Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đắk Lắk: Huyện bất ngờ ra quyết định chuyển công tác, trường “trắng” giáo viên Tiếng Anh

Hoàng Thùy - 20:35, 21/09/2023

Trước thềm năm học mới, UBND huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk bất ngờ có quyết định chuyển công tác giáo viên dạy môn Tiếng Anh, Trường Tiểu học Lê Lợi, xã Cuôr Nia. Điều đáng nói, việc luân chuyển trên nhà trường không hề hay biết, dẫn đến tình trạng trường “trắng” giáo viên dạy môn Tiếng Anh.

Sau quyết định luân chuyển của huyện, Trường Tiểu học Lê Lợi, xã Cuôr Nia, huyện Buôn Đôn hiện không có giáo viên môn Tiếng Anh
Sau quyết định luân chuyển của huyện, Trường Tiểu học Lê Lợi, xã Cuôr Nia, huyện Buôn Đôn hiện không có giáo viên môn Tiếng Anh

Theo ông Phạm Văn Cường, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Lợi, ngày 14/8/2023, UBND huyện Buôn Đôn đã ban hành quyết định số 3296/QĐ-UBND về việc, chuyển công tác đối với viên chức đối với bà P.T.H.T. (SN 1990, trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm Tiếng Anh), giáo viên dạy môn Tiếng Anh Trường Tiểu học Lê Lợi, xã Cuôr Nia đến nhận công tác tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Ama Trang Lơng, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, kể từ ngày 21/8/2023.

Điều đáng nói, ngay cả Hiệu trưởng nhà trường cũng kho biết việc cô giáo P.T.H.T. được luân chuyển công tác, cho đến khi tiếp nhận quyết định do UBND huyện ban hành. Việc luân chuyển viên chức bất ngờ này khiến Trường Tiểu học Lê Lợi gặp khó khăn trong công tác dạy và học môn Tiếng Anh.

Theo quy định Nghị định 115 của Chính phủ, về tuyển dụng công chức và căn cứ Công văn 106 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về tiếp nhận hồ sơ thuyên chuyển công tác theo nguyện vọng, thì nhà trường phải có công văn đồng ý chuyển đi và có một công văn tiếp nhận của đơn vị mới công tác. Nhưng ở đây, UBND huyện Buôn Đôn ban hành quyết định luân chuyển viên chức, sau đó nhà trường mới có công văn cho bà P.T.H.T. chuyển công tác.

Trường Tiểu học Lê Lợi có 312 học sinh, trong đó có hơn 80% là học sinh DTTS phía Bắc. Đến ngày 21/8, toàn trường có tổng cộng 23 biên chế, trong đó, có 2 viên chức quản lý, 1 tổng phụ trách đội, 17 giáo viên và 3 nhân viên. Nhà trường chỉ có 1 giáo viên dạy Tiếng Anh, và đây lại là môn đặc thù không thể bố trí giáo viên dạy thay. 

Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Tiếng Anh là một học bắt buộc và dạy chính khóa. Trong khi đó, nơi cô T. chuyển đến hiện tại đã có 3 giáo viên Tiếng Anh, thêm cô T. chuyển về thành 4 giáo viên Tiếng Anh.

Hiện tại học sinh Trường Tiểu học Lê Lợi không được học đủ giờ môn Tiếng Anh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018
Hiện tại học sinh Trường Tiểu học Lê Lợi không được học đủ giờ môn Tiếng Anh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Trước tình hình trên, ngày 14/9, lãnh đạo Trường Tiểu học Lê Lợi đã có báo cáo gửi UBND huyện Buôn Đôn, Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện về việc không có giáo viên dạy môn Tiếng Anh năm học 2023-2024. Nội dung báo cáo cho biết, chỉ tiêu số lượng người làm việc được UBND huyện giao trong quyết định số 3344 ngày 28/8/2023 thì, tại thời điểm này, nhà trường còn thiếu 1 giáo viên Tiếng Anh (do chuyển công tác theo quyết định số 3296 ngày 14/8/2023 của Chủ tịch UBDN huyện).

Năm học mới 2023-2024 đã bắt đầu được 2 tuần, đến nay nhà trường không thực hiện đầy đủ chương trình theo quy định tại Thông tư số 32 ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành Chương trình giáo dục phổ thông về môn Tiếng Anh, vì thiếu giáo viên môn này.

Để giải quyết tạm thời tình trạng trên, nhà trường đã tìm kiếm và thỏa thuận với một giáo viên dạy Tiếng Anh trên địa bàn huyện, với mức lương 3,8 triệu đồng/tháng để về dạy học tạm thời cho các em học sinh. Theo quy định, mỗi tuần các khối lớp 3, 4, 5 phải học 4 tiết/tuần, nhưng hiện tại nhà trường mới chỉ bố trí, sắp xếp cho các em được học 2 tiết/tuần. Hiện tại, nhà trường đang gặp khó khăn, vì không có kinh phí chi trả lương cho cô giáo dạy Tiếng Anh do vậy, phải huy động xã hội hóa giáo dục.

Trên cơ sở đó, Trường Tiểu học Lê Lợi đề nghị UBND huyện, Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét bố trí giáo viên Tiếng Anh cho nhà trường để đảm bảo yêu cầu, nhiệm vụ cũng như chất lượng giáo dục môn Tiếng Anh. Đồng thời, cho ý kiến có thực hiện giảng dạy môn Tiếng Anh; hay không thực hiện dạy môn Tiếng Anh để nhà trường sắp xếp thời khóa biểu giảng dạy cho phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ở Sủng Cháng...có những người thầy, người cô như thế

Ở Sủng Cháng...có những người thầy, người cô như thế

Tôi chào từ biệt cô giáo Dương Thị Thu Trang để vào điểm trường chính, ngoảnh đầu nhìn lại thấy cô nép sau cánh cửa lớp học, đỏ hoe đôi mắt: “Em chả ước mơ gì đâu, chỉ mong khoảng sân đất của điểm trường được thảm bê tông, vào mùa mưa các cháu đi học không bị trơn trượt". Tôi cười buồn, sao cô không ước gì cho mình? Cô chỉ bảo, em đã lựa chọn lên đây cắm bản thì em là mẹ của mấy đứa trẻ rồi anh ạ!
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa gửi Tờ trình số 194/TTr-UBND đến HĐND tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.
Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Thời sự - PV - 9 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao Chủ tịch Quốc hội 3 nước Campuchia, Lào và Việt Nam (CLV), thăm và làm việc tại Lào, sáng 7/12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thăm và làm việc tại Công ty Star Telecom.
Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thời sự - PV - 10 giờ trước
Sáng 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 với những đột phá về tư duy làm chính sách, đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019, vừa đúng 1 năm sau khi có Nghị quyết số 74/2018/QH14 ngày 20/11/2018. Điều này cho thấy, sự thống nhất và tinh thần trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị trong thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 11 giờ trước
Huyện Kbang, tỉnh Gia Lai hiện có 76 Người có uy tín trong đồng bào DTTS; thành phần chủ yếu là già làng, trưởng, phó thôn, cán bộ hưu trí, trưởng dòng họ...
Tin trong ngày - 6/12/2023

Tin trong ngày - 6/12/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Việt Nam lần thứ 4 được vinh danh là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới. Ngô không ra hạt, nông dân Sơn La mất mùa. Thầy giáo trẻ truyền lửa bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc Thái. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 11 giờ trước
Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 1.557 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Những năm qua, Người có uy tín đã gương mẫu, đi đầu trong vận động Nhân dân hăng hái tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư; tham gia giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; tích cực tuyên truyền, giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng...
Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Những năm gần đây, tại các huyện miền núi tỉnh Phú Yên đã chú trọng phát triển cây mắc ca, nhiều người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng mắc ca, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Phú Yên dành nguồn lực để hỗ trợ người dân chuyển đổi cây trồng, phát triển sản xuất. Vì thế, cây mắc ca được kỳ vọng sẽ trở thành cây mở lối thoát nghèo bền vững cho người miền núi Phú Yên.
Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nhờ nguồn kinh phí thực hiện Dự án 7 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) mà từ năm 2022 trở lại đây, công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An đã và đang đạt được những bước tiến mới.
Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 11 giờ trước
Hoà Bình là 1/5 tỉnh được thụ hưởng nguồn vốn thực hiện Dự án “Hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc Chương trình 135” sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen. Đây là nguồn lực quan trọng giúp tỉnh Hòa Bình xây dựng các công trình hạ tầng tại xã, thôn bản ĐBKK, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân, thay đổi diện mạo vùng DTTS.
Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Bên cạnh không gian văn hóa cồng chiêng và hệ thống nghi lễ, lễ hội, thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên mang những nét riêng đặc sắc. Thổ cẩm không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, mà còn là sợi dây gắn kết tình thân. Cùng với sự trợ lực về chính sách của Nhà nước, việc triển khai phù hợp thực tế của địa phương và sự nỗ lực của nghệ nhân, thổ cẩm đang đứng trước những cơ hội mới, tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.