Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giải bài toán thiếu giáo viên: Giải pháp tháo gỡ khó khăn cả trước mắt và lâu dài

Băng Ngân - Trương Vui - 10:45, 02/11/2023

Năm học 2023 - 2024, tình trạng thiếu giáo viên vẫn là vấn đề nan giải, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dạy và học ở nhiều trường học, nhất là các điểm trường ở vùng DTTS và miền núi. Để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, ngành giáo dục cũng đang đưa ra nhiều giải pháp linh hoạt, đồng bộ nhằm tháo gỡ khó khăn cả trước mắt và lâu dài...

Tình trạng thiếu giáo viên nhiều năm nay đã là vấn đề nan giải, gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến công tác dạy và học ở nhiều trường học, nhất là các điểm trường vùng DTTS (Ảnh: Lê Hường)
Tình trạng thiếu giáo viên nhiều năm nay đã là vấn đề nan giải, gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến công tác dạy và học ở nhiều trường học, nhất là các điểm trường vùng DTTS (Ảnh: Lê Hường)

Nỗi lo thiếu giáo viên

Theo thống kê sơ bộ trên cơ sở dữ liệu ngành, hiện nay, cả nước còn thiếu 118.253 giáo viên, số giáo viên thiếu tăng thêm 11.308 người so với năm học 2021 - 2022 (cấp mầm non tăng 7.887 người, cấp tiểu học tăng 169 người, cấp THCS tăng 1.207 người, cấp THPT tăng 2.045 người).

Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) dự báo, trong năm học 2023 - 2024, cả nước cần tuyển bổ sung trên 81.500 giáo viên các cấp để đảm bảo cho việc dạy và học.

Theo thống kê, tỉnh Thanh Hóa là địa phương đang thiếu giáo viên nhiều nhất cả nước, với số lượng hơn 10.000 giáo viên ở các cấp học. Cụ thể, giáo viên tiếng Anh thiếu 353 người, giáo viên Tin học thiếu 690 người, giáo viên Âm nhạc thiếu 72 người và giáo viên Mỹ thuật thiếu 277 biên chế.

Hay tại Đắk Nông, dự kiến năm học 2023-2024, toàn tỉnh có 90 trường mầm non, 132 trường tiểu học, 87 trường THCS và 34 trường THPT. Do đó, để bảo đảm nhu cầu dạy và học trong năm học mới, tỉnh đề nghị xem xét, giao bổ sung lên đến 1.021 biên chế viên chức, là số lượng biên chế cần thiết để tỉnh tổ chức tốt việc dạy và học theo chương trình giáo dục phổ thông mới và đáp ứng sự gia tăng học sinh.

Đây cũng là tình trạng diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước nhiều năm qua. Nhất là tại những địa phương miền núi với điều kiện còn nhiều thiếu thốn, việc tìm giáo viên nhiệt huyết “bám bản” vốn đã là một bài toán khó, thì việc bổ sung, cân đối số giáo viên ở một số môn học theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới lại càng khó hơn.

Trong khi đó, một số chính sách phát triển giáo dục, chính sách hỗ trợ người dạy, người học ở vùng DTTS, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đã không còn phù hợp nhưng chưa được điều chỉnh, bổ sung kịp thời.

Hơn thế, việc thiếu cơ chế thu hút, giữ chân giáo viên gắn bó với nghề khiến làn sóng giáo viên nghỉ việc hay xin chuyển công tác liên tục diễn ra trong thời gian qua. Điều này dẫn đến sự mất cân đối giáo viên giữa các vùng miền, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục chung trên cả nước.

Cần quan tâm hơn nữa đến các chính sách thu hút đối với giáo viên, đặc biệt là với giáo viên công tác tại các trường vùng cao, vùng khó khăn đặc thù (Ảnh: Văn Hoa - Minh Đức)
Cần quan tâm hơn nữa đến các chính sách thu hút đối với giáo viên, đặc biệt là với giáo viên công tác tại các trường vùng cao, vùng khó khăn đặc thù (Ảnh: Văn Hoa - Minh Đức)

Để giáo viên gắn bó với sự nghiệp “trồng người”

Thực trạng thiếu giáo viên ở các cấp học như hiện nay, đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục. Bởi vậy, để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên cả trước mắt và lâu dài, ngành giáo dục cũng đã đề ra nhiều giải pháp linh hoạt, đồng bộ.

Ngay sau khi Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 72-QĐ/TW ngày 18/7/2022 về biên chế các cơ quan Đảng, MTTQ, tổ chức chính trị xã hội ở Trung ương và các Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy khối trực thuộc Trung ương giai đoạn 2022 - 2026 (Quyết định số 72-QĐ/TW), Bộ GD&ĐT đã ban hành Công văn số 3585/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 2/8/2022 về việc triển khai tuyển dụng biên chế giáo viên mầm non, phổ thông theo Quyết định số 72-QĐ/TW.

Theo đó, Bộ đã đề nghị, các địa phương khẩn trương tuyển dụng số biên chế được giao và ưu tiên tuyển dụng giáo viên các môn học mới để thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và ưu tiên tuyển dụng giáo viên mầm non cho các cơ sở giáo dục mầm non ở vùng kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Điều này cũng là để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, trong đó đã đặt ra nhiều nhiệm vụ nhằm đạt mục tiêu: đến năm 2025 tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường đạt trên 98%, học sinh trong độ tuổi học tiểu học trên 97%, THCS trên 95%, THPT trên 60% và người từ 15 tuổi trở lên đọc thông viết thạo tiếng phổ thông trên 90%.

Theo ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) nếu các địa phương tuyển hết chỉ tiêu đã được giao, cùng với việc thực hiện bổ sung giáo viên cho giai đoạn 2022 - 2026 theo quyết định của Bộ Chính trị, thì cơ bản sẽ giải quyết được tình trạng thiếu giáo viên.

Ông Đức cho hay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tích cực phối hợp với các Bộ ngành trong việc xây dựng cải thiện chính sách tiền lương mới cho viên chức ngành Giáo dục, để đội ngũ nhà giáo yên tâm công tác. Đồng thời, tiếp tục triển khai xây dựng Luật Nhà giáo, tạo cơ sở pháp lý nhằm giải quyết vướng mắc liên quan đến tuyển dụng, thu hút và chăm lo cho đội ngũ nhà giáo.

Theo ông Đức, đối với giáo viên công tác tại các trường vùng cao, vùng khó khăn đặc thù, ngoài xây dựng chương trình tuyển dụng giáo viên hiệu quả, phù hợp với điều kiện và nhu cầu thực tế của từng trường học, cần quan tâm hơn nữa đến công tác tăng cường đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, xây dựng những chính sách thu hút như: hỗ trợ nhà công vụ, tài chính, phúc lợi xã hội, điều kiện làm việc… Từ đó, phần nào giúp thầy cô yên tâm bám bản, công tác lâu dài, để tình trạng thiếu giáo viên không còn là gánh nặng trước thềm năm học mới...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, trưa 23/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia.
“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”.

“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”.

Tin tức - An Yên - 6 phút trước
Đó là nội dung chính của Hội thảo tọa đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg ngày 18/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030” do cơ quan Thanh tra UBDT tổ chức sáng ngày 23/11 tại Nghệ An. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo, có đại diện Thanh tra chính phủ, Bộ Nội vụ, các vụ thuộc UBDT. Ở các địa phương, có lãnh đạo Ban Dân tộc cùng thanh tra các tỉnh, thành Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Nghệ An. Về phía tỉnh Nghệ An có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long.
Đồng bào các DTTS Bạc Liêu cần đưa di sản và bản sắc văn hóa thành nguồn lực để phát triển bền vững

Đồng bào các DTTS Bạc Liêu cần đưa di sản và bản sắc văn hóa thành nguồn lực để phát triển bền vững

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 6 phút trước
Đồng bào các DTTS tỉnh Bạc Liêu cần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, đồng thời nhanh chóng bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín, dị đoan, nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết, chuyển hóa các di sản và bản sắc dân tộc trở thành nguồn lực, tài nguyên cho sự phát triển bền vững; luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, không tin theo các luận điệu xuyên tạc, chống phá, chia rẽ dân tộc. Đây là ý kiến chỉ đạo của Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV, năm 2024.
Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp góp phần nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước

Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp góp phần nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Sáng 23/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Chính phủ và cơ quan thẩm tra báo cáo về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Khai mạc Lễ hội PuTaLeng “Về miền Đỗ Quyên'

Khai mạc Lễ hội PuTaLeng “Về miền Đỗ Quyên'

Tin tức - Hà Minh Hưng - 1 giờ trước
Tối 22/11, tại Hồ Mường Lự, thị trấn Tam Đường, tỉnh Lai Châu, UBND huyện Tam Đường tổ chức Khai mạc Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường lần thứ I, năm 2024 với chủ đề “Về miền Đỗ Quyên".
Luật Công nghiệp công nghệ số tạo môi trường thuận lợi để phát triển doanh nghiệp công nghệ số

Luật Công nghiệp công nghệ số tạo môi trường thuận lợi để phát triển doanh nghiệp công nghệ số

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Sáng 23/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Chính phủ và cơ quan thẩm tra báo cáo về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Phước có tân Bí thư Tỉnh ủy

Bình Phước có tân Bí thư Tỉnh ủy

Tin tức - Tào Đạt - 6 giờ trước
Bà Tôn Ngọc Hạnh - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Bình Định và Thái Lan tăng cường hợp tác đầu tư

Bình Định và Thái Lan tăng cường hợp tác đầu tư

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 6 giờ trước
Ngày 22/11, tại Tp. Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định và Tổng Lãnh sự quán Thái Lan tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại tỉnh Bình Định.
Phân bổ số tiền 948 tỷ đồng đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Phân bổ số tiền 948 tỷ đồng đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Xã hội - Văn Hoa - Hương Diệp - 6 giờ trước
Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Ban Vận động Cứu trợ Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai công tác hỗ trợ đợt 3, đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Phú Yên tổ chức trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”

Phú Yên tổ chức trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 6 giờ trước
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 - 28/11/2024).
“Đắk Lắk đã chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được nâng lên”

“Đắk Lắk đã chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được nâng lên”

Thời sự - Lê Hường - 6 giờ trước
Đó là phát biểu của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024), diễn ra tối 22/11. Tham dự Lễ kỷ niệm có Mẹ Việt Nam Anh hùng Thái Thị Tài; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr và lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh bạn, lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ.