góp, ủng hộ các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão.
Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Thiệt hại nặng nề về hạ tầng (Bài 1)

Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Thiệt hại nặng nề về hạ tầng (Bài 1)

Thời sự - Sỹ Hào - 16:59, 12/09/2024
Cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 kết thúc chưa được bao lâu thì các địa phương vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã hứng chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai, nhất là ảnh hưởng của cơn bão số 3. Điều này có thể dẫn tới những sai số dữ liệu đã được điều tra so với thực tế hiện nay. Vì vậy, khi phân tích dữ liệu điều tra cần có sự thận trọng, đánh giá đa chiều và cập nhật số liệu mới để tránh sai số, từ đó phục vụ công tác dân tộc, chính sách dân tộc trong giai đoạn tới.
Chung tay xóa nhà tạm cho đồng bào DTTS

Chung tay xóa nhà tạm cho đồng bào DTTS

Media - Ngọc Chí - 16:29, 12/09/2024
Huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum có hơn 86% dân số là đồng bào DTTS, chủ yếu là dân tộc Gié Triêng, Xơ Đăng. Những năm qua, huyện đã triển khai thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước, huy động nguồn lực xã hội hóa giúp đồng bào DTTS xóa nhà tạm. Qua đó, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Khuyến nông cộng đồng - Mô hình hiệu quả ở Kon Tum

Khuyến nông cộng đồng - Mô hình hiệu quả ở Kon Tum

Media - Ngọc Chí - 16:21, 12/09/2024
Sau 2 năm triển khai, mô hình tổ khuyến nông cộng đồng tại vùng Tây Nguyên, với sự tham gia tư vấn, hỗ trợ tích cực của đội ngũ khuyến nông cộng đồng đã giúp bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Kon Tum mạnh dạn thay đổi, phát triển mở rộng diện tích sản xuất cà phê có chứng nhận quốc tế.