Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định số 2313/QĐ-BVHTTDL ngày 09/8/2024 về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Nghi lễ Tết Xíp xí của người Thái trắng huyện Quỳnh Nhai, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La”.
Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia vừa hoàn thành báo cáo về khai quật khảo cổ di tích Tháp đôi Liễu Cốc (ở làng Liễu Cốc Thượng thuộc Tổ dân phố Xuân Tháp, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế). Đây là một công trình kiến trúc tôn giáo và là di tích kiến trúc nghệ thuật đánh dấu một giai đoạn phát triển trong lịch sử, văn hoá dân tộc Việt Nam nói chung và dân tộc Chăm nói riêng.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã bổ sung thêm 17 di sản vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có di sản văn hóa tín ngưỡng vùng đồng bào DTTS, là Nghi lễ Tết Xíp xí của người Thái trắng (Sơn La), Lễ hội Gầu tào của người Mông (Yên Bái) Lễ hội Giã cốm của người Tày (Tuyên Quang)…
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1150/QĐ-BVHTTDL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống – nghề cói Kim Sơn, thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ghi danh nghệ thuật trang trí cây nêu của người Co (huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi) trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lào ở ở huyện Điện Biên và huyện Điện Biên Đông, cùng nghề làm bánh khẩu xén, bánh chí chọp của người Thái trắng ở thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.
Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng sẽ được tổ chức trong khuôn khổ Festival “Cù Lao Chàm - Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 tại xã đảo Tân Hiệp (Quảng Nam).
Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Quảng Bình vừa tổ chức Lễ đón nhận bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghệ thuật trình diễn dân gian hát Kiều ở các huyện: Quảng Trạch, Tuyên Hóa, thị xã Ba Đồn và Hát ru làng biển Cảnh Dương, xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Tin tức -
Thanh Nguyên -
00:55, 27/02/2024 Nghề truyền thống đan võng từ vỏ cây ngô đồng tại xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, Quảng Nam mới đây được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Festival trình diễn Khèn Mông và lễ công bố Quyết định đưa "Nghệ thuật biểu diễn khèn của người Mông huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái", Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và Lễ hội Hoa tớ dày năm 2023 sẽ được khai mạc tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái vào ngày 23/12 tới.
Vừa qua, UBND huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Chùa Bắc Nga và công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Lễ hội truyền thống Chùa Bắc Nga, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch vừa có quyết định đưa Lễ hội Đom Lơng Néak Tà của người Khmer tỉnh Trà Vinh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình lễ hội truyền thống.
Nghề dệt choàng (dệt khăn rằn) xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp vừa vinh dự đón nhận bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề thủ công truyền thống.
Tri thức thổ canh hốc đá của đồng bào các dân tộc sinh sống trên Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) đã công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Phương thức canh tác này phản ánh đầy đủ nhất từ kỹ thuật xếp nương đá, tận dụng những hốc đá và gùi đất đổ vào hốc đá để trồng cây lương thực; là minh chứng cho nghị lực chiến thắng tự nhiên, cũng thể hiện ý chí “sống trên đá, thoát nghèo trên đá và làm giàu trên đá”.
Tin tức -
Thanh Nguyên -
19:16, 04/03/2024 Vừa qua, tại khai mạc Lễ hội “Hương sắc Na Hang năm 2024” được tổ chức tại Tuyên Quang, Ban Tổ chức Lễ hội đã công bố Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho hình thức hát Quan làng của đồng bào dân tộc Tày ở Tuyên Quang.
Tin tức -
Thanh Nguyên -
21:35, 14/01/2024 Vừa qua, trong Hội nghị tổng kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La đã công bố các quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) về danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với một số di sản của các dân tộc tỉnh Sơn La.
Ngày 18/5, chào mừng Kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023) và kỷ niệm Ngày Quốc tế Bảo tàng, tỉnh Bình Phước tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận, đưa nghề thủ công truyền thống Dệt thổ cẩm của người Mnông vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Ba Na (tỉnh Kon Tum) vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là động lực để tỉnh Kon Tum tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nói chung, nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Ba Na nói riêng trên địa bàn.
Quyết định số 1400/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành ngày 1/6/2023 đã đưa Nghệ thuật trình diễn dân gian Hát ru của người Tày xã Giáo Hiệu, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa công bố Quyết định số 1404/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận 4 loại hình nghệ thuật của tỉnh Điện Biên vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.