Tục căng chỉ đỏ là một trong những nghi thức đặc biệt, quan trọng trong lễ cưới của người Dao Thanh Y Tục căng chỉ đỏ là một trong những nghi thức đặc biệt quan trọng trong lễ cưới của người Dao Thanh Y. Khi đoàn rước dâu của nhà trai đến trước cửa nhà gái, họ sẽ bị chặn lại bởi một sợi chỉ đỏ hoặc dây đỏ do các thầy cúng nữ (thầy mụ) căng ngang cổng.
Để vượt qua "rào cản" này, nhà trai phải hát giao duyên, trả lời câu đố hoặc thực hiện thử thách do nhà gái đưa ra và nộp lễ vật (tiền hoặc rượu, bánh)...; Sau đó, sợi chỉ đỏ mới được gỡ xuống cho phép họ chính thức vào đón cô dâu.
Tục căng chỉ đỏ được truyền từ đời này sang đời khác, đã trở thành một nét truyền thống không thể thiếu trong Lễ rước dâu. Ông Voòng Phúc Niệp, Người có uy tín thôn Ngàn Phe, xã Đồng Tâm chia sẻ: “Tục căng chỉ đỏ trong Lễ rước dâu của người Dao Thanh Y không chỉ làm cho đám cưới thêm sinh động, mà còn góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống. Thủ tục này mang ý nghĩa ngăn chặn điều xui rủi và thử thách sự chân thành của nhà trai”.
Trong suốt quá trình làm lễ, cô dâu, chú rể phải bịt mặt bằng khăn mặt mới hoặc khăn do cô dâu tự thêuMột trong những phong tục đặc biệt trong Lễ rước dâu của người Dao Thanh Y, là cô dâu phải khóc khi rời nhà mẹ đẻ. Đây không chỉ là biểu hiện của sự lưu luyến, mà còn thể hiện lòng hiếu thảo đối với cha mẹ và quê hương
Theo quan niệm của người Dao Thanh Y, nếu cô dâu không khóc, cuộc sống sau này có thể gặp nhiều trắc trở. Nước mắt của cô dâu không chỉ tượng trưng cho sự bịn rịn, mà còn là cách để bày tỏ lòng biết ơn đối với đấng sinh thành, trước khi bước vào cuộc sống mới.
“Điều này tôi đã được người lớn trong nhà dặn đi dặn lại cho trước ngày tổ chức đám cưới. Nếu không khóc, có thể sau này cuộc sống gia đình sẽ gặp khó khăn, trắc trở. Đây cũng là một cách để tôi thể hiện tình cảm của mình với đáng sinh thành của mình”, cô dâu Tằng Thị Quý trải lòng.
Cô dâu được hỗ trợ sửa soạn trang phục trên đường về nhà chồngTùy vào điều kiện địa hình và phong tục từng dòng họ, cô dâu có thể được rước bằng kiệu hoặc đi bộ từ nhà gái về nhà trai. Tại nhà chồng, cô dâu chú rể được dắt đi vòng quanh mâm chỉ có hai bát cơm trắng cùng hai chén rượu để làm thủ tục nhập gia. Mẹ chồng hướng dẫn cô dâu nhóm lửa trong bếp... Kể từ đây, cô dâu chính thức trở thành một thành viên của gia đình mới, sẵn sàng vun vén hạnh phúc.
Khi đoàn đón dâu về đến cổng, nhà trai cho đốt đốm lửa nhỏ để cô dâu, chú rể và đoàn bước qua với ý nghĩa xua đi những điều không tốt
Cô dâu chú rể được dắt đi vòng quanh mâm chỉ có hai bát cơm trắng cùng hai chén rượu để làm thủ tục nhập giaLễ rước dâu của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu, không chỉ đơn thuần là nghi thức cưới hỏi mà còn ẩn chứa tình cảm gia đình sâu sắc, sự gắn kết cộng đồng và lòng tôn kính tổ tiên. Những phong tục độc đáo ấy đã khắc họa bản sắc riêng của người Dao Thanh Y, trở thành di sản văn hóa cần được gìn giữ và phát huy trong thời hiện đại.