Sáng 11/3 (tức 20/2 âm lịch), tại Đền Bà Triệu (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc), UBND tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2023, Kỷ niệm 1775 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh và đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội Đền Bà Triệu.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có 13 quyết định về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 482/QĐ-BVHTTDL về việc đưa Nghệ thuật trình diễn dân gian Múa đèn chạy chữ, hát chèo chải cổ, xã Thiệu Quang, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nghề làm muối ớt Tây Ninh vừa được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành hàng loạt các quyết định về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, 14 di sản ở các tỉnh, thành phố được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt này.
Thông tin từ UBND huyện Quan Sơn (Thanh Hóa), từ ngày 28/2 - 1/3, huyện Quan Sơn sẽ tổ chức Lễ hội Mường Xia năm 2023 và tổ chức đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Mường Xia.
Lễ đón nhận Bằng công nhận văn hóa phi vật thể quốc gia và Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2023 sẽ được tỉnh Thanh Hóa tổ chức từ ngày 11 - 13/3. Lễ hội năm nay cũng là dịp kỷ niệm 1.775 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh (22/2 năm Mậu Thìn 248 - 22/2 năm Quý Mão 2023).
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Kế hoạch số 13/KH-UBND về việc thực hiện Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 154/QĐ-BVHTTDL về việc ghi danh Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai (Hà Nội) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Trong hai ngày 5 và 6/2 (tức ngày 15 và 16 tháng Giêng), tỉnh Long An tổ chức Lễ hội Làm Chay tại Đình Tân Xuân, thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, với nhiều hoạt động phong phú.
Tin tức -
Nguyệt Anh -
18:59, 05/02/2023 Sáng 5/2, tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao Quyết định công nhận lễ hội Tết Nguyên tiêu ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định số 73/QĐ-BVHTTDL về việc đưa Lễ hội Đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Ngày 16/12, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ công bố Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và Lễ trao tặng, truy tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể.
Cồng chiêng là loại hình văn hóa đặc sắc, đầy sức hấp dẫn của dân tộc Mường, tỉnh Hòa Bình. Từ bao đời nay, âm thanh cồng chiêng luôn gắn liền với phong tục, tập quán, lễ nghi trong đời sống tâm linh của người Mường. Văn hóa cồng chiêng được sáng tạo và lưu truyền hàng nghìn năm trong đời sống cộng đồng người Mường, góp phần quan trọng làm nên bản sắc văn hóa riêng của dân tộc.
Ngày 10/10, tại xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên Đông), UBND huyện Điện Biên Đông phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ công bố và trao Chứng nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia đối với Lễ Mừng cơm mới của người Xinh Mun ở xã Chiềng Sơ.
Sắc màu 54 -
Thuỳ Anh - Trọng Bảo -
16:51, 19/08/2022 Lễ hội đua ngựa truyền thống của Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) đã trở thành thương hiệu gắn liền với địa danh Cao nguyên trắng, được tổ chức thường niên vào tháng 6 hàng năm lồng ghép với các hoạt động văn hoá, du lịch của địa phương. Đặc biệt là từ khi lễ hội trở thành Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đang ngày càng thu hút du khách đến với Bắc Hà trong mùa lễ hội.
Thông tin từ UBND huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận nghề dệt của dân tộc Dao họ trên địa bàn huyện là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa quyết định công bố Lễ hội Khai hạ và Tri thức lịch Đoi (lịch Tre) của người Mường vào danh mục văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là sự kiện đặc biệt của người dân xứ Mường Hòa Bình.
Lễ hội Dinh Thầy Thím tại tỉnh Bình Thuận từ lâu được xem là Lễ hội truyền thống đặc sắc, tiêu biểu không chỉ của cộng đồng người dân địa phương mà còn là di sản văn hóa chung của nhiều tỉnh, thành lân cận ở khu vực phía Nam.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH TT&DL) phối hợp với UBND huyện Thuận Bắc vừa tổ chức Lễ công bố và đón nhận Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Nghi lễ đầu năm của người Chăm ở làng Bỉnh Nghĩa” (xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận).