Trong hành trình vượt qua đỉnh đèo Lò Xo huyền thoại, tiếng chuông chùa vang lên giữa vùng xa vắng khiến nhiều người bất ngờ. Chùa Khánh Linh trên đỉnh đèo như một điểm nhấn du lịch tâm linh cho du khách khi đi qua con đèo này.
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, ngày 10/4, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do Thứ trưởng Nguyễn Hải Trung làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết và tặng quà Hòa thượng, Thượng tọa, các vị sư sãi Phật giáo Nam tông Khmer, Người có uy tín và các hộ gia đình chính sách là người dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Ngày 10/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức Họp mặt mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025. Dự Họp mặt có các vị Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Achar, Ban Quản trị các chùa Phật giáo Nam tông Khmer; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang là người dân tộc Khmer đã nghỉ hưu và đang công tác.
Sau gần 4 năm triển khai thực hiện, Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã đi gần cuối của chặng đường. Với nỗ lực của các cấp, ngành, các địa phương, có thể khẳng định, Chương trình MTQG 1719 đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng trong cộng cuộc xóa đói, giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS. Đây là tiền đề quan trọng để tiếp tục thực hiện Chương trình trong những năm tiếp theo.
Ngày 10/4, tại Tp. Rạch Giá, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kiên Giang tổ chức Họp mặt mừng Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer năm 2025. Đến dự và phát biểu tại buổi họp mặt có ông Y Thông - Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo. Khách mời Trung ương còn có ông Danh Út - nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội. Cùng tham dự có ông Tào Việt Thắng - Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền công tác dân tộc và chuyên viên Văn phòng thuộc Bộ.
Ngày 10/4, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh tổ chức Hội nghị thi đua yêu nước biểu dương người tốt, việc tốt trong đồng bào Công giáo tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2020 - 2025.
Đó là lời chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thu, sinh năm 1965, Người có uy tín, hòa giải viên thôn Mạ, xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình (Yên Bái) khi nói về kinh nghiệm của bà trong việc giải quyết các vụ mâu thuẫn, vướng mắc trong dân ở địa phương.
Không khí Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã và đang tiếp tục rộn ràng khắp các phum sóc, các ngôi chùa và đến từng hộ gia đình. Ngoài các hoạt động tại chùa theo phong tục truyền thống, đồng bào Khmer còn được các cơ quan, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương tổ chức nhiều đoàn thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết cổ truyền. Đặc biệt, chính quyền địa phương còn phối hợp với các chùa Khmer tổ chức các hoạt động thể thao, văn nghệ chào mừng Tết Chôl Chnăm Thmây, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong đồng bào.
Nằm giữa núi rừng Quảng Trị, Thánh địa Đức Mẹ La Vang đứng chân trên địa bàn thôn Phú Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, cách trung tâm TP. Đông Hà khoảng 16km về phía Tây Nam, là điểm đến linh thiêng với kiến trúc độc đáo kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Nơi đây không chỉ mang vẻ đẹp tâm linh sâu sắc mà còn là biểu tượng của sự bình yên, thu hút du khách bởi khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Trong không gian tôn nghiêm của giáo đường, trong ánh nến Phục Sinh tỏa sáng… cũng là lúc tên Thánh của những đứa trẻ sơ sinh được Cha xứ xướng lên. Và rồi, nghi thức rửa tội bắt đầu được thực hiện đầy trang trọng như thế; như một dấu ấn đầu tiên của một tín hữu.
Ngày 9/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý I-2025 đối với các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn toàn Thành phố.
Chiều 9/4, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng tổ chức họp mặt mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer năm 2025.
Đường lên dãy Đại Huệ, huyện Nam Đàn (Nghệ An) vi vút thông reo. Gió núi, mây ngàn hòa cùng bảng lảng sương mai càng làm cho Cổ tự Đại Tuệ thêm linh thiêng, huyền bí. Điều rất thú vị, đây là ngôi chùa duy nhất trên cả nước thờ Phật bà Đại Tuệ, thờ 5 vị vua cùng những kỷ lục Việt Nam rất đáng ngưỡng mộ.
Thực hiện Dự án 1, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), những năm qua, các địa phương đã chú trọng đẩy mạnh hỗ trợ về đất ở, nhà ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt, chuyển đổi nghề..., qua đó, đã giải quyết được những vấn đề cấp thiết, giúp đồng bào DTTS an cư, ổn định đời sống.
Những năm qua, để tạo sinh kế bền vững cho người dân, hầu hết các cấp, các ngành, địa phương trong vùng đồng bào DTTS và miền núi đã tranh thủ phát huy hiệu quả các nguồn lực từ chương trình dự án, chính sách dân tộc cho công tác đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề; đặc biệt là triển khai hiệu quả các dự án hỗ trợ sản xuất cho người dân.
Chỉ 8 năm sau ngày Liên Hợp quốc (LHQ) công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế, Việt Nam đã đăng cai tổ chức sự kiện này. Điều này không chỉ khẳng định vị thế của nước ta trên diễn đàn Phật giáo quốc tế mà còn góp phần lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam.
Chiều 8/4, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 9 do Đại tá Nguyễn Trường Giang - Trưởng phòng Dân vận Quân khu 9, làm Trưởng đoàn, đã đến thăm và tặng quà chúc mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây các chùa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Đại tá Cao Minh Tâm - Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Kiên Giang tham gia cùng Đoàn.
Một cảm nhận khi trở về nhiều giáo xứ, giáo họ ở Nghệ An là sự an yên. Không phải là những hiện hữu trên mỗi nếp nhà khang trang, trên những trục đường rực rỡ cờ hoa và cây xanh… mà đến từ tâm hồn, từ suy nghĩ và hơn hết là từ những hành động, việc làm của chính những giáo dân nơi vùng đất ấy.
Trong hai ngày 8 và 9/4, Phòng Dân tộc và Tôn giáo huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk phối hợp UBND thị trấn Buôn Trấp, các xã Day Sap, Ea Bông, Băng Adrênh, Dur Kmăl tổ chức cấp 296 bồn nước Inox cho các hộ đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn.
Những năm qua, từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình, chính sách dân tộc, đời sống kinh tế-xã hội của đồng bào Khmer ở Bạc Liêu ngày càng phát triển toàn diện. Diện mạo ở các vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống ngày càng đổi thay, bà con yên tâm lao động, sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, xây dựng đời sống văn hóa.