Trong 2 ngày (09 và 10/3), tại xã Bằng Cả, TP.Hạ Long (Quảng Ninh) đã diễn ra Hội làng truyền thống năm 2024. Đây được xem là một trong những nét đẹp văn hóa độc đáo của đồng bào Dao Thanh Y tại vùng cao nơi đây.
Giáo dục -
Phạm Thu Huyền – Vũ Ngọc Đại -
10:30, 03/01/2021 Nằm trên địa bàn xã Thượng Yên Công, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, đa số học sinh là con em đồng bào dân tộc Dao (nhóm Dao Thanh y), những năm qua, Trường THCS Lý Tự Trọng đã tích cực đưa văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số vào hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường.
Cùng với tiếng nói, chữ viết, trang phục truyền thống được xem là vốn quý của mỗi dân tộc. Trải qua thời gian, trang phục dân tộc của người Dao Thanh Y ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) vẫn giữ được những nét đẹp biểu trưng gắn với câu chuyện riêng có trong đời sống người Dao.
Hội Cầu an là lễ hội cúng thần của người Dao Thanh Y ở xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Lễ hội được tổ chức 4 lần trong năm, gồm 13 nghi thức chủ yếu được thể hiện bằng những màn múa võ truyền thống. Mỗi nghi lễ lại là một màn múa mang ý nghĩa khác nhau.
Danh hiệu "Người tô thêm nét đẹp cho phụ nữ bản Dao”, được người dân trong vùng yêu mến đặt cho bà Chìu Thị Lan, bản Mố Kiệc, xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà (Quảng Ninh). Bà là người có nhiều đóng góp tích cực trong việc lưu giữ và truyền dạy những nét văn hóa truyền thống của đồng bào Dao, trong đó có tục vấn tóc cho phụ nữ Dao Thanh Y có thể xem là cả một nghệ thuật không phải phụ nữ nào cũng làm được
Trong 2 ngày (10 và 11/3), tại xã Quảng Đức, huyện Hải Hà (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Sóng Mun” cầu bình an - cầu may mắn của đồng bào dân tộc Dao Thanh Y. Lễ hội thu hút đông đảo Nhân dân và du khách tham gia.
Với niềm say mê và ý thức gìn giữ vốn văn hóa của tổ tiên, hơn 20 năm qua, ông Triệu Quang Bình, thôn Mùng, xã Dương Hưu, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang hằng ngày bỏ công sức, thời gian để khôi phục, gìn giữ bản sắc của đồng bào Dao ở miền sơn cước này...