Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đầu tư nguồn lực phát triển hệ thống trường dự bị đại học dân tộc nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS

Hà Anh - 22:17, 27/12/2024

Nhiều năm qua, hệ thống trường Dự bị đại học dân tộc trên phạm vi toàn quốc luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư nguồn lực phát triển cả về con người và cơ sở vật chất nhằm đáp ứng tốt nhất nhiệm vụ đào tạo giảng dạy, tạo nguồn cán bộ đặc biệt là người DTTS. Trong đó, đặc biệt phải kể đến nguồn lực từ Tiểu dự án 2, thuộc Dự án 4, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 1, từ 2021 -2025 đã dành riêng để đầu tư cơ sở vật chất các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực công tác dân tộc.

Bộ trưởng Chủ nhiệm UBDT trò chuyện với các em học sinh trường Dự bị đại học dân tộc trung ương trong ngày khai giảng
Bộ trưởng Chủ nhiệm UBDT trò chuyện với các em học sinh trường Dự bị đại học dân tộc trung ương trong ngày khai giảng

Nội dung Tiểu dự án 2 nhằm đầu tư củng cố, tăng cường cơ sở vật chất, năng lực đào tạo các trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú; nâng cao chất lượng đào tạo hệ dự bị đại học cho học sinh DTTS để bảo đảm chất lượng đào tạo đại học người DTTS. Từ đó, góp phần quan trọng trong thực hiện chính sách dân tộc, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh ở vùng DTTS miền núi.

Toàn quốc hiện có 4 trường dự bị đại học dân tộc, gồm Trường Dự bị đại học dân tộc Trung ương, Trường Dự bị đại học dân tộc Sầm Sơn, Trường Dự bị đại học dân tộc Trung ương Nha Trang, Trường Dự bị đại học TP. Hồ Chí Minh. Thực tế chứng minh, các trường dự bị đại học dân tộc là cầu nối rất quan trọng để học sinh DTTS, nhất là học sinh DTTS rất ít người có cơ hội bước chân vào ngưỡng cửa trường đại học. Trong nhiều năm qua, hệ thống trường Dự bị đại học đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần tạo nguồn nhân lực cho vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Tiêu biểu nhất phải kể tới trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương thuộc hệ thống các trường chuyên biệt của cả nước. Nhà trường đã có lịch sử gần 50 năm xây dựng và phát triển. Đây là ngôi trường dự bị đầu tiên được thành lập trong cả nước để thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Từ mái trường này, đã chắp cánh ước mơ cho hàng chục ngàn học sinh các thế hệ đã trưởng thành, hiện đang công tác, làm việc ở khắp mọi miền Tổ quốc; nhiều người là những cán bộ lãnh đạo ở các vị trí quan trọng từ Trung ương đến địa phương và đã có nhiều đóng góp trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đưa miền núi mau tiến kịp miền xuôi.

Hiện nay, Trường dự bị Đại học Dân tộc Trung ương là trường có quy mô bồi dưỡng hệ dự bị đại học dân tộc lớn nhất cả nước. Năm học 2023-2024, chất lượng bồi dưỡng dự bị đại học được nâng lên với kết quả đầu ra đạt 99% học sinh đủ điều kiện xét tuyển vào các cơ sở giáo dục đại học; trong đó có 50% học sinh đỗ thẳng theo nguyện vọng vào các trường Đại học, nhiều học sinh đỗ vào các trường khối ngành An ninh, Quân đội, Y tế bằng điểm thi tốt nghiệp THPT… Mùa tuyển sinh năm học 2024 - 2025, nhà trường nhận được hàng chục nghìn lượt quan tâm, tìm hiếu thông tin, với hơn 5.000 lượt đăng ký trực tuyến và hơn 3.000 hồ sơ gửi về, để nhà trường tuyển sinh 1.200 học sinh.

Chương trình MTQG 1719 dành nguồn lực quan trọng đầu tư về cơ sở vật chất phát triển các trường Dự bị Đại học
Chương trình MTQG 1719 dành nguồn lực quan trọng đầu tư về cơ sở vật chất phát triển các trường Dự bị Đại học

Hay như trường Dự bị đại học Sầm Sơn với 142 cán bộ, giáo viên và hệ thống cơ sở vật chất khang trang, có khả năng tuyển sinh từ 1.000 - 1.200 học sinh hàng năm cũng là một địa chỉ tin cậy đáp ứng yêu cầu tạo nguồn nhân lực cho khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Năm học 2024 - 2025, Trường tuyển sinh Khóa 22 hệ Dự bị Đại học được gần 602 em học sinh, thuộc 31 dân tộc khác nhau, từ 23 tỉnh thành. Tất cả các em đều ở những vùng dân tộc ít người, vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới hải đảo với điều kiện kinh tế - xã hội rất nhiều khó khăn…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hệ thống các trường dự bị đại học cũng đang gặp phải không ít những khó khăn. Hiện nay, 3/4 trường Dự bị đại học dân tộc không tuyển đủ chỉ tiêu, trong đó có những trường chỉ tuyển được 50% học sinh, mặc dù học sinh của các trường Dự bị đại học được hưởng rất nhiều ưu đãi. Tỷ lệ học sinh đỗ thẳng vào các trường đại học đã đạt khoảng 55%, một số trường đạt tới trên 90%, nên học sinh DTTS có rất nhiều điều kiện thuận lợi trong việc lựa chọn ngành học khi đăng ký xét tuyển vào các trường đại học.

Bên cạnh đó, nhu cầu của học sinh đối với loại hình Dự bị đại học đang ngày càng giảm sút do chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố về khoảng cách địa lý, điều kiện kinh tế gia đình, sự thay đổi trong thị trường lao động cần “nhiều thợ hơn thầy”. Đây là những khó khăn, thách thức mà các cơ sở giáo dục Dự bị đại học phải tìm cách tháo gỡ, có hướng đi đột phá, để vừa bảo đảm chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm, cũng như nâng cao chất lượng bồi dưỡng nhằm tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao cho vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030…

Để tháo gỡ những khó khăn này, ngày 24/8/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1292/QĐ-TTg phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp đó, theo quyết định số 1127/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 26/9/2022, các trường dự bị đại học dân tộc được chuyển cơ quan quản lý từ Bộ Giáo dục và Đào tạo về trực thuộc Ủy ban Dân tộc.

Quyết sách này là giải pháp ở tầm vĩ mô nhằm tạo điều kiện cho các trường dự bị đại học dân tộc thực hiện tốt hơn chức năng trường chuyên biệt trong giáo dục đào tạo. Đồng thời, là bước chuẩn bị cho việc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và MN giai đoạn 2021 - 2030 được tổ chức thực hiện bắt đầu từ năm 2021.

Theo đó, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã dành nguồn lực đầu tư rất lớn vào lĩnh vực giáo dục dân tộc.

Cụ thể, để củng cố phát triển mô hình chuyên biệt này, Dự án 4 trong Chương trình MTQG 1719 đã dành riêng Tiểu dự án 2 về đầu tư cơ sở vật chất các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực công tác dân tộc với mục tiêu củng cố, tăng cường cơ sở vật chất, năng lực đào tạo các trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú; nâng cao chất lượng đào tạo hệ dự bị đại học cho học sinh DTTS để bảo đảm chất lượng đào tạo đại học người DTTS.

Từ nguồn lực này, các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực công tác dân tộc đã được quan tâm đầu tư mạnh mẽ. Đơn cử, đối với Dự án Đầu tư cơ sở vật chất cho Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang cũng được dự kiến đầu tư với hơn 197 tỷ đồng từ vốn đầu tư phát triển Ngân sách Trung ương (theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ).

Nâng cao chất lượng bồi dưỡng tạo nguồn nhân lực cho vùng DTTS và miền núi là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục
Nâng cao chất lượng bồi dưỡng tạo nguồn nhân lực cho vùng DTTS và miền núi là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục

Dự án được thực hiện từ năm 2023 đến năm 2025, tại 2 địa điểm, bao gồm: Cơ sở 1: Số 46 Nguyễn Thiện Thuật, phường Tân Lập, Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa; Cơ sở 2: Bắc Hòn Ông, xã Phước Đồng, Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Để bảo đảm tiến độ thực hiện, Dự án được chia thành 2 dự án thành phần, cùng thực hiện song song. Theo đó, Dự án thành phần 1 bao gồm cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy và học tập cho Trường Dự bị đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang. Dự án thành phần 2 sẽ đầu tư xây dựng tại cơ sở Bắc Hòn Ông, xã Phước Đồng, Tp. Nha Trang…

Cùng với đó, Dự án 5 thuộc Chương trình MTQG 1719 về phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với 4 tiểu dự án kèm theo cũng dành nguồn lực không nhỏ lên tới 128, 266 tỷ đồng cho các cơ sở giáo dục dân tộc, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực đào tạo dự bị đại học.

Trao đổi với chúng tôi, Ông Nguyễn Tuấn Anh, Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương cho biết: Trong Chương trình MTQG 1719 có thiết kế các tiểu dự án riêng dành cho các trường dự bị đại học dân tộc. Đây là cơ sở để các cơ sở giáo dục dự bị đại học được đầu tư, phát triển toàn diện về mọi mặt trong thời gian tới, nhằm phát huy thế mạnh của loại trường chuyên biệt, qua đó nâng cao chất lượng bồi dưỡng tạo nguồn nhân lực cho vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Qua đó có thể thấy, nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 chính là nền tảng vô cùng quan trọng để các cơ sở giáo dục dự bị đại học được đầu tư, phát triển toàn diện về mọi mặt trong thời gian tới. Và vấn đề còn lại chính là nội tại của các trường dự bị đại học trong việc chủ động tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác tuyển sinh, nâng cao chất lượng đào tạo mà thôi.




Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trách nhiệm và nghĩa vụ của HSSVTN DTTS là nỗ lực học tập, rèn luyện vì kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Trách nhiệm và nghĩa vụ của HSSVTN DTTS là nỗ lực học tập, rèn luyện vì kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

“Trách nhiệm và nghĩa vụ của học sinh, sinh viên, thanh niên (HSSVTN) DTTS là nỗ lực học tập, rèn luyện vì kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” là mong muốn của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh gửi tới các HSSVTN DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2024, trong buổi gặp mặt được tổ chức chiều 27/12, tại Hà Nội.
Tin nổi bật trang chủ
Trách nhiệm và nghĩa vụ của HSSV, thanh niên DTTS là nỗ lực học tập, rèn luyện vì kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Trách nhiệm và nghĩa vụ của HSSV, thanh niên DTTS là nỗ lực học tập, rèn luyện vì kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

“Trách nhiệm và nghĩa vụ của học sinh, sinh viên (HSSV), thanh niên DTTS là nỗ lực học tập, rèn luyện vì kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” là mong muốn của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh gửi tới các HSSV, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2024, trong buổi gặp mặt được tổ chức chiều 27/12, tại Hà Nội.
Khói thuốc lá và những tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ của những người xung quanh

Khói thuốc lá và những tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ của những người xung quanh

Sức khỏe - PV - 4 giờ trước
Khói thuốc lá không chỉ gây hại cho người hút trực tiếp mà còn tác động nghiêm trọng đến những người xung quanh – những "nạn nhân thầm lặng" của khói thuốc. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng mỗi năm có hơn 1,2 triệu người tử vong do hút thuốc lá thụ động, chiếm gần 15% tổng số ca tử vong liên quan đến thuốc lá. Nguy hiểm hơn, những người không hút thuốc nhưng sống chung hoặc làm việc cùng người hút thuốc vẫn phải hít phải khói thuốc và đối mặt với nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Bài viết này sẽ làm rõ tác hại của khói thuốc lá đối với những người xung quanh và kêu gọi hành động để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Vĩnh Châu (Sóc Trăng): Vẫn còn những

Vĩnh Châu (Sóc Trăng): Vẫn còn những "điểm nghẽn" cần tháo gỡ trong giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho lao động DTTS

Xã hội - Tào Đạt - 6 giờ trước
Triển khai thực hiện Tiểu dự án 3 - Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), đã và đang mang lại nhiều chuyển biến tích cực về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng đồng bào DTTS tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, để chủ trương, chính sách có thể thực sự đi vào cuộc sống thì vẫn cần tháo gỡ các vướng mắc. Liên quan đến nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Thanh, Phó Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thị xã Vĩnh Châu.
Sơn Dương (Tuyên Quang): Nỗ lực, bảo tồn và phát huy nét đẹp truyền thống

Sơn Dương (Tuyên Quang): Nỗ lực, bảo tồn và phát huy nét đẹp truyền thống

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 7 giờ trước
Huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) có 21 dân tộc cùng sinh sống, hội tụ nhiều giá trị văn hoá. Những năm qua, bằng nhiều giải pháp linh hoạt, Sơn Dương đã nỗ lực, bảo tồn và phát huy nét đẹp truyền thống của các dân tộc.
Đầu tư nguồn lực phát triển hệ thống trường dự bị đại học dân tộc nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS

Đầu tư nguồn lực phát triển hệ thống trường dự bị đại học dân tộc nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS

Giáo dục - Hà Anh - 22:17, 27/12/2024
Nhiều năm qua, hệ thống trường Dự bị đại học dân tộc trên phạm vi toàn quốc luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư nguồn lực phát triển cả về con người và cơ sở vật chất nhằm đáp ứng tốt nhất nhiệm vụ đào tạo giảng dạy, tạo nguồn cán bộ đặc biệt là người DTTS. Trong đó, đặc biệt phải kể đến nguồn lực từ Tiểu dự án 2, thuộc Dự án 4, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 1, từ 2021 -2025 đã dành riêng để đầu tư cơ sở vật chất các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực công tác dân tộc.
Kiện toàn, nâng cao chất lượng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác dân tộc các cấp

Kiện toàn, nâng cao chất lượng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác dân tộc các cấp

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 22:12, 27/12/2024
Đây là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025 được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025, do UBND tỉnh Lào Cai tổ chức, chiều 27/12.
15 ngày xóa hơn 160 nhà tạm, nhà dột nát

15 ngày xóa hơn 160 nhà tạm, nhà dột nát

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 27/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Truyền dạy để lưu giữ, bảo tồn văn hóa các dân tộc. 15 ngày xóa hơn 160 nhà tạm, nhà dột nát . Người tiên phong ở bản Hà Lệt. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điểm lại một số thành tựu nổi bật của ngành Nông nghiệp năm 2024

Điểm lại một số thành tựu nổi bật của ngành Nông nghiệp năm 2024

Kinh tế - Hoàng Minh - 22:09, 27/12/2024
Năm 2024, dù gặp nhiều khó khăn, nhưng ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn khẳng định vai trò trụ đỡ, điểm tựa của nền kinh tế đất nước, bảo đảm an sinh xã hội quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu và sẵn sàng phát huy lợi thế để cùng với đất nước bước vào kỉ nguyên mới.
Kon Tum: Hội thi giao lưu sáng kiến truyền thông về thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình

Kon Tum: Hội thi giao lưu sáng kiến truyền thông về thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình

Trang địa phương - Ngọc Chí - 22:08, 27/12/2024
Sáng 27/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Kon Tum tổ chức Hội thi giao lưu sáng kiến truyền thông về thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình năm 2024.
Kon Tum: Tuyên dương những tấm gương khởi nghiệp thành công ở vùng đồng bào DTTS

Kon Tum: Tuyên dương những tấm gương khởi nghiệp thành công ở vùng đồng bào DTTS

Gương sáng - Ngọc Chí - 22:08, 27/12/2024
Sáng 27/12, Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị biểu dương các thanh niên, học sinh, sinh viên, hội viên, Người có uy tín tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cần Thơ: Nhiều kết quả tích cực trong thực hiện công tác dân tộc năm 2024

Cần Thơ: Nhiều kết quả tích cực trong thực hiện công tác dân tộc năm 2024

Công tác Dân tộc - Tào Đạt - 22:06, 27/12/2024
Ngày 27/12, Ban Dân tộc TP. Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ông Trần Việt Trường - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ đã đến dự và chỉ đạo Hội nghị.
Nghệ An: Tổng kết công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc năm 2024

Nghệ An: Tổng kết công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc năm 2024

Công tác Dân tộc - Việt Lê - 21:57, 27/12/2024
Chiều 27/12, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân tộc và chính sách dân tộc năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.