Trước đó, UBND tỉnh Tây Ninh đã đề nghị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa nghề này vào Danh mục văn hóa phi vật thể Quốc gia - loại hình nghề thủ công truyền thống đặc sắc, có tính đại diện, thể hiện bản sắc cộng đồng địa phương, trao truyền qua nhiều thế hệ và được người dân tự nguyện cam kết bảo vệ.
Đây là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thứ 8 của tỉnh Tây Ninh được công nhận cùng với Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ, Lễ Kỳ yên đình Gia Lộc, Múa trống Chhay dăm, Nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng, Lễ vía bà Linh Sơn Thánh Mẫu núi Bà Đen, Lễ hội Quan Lớn Trà Vong Tân Biên và Nghệ thuật chế biến món ăn chay.
Theo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Tây Ninh, toàn tỉnh hiện có 37 cơ sở đăng ký thương hiệu hành nghề làm muối ớt chính thức, tập trung ở huyện Gò Dầu, thị xã Trảng Bảng, thị xã Hoà Thành, Tp. Tây Ninh và rải rác ở huyện Châu Thành, Bến Cầu, Dương Minh Châu...