Ngày 03/01/2025, tại hội trường Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Long đã diễn ra Đại hội Đại biểu Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước (SSYN) tỉnh Vĩnh Long lần thứ IV nhiệm kỳ 2024 - 2029. Đến tham dự có: Hòa thượng Danh Đổng - Ủy viên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chủ tịch Hội Đoàn kết SSYN tỉnh Kiên Giang; Hòa thượng Thạch Oai - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Đoàn kết SSYN tỉnh Trà Vinh; đại diện Hội Đoàn kết SSYN các tỉnh, thành: Hậu Giang, Sóc Trăng, TP. Cần Thơ; đại diện lãnh đạo các tôn giáo bạn và Ban Quản trị của 13 chùa Phật giáo Nam tông Khmer trong tỉnh Vĩnh Long.
Đây là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025 được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025, do UBND tỉnh Lào Cai tổ chức, chiều 27/12.
Chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm, chúc mừng các linh mục, tu sĩ, đồng bào Công giáo tại Giáo xứ Lào Cai và tặng quà một số gia đình giáo dân nhân dịp Giáng sinh.
Xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy (Kon Tum) có 6 thôn, làng; dân số hơn 6.470 người, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 87% dân số. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự nỗ lực của đồng bào DTTS và nguồn lực đầu tư từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, diện mạo xã đang khởi sắc từng ngày, nhiều hộ đồng bào DTTS nghèo đã vươn lên thoát nghèo bền vững và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Thực hiện Dự án 1 “giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt”, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), những năm qua, huyện Đăk Tô (Kon Tum) đã triển khai hỗ trợ nước sinh hoạt đến từng khu dân cư, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS ở các xã vùng sâu, vùng xa được tiếp cận với nguồn nước sạch, hợp vệ sinh để sử dụng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 5, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), cơ sở vật chất của các trường học trên địa bàn huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) được đầu tư cơ bản, đáp ứng nhu cầu dạy và học. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở vùng đồng bào DTTS của huyện.
Với việc triển khai đồng bộ nhiều chương trình, chính sách, đề án phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Đồng Nai đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong bảo đảm, nâng cao vai trò và vị thế của phụ nữ DTTTS trong mọi mặt của đời sống xã hội. Các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh cũng chú trọng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, qua đó góp phần chuyển đổi hành vi, quan niệm về bình đẳng giới, giảm khoảng cách và xóa bỏ định kiến về giới trong vùng đồng bào DTTS.
Sáng 6/11, tại Nhà văn hóa thôn Trung La, xã Bản Phố, Ban Dân vận Tỉnh ủy Lào Cai phối hợp với Huyện ủy Bắc Hà tổ chức Hội nghị tuyên truyền trực tiếp bằng tiếng Mông về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo và phòng, chống lợi dụng tôn giáo.
Ngày 5/11, tại Trung tâm Văn hóa và học tập cộng đồng xã Châu Phong (thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang), Đảng Đoàn Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị đối thoại với Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo (Islam) tỉnh An Giang. Bà Đặng Thị Hoa Rây - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì Hội nghị.
Tại xã Tân Thiềng, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, Chương trình thiện nguyện “Mãi Yêu Thương” cùng chính quyền và Nhân dân địa phương vừa khánh thành và đưa vào hoạt động tuyến đường liên ấp (Quân Bình, Tân Thạnh, Thanh Tân và Phú Thới) và tiếp tục khởi công thêm hai tuyến đường trên địa bàn huyện.
Nghị quyết 27/NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh Hà Giang về xóa bỏ hủ tục, phong tục tập quán lạc hậu đi vào cuộc sống, nhận được sự đồng thuận cao trong Nhân dân, trở thành cuộc cách mạng “gạn đục khơi trong”. Qua nhiều gian nan, niềm vui, nụ cười đã hiện hữu trở lại trên mỗi gương mặt của bà con người Mông nơi đây...
Ngày 20/10, tại chùa Monivongsa (P.1, TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau) đã diễn ra Lễ dâng y Kathina theo truyền thống hằng năm của Phật giáo Nam tông Khmer. Chứng minh, tham dự buổi lễ có Hòa thượng Thạch Hà, Trưởng Ban Trị sự kiêm Trưởng Ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Cà Mau, trụ trì chùa Monivongsa; chư Tăng tại bổn tự và các chùa trong tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, cùng gần 200 tín đồ Phật tử…
Trước thực trạng hủ tục và tà đạo bám rễ trong đời sống đồng bào Mông, ngày 10/5/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang đã ban hành Chỉ thị số 09-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy bài trừ các hủ tục vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Chỉ thị 09) và đặc biệt là Nghị quyết số 27-NQ/TU, về thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết 27). Những chỉ thị, nghị quyết này đã trở thành kim chỉ nam giúp các địa phương quyết liệt hành động, từng bước loại bỏ hủ tục và tà đạo…
Mèo Vạc (Hà Giang) từng là điểm nóng của tà đạo có tên là “San sư khẻ tọ” từ nước ngoài xâm nhập. Những người tin theo phải dỡ bỏ bàn thờ cúng tổ tiên; khi có người ốm đau không đưa đi khám, chữa bệnh tại trạm y tế, bệnh viện mà ở nhà cầu nguyện; không chăm chỉ làm ăn và xa lánh cộng đồng… Điều này, không chỉ khiến cuộc sống của họ trở nên nghèo đói, mà còn ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc…
Mèo Vạc là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Hà Giang, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm trên 78%. Trong đời sống của đồng bào, bên cạnh nhiều nét văn hóa, tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp được bảo tồn, phát huy vẫn có không ít hủ tục vẫn ăn sâu, bám rễ. Cùng với đó là sự len lỏi của tà đạo từ những kẻ xấu lôi kéo bà con… khiến cho hành trình xóa bỏ hủ tục, vấn nạn này trong đồng bào thêm gian nan, vất vả. Tuy nhiên, những nỗ lực không mệt mỏi của cả hệ thống chính trị đã và đang từng ngày đem lại sự bình yên cho mỗi bản làng.
Sáng ngày 11/10, tại Hội trường Ngọc Linh đã diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Kon Tum lần thứ IV, năm 2024, với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Kon Tum đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Dự và chỉ đạo Đại hội có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang.
Chiều ngày 10/10, 250 đại biểu dân tộc thiểu số (DTTS) tiêu biểu đại diện cho hơn 324.160 người DTTS trên địa bàn tỉnh đã tham dự phiên trù bị Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Kon Tum lần thứ IV, năm 2024. Các đại biểu đều bày tỏ vui mừng, phấn khởi và kỳ vọng Đại hội sẽ diễn ra thành công tốt đẹp, thống nhất thông qua Quyết tâm thư và đề ra nhiều mục tiêu quan trọng để triển khai thực hiện trong giai đoạn 2024-2029.
Với chủ đề “Đoàn kết, hữu nghị, hợp tác, phát triển”, Hội Hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc tỉnh Sóc Trăng xác định tiếp tục xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, làm cầu nối trong hợp tác giữa Nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Cùng với đó, tăng cường công tác đối ngoại nhân dân trong việc triển khai đường lối chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, góp phần tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Núi Bà Đen (Tây Ninh) là một trong những địa điểm gắn liền với đời sống tâm linh của người Việt, sự hiện diện đậm nét của văn hóa Phật giáo Việt Nam.
Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh phối hợp với Phòng Dân tộc và Tôn giáo thành phố Bạc Liêu; UBND xã Vĩnh Trạch và Đoàn từ thiện Trúc lâm Phật tâm và Phật tử Bình Dương vừa tổ chức trao 100 suất quà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn xã Vĩnh Trạch.