Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đề nghị Quốc hội phê chuẩn gia nhập Công ước 105 của ILO

PV - 15:44, 28/04/2020

Sáng 28/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến và nhất trí đề nghị Quốc hội phê chuẩn gia nhập Công ước 105 về Xoá bỏ lao động cưỡng bức của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).

Toàn cảnh phiên họp của UBTVQH sáng 28/4. Ảnh: VGP/ Lê Sơn.
Toàn cảnh phiên họp của UBTVQH sáng 28/4. Ảnh: VGP/ Lê Sơn.

Thời điểm chín muồi để gia nhập Công ước 105

Theo Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung, Công ước số 105 về Xóa bỏ lao động cưỡng bức là một trong tám công ước cơ bản của ILO và được ILO thông qua ngày 25/6/1957. Công ước số 105 là Công ước cùng cặp với Công ước số 29 trong nhóm tiêu chuẩn quốc tế về xóa bỏ lao động cưỡng bức (Việt Nam đã gia nhập Công ước số 29 năm 2007).

Trong bối cảnh Việt Nam đang tăng cường hội nhập kinh tế - quốc tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc gia nhập Công ước số 105 là rất cần thiết và có ý nghĩa trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế - xã hội và pháp lý.

Việc gia nhập Công ước góp phần khẳng định và thực hiện đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước, đồng thời tiếp tục khẳng định cam kết chính trị mạnh mẽ của Việt Nam với tư cách là quốc gia thành viên của ILO. Đặc biệt trong bối cảnh nước ta đang hội nhập kinh tế - quốc tế một cách sâu rộng, đã tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và chuẩn bị tiến tới phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), việc gia nhập Công ước số 105 nói riêng và các Công ước cơ bản còn lại của ILO nói chung là hết sức cần thiết trong thời điểm hiện nay.

Tờ trình của Chủ tịch nước khẳng định: Gia nhập và thực hiện Công ước sẽ góp phần ngăn chặn các nguy cơ cưỡng bức lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, giúp cho môi trường lao động ổn định, hài hòa, thông qua đó tác động tích cực đến nâng cao năng suất lao động, giúp hàng hóa của Việt Nam có điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận thị trường quốc tế, từ đó giúp cho nền kinh tế phát triển bền vững và bảo đảm công bằng xã hội tốt hơn trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Trong thời gian qua, hệ thống pháp luật Việt Nam đã liên tục được hoàn thiện, bao gồm: bãi bỏ Pháp lệnh Lao động công ích; ban hành Hiến pháp 2013, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Luật Dân quân tự vệ năm 2019, Bộ luật Lao động năm 2019.

“Với những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, chủ chương nhất quán về hội nhập kinh tế quốc tế và sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật thời gian qua, việc xem xét gia nhập Công ước số 105 tại thời điểm hiện nay là chín muồi và hết sức cần thiết”, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước nhấn mạnh.

“Giấy thông hành”, giúp hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam tiếp cận thị trường toàn cầu

Thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung trình bày báo cáo thuyết minh về việc gia nhập Công ước 105 của Tổ chức Lao động quốc tế về Xoá bỏ lao động cưỡng bức.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu rộng, việc gia nhập Công ước số 105 là rất cần thiết và có ý nghĩa trên tất cả các mặt chính trị, pháp lý và kinh tế - xã hội, cụ thể như sau:

Tiêu chuẩn lao động quốc tế về xóa bỏ lao động cưỡng bức quy định trong Công ước số 105 được quốc tế coi là một trong những tiêu chuẩn lao động cơ bản, thể hiện giá trị tiến bộ của nhân loại về lao động vì lao động cưỡng bức tước đi quyền tự do và phẩm giá của người lao động. Trong hệ thống luật pháp Việt Nam, lao động cưỡng bức bị nghiêm cấm dưới mọi hình thức và có những chế tài xử lý nghiêm khắc đối với hành vi này và đã được quy định trong Hiến pháp, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Lao động.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu rõ: Việc gia nhập Công ước số 105 sẽ góp phần khẳng định việc thực hiện đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế của Việt Nam. Đồng thời, cũng là thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Việc gia nhập Công ước số 105 sẽ thúc đẩy việc thực hiện tốt hơn trên thực tế quy định nhất quán của Nhà nước ta là xóa bỏ lao động cưỡng bức, đảm bảo quyền con người, quyền công dân.

Việt Nam gia nhập Công ước số 105 đồng thời là để thực hiện nghĩa vụ quốc gia thành viên của ILO. Theo Tuyên bố năm 1998 của ILO, các quốc gia thành viên của ILO dù đã gia nhập hay chưa gia nhập 08 công ước cơ bản của ILO, trong đó có Công ước số 105 thì vẫn có nghĩa vụ thực hiện những tiêu chuẩn lao động quốc tế được quy định trong các công ước này.

“Chính vì thế, việc gia nhập và thực hiện Công ước số 105 của ILO sẽ vừa góp phần bảo đảm môi trường kinh doanh quốc gia lành mạnh, công bằng; vừa góp phần giúp cho hàng hóa của các doanh nghiệp khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài tránh được các rủi ro bị tẩy chay bởi quốc gia nhập khẩu hàng hóa đó. Việc không sử dụng lao động cưỡng bức trong quá trình sản xuất ra các loại hàng hóa, dịch vụ được coi là một thành phần của “giấy thông hành”, giúp hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam tiếp cận thị trường toàn cầu, nhất là thị trường EU và Hoa Kỳ”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trình bày báo cáo thuyết trình gia nhập Công ước 105. Ảnh: VGP/ Lê Sơn.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trình bày báo cáo thuyết trình gia nhập Công ước 105. Ảnh: VGP/ Lê Sơn.

Kiến nghị Quốc hội xem xét thông qua, cho áp dụng trực tiếp Công ước 105

Thẩm tra của Uỷ ban Đối ngoại cho biết, đa số ý kiến nhất trí về sự cần thiết gia nhập Công ước số 105 và cho rằng việc gia nhập Công ước số 105 phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong hội nhập quốc tế về lao động, xã hội, khẳng định quyết tâm và nỗ lực của Việt Nam trong quá trình thực thi các cam kết liên quan đến lao động trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và thực hiện nghĩa vụ của Việt Nam với trách nhiệm là quốc gia thành viên ILO. Đồng thời, trong thời gian qua hệ thống pháp luật Việt Nam đang từng bước được hoàn thiện góp phần tăng cường và củng cố cơ sở pháp lý để bảo đảm hoàn toàn xóa bỏ lao động cưỡng bức tại Việt Nam. Do đó, việc xem xét quyết định gia nhập Công ước số 105 tại thời điểm này là chín muồi và cần thiết.

Phát biểu kết thúc nội dung phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đồng ý kiến nghị Quốc hội thông qua Công ước, cho áp dụng trực tiếp, không bảo lưu điều khoản nào; xây dựng bản phê chuẩn Công ước bằng 3 thứ tiếng (Việt Nam, Anh, Pháp). Sau 12 tháng đồng ý gia nhập sẽ ký với ILO theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc; áp dụng trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Phó Chủ tịch Tòng Thị Phóng đề nghị, sau phiên họp, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội họp phiên toàn thể chính thức thẩm tra Tờ trình của Chủ tịch nước về việc gia nhập Công ước; sớm nghiên cứu và xây dựng bộ chỉ số, hệ thống theo dõi, đánh giá, giám sát tổng thể đối với việc thực thi hệ thống các công ước của ILO mà Việt Nam đã gia nhập.

Sau khi Quốc hội phê chuẩn, đề nghị Chính phủ sẽ chỉ đạo triển khai thực hiện, bảo đảm đồng bộ và có hiệu quả. Cùng với đó, tăng cường đào tạo nghề cho lao động Việt Nam, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường thanh tra, kiểm tra lĩnh vực liên quan đến lao động và hợp tác lao động quốc tế, bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động Việt Nam khi gia nhập Công ước./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thủ tướng: Tiếp tục giải quyết các quan tâm của phía Hoa Kỳ bằng biện pháp thuế quan và phi thuế quan

Thủ tướng: Tiếp tục giải quyết các quan tâm của phía Hoa Kỳ bằng biện pháp thuế quan và phi thuế quan

Chiều 5/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp thứ 2 của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành để tiếp tục đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi phía Hoa Kỳ công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Tiếp tục giải quyết các quan tâm của phía Hoa Kỳ bằng biện pháp thuế quan và phi thuế quan

Thủ tướng: Tiếp tục giải quyết các quan tâm của phía Hoa Kỳ bằng biện pháp thuế quan và phi thuế quan

Chiều 5/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp thứ 2 của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành để tiếp tục đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi phía Hoa Kỳ công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bắc Kạn: Giải ngân vốn các Chương trình MTQG đạt thấp

Bắc Kạn: Giải ngân vốn các Chương trình MTQG đạt thấp

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Thư - 3 giờ trước
Hết quý I, kết quả giải ngân nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) năm 2025 của tỉnh Bắc Kạn chỉ đạt 11% kế hoạch giao; trong đó, vốn đầu tư giải ngân đạt 14,6% kế hoạch; vốn sự nghiệp giải ngân đạt 0,2% kế hoạch.
Hàng ngàn lượt người dự lễ cầu siêu tiết Thanh minh

Hàng ngàn lượt người dự lễ cầu siêu tiết Thanh minh

Tin tức - Duy Chí - 3 giờ trước
Tiết Thanh minh là dịp để con cháu tỏ lòng hiếu kính đến ông bà, cha mẹ, người có công với đất nước và đã trở thành bản sắc văn hóa của người Việt Nam. Hàng năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương và Công ty CP Đầu tư Xây dựng Chánh Phú Hòa đều tổ chức Lễ cầu an, cầu siêu, thu hút hàng ngàn lượt người đến dự.
Bạc Liêu: Đồng bào dân tộc Khmer được nghỉ 3 ngày đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Bạc Liêu: Đồng bào dân tộc Khmer được nghỉ 3 ngày đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Dân tộc - Tôn giáo - Tào Đạt - Mỹ Hương - 4 giờ trước
Ngày 4/4, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu ký ban hành về việc triển khai thực hiện một số nội dung mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer. Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động là người dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh được nghỉ Tết 3 ngày (từ ngày 14 - 16/4/2025 Dương lịch).
Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hòa Bình: Đề nghị công bố bổ sung thủ tục hành chính lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo

Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hòa Bình: Đề nghị công bố bổ sung thủ tục hành chính lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo

Dân tộc - Tôn giáo - Tùng Nguyên - 5 giờ trước
Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hòa Bình vừa có Tờ trình trình UBND tỉnh ban hành quyết định công bố bổ sung danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở.
Trà Vinh: Khánh thành chánh điện chùa Chông Prây

Trà Vinh: Khánh thành chánh điện chùa Chông Prây

Dân tộc - Tôn giáo - Tào Đạt - 5 giờ trước
Ngày 5/4, tại chùa Chông Prây (ấp Trạm, xã Phước Hưng, huyện Trà Cú, Trà Vinh) đã diễn ra Lễ cắt băng khánh thành chánh điện cùng một số hạng mục khác trong khuôn viên chùa.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Nam yêu cầu các sở, ngành đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia

Quảng Nam yêu cầu các sở, ngành đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 6 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức cuộc họp nghe báo cáo công tác phân bổ, giải ngân kế hoạch vốn Chương trình mục tiêu quốc gia của các sở, ngành, hội đoàn thể, đơn vị thuộc khối tỉnh.
Đắk Lắk: Chủ động công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Đắk Lắk: Chủ động công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Xã hội - Hoàng Thùy - 6 giờ trước
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Công văn số 3048/UBND - NNMT ngày 31/3/2025 về việc chủ động triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
Chủ tịch Quốc hội đến thủ đô Tashkent, bắt đầu thăm chính thức Uzbekistan

Chủ tịch Quốc hội đến thủ đô Tashkent, bắt đầu thăm chính thức Uzbekistan

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Đúng 13 giờ 30 phút chiều nay (giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến Sân bay quốc tế I. Karimov Tashkent, bắt đầu chuyến thăm chính thức Uzbekistan theo lời mời của Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva; tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150) theo lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) Tulia Ackson và Tổng thư ký Liên minh Nghị viện thế giới Martin Chungong.
Festival Biển Nha Trang-Khánh Hòa: Tâm điểm thu hút du lịch dịp Hè

Festival Biển Nha Trang-Khánh Hòa: Tâm điểm thu hút du lịch dịp Hè

Du lịch - Minh Nhật - 8 giờ trước
Chuỗi hoạt động động tại Chương trình Festival Biển 2025 nhằm tạo "tâm điểm" để thu hút du khách đến với Nha Trang-Khánh Hòa trong dịp Hè năm nay.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Media - BDT - 8 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.