Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV thành công tốt đẹp

Quỳnh Trâm - 08:01, 22/11/2024

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị 25B, thành phố Thanh Hoá, UBND tỉnh Thanh Hoá tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hoá lần thứ IV, năm 2024. 246 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 70 vạn đồng bào các DTTS của tỉnh về dự Đại hội.

Tham dự Đại hội có Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh. Về phía tỉnh Thanh Hóa có: Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn; Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuân Sinh; Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh  Phạm Thị Thanh Thủy; cùng đại diện các sở, ban, ngành cấp tỉnh.

Theo báo cáo chính trị của Đại hội, trong 5 năm qua, bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp và thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III, vùng đồng bào DTTS và miền núi dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức; song với sự lãnh đạo kịp thời, sát sao của Tỉnh ủy, sự chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh; sự nỗ lực của các cấp, các ngành và đồng bào các dân tộc trong vùng, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh vùng đồng bào DTTS và miền núi tiếp tục chuyển biến tích cực; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc ổn định và từng bước được cải thiện; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được đầu tư tăng cường và nâng cấp; công tác giáo dục, y tế của vùng có nhiều tiến bộ; các giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc tiếp tục được quan tâm bảo tồn và phát huy; công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong vùng chuyển biến tích cực; hệ thống chính trị được xây dựng, củng cố và ngày càng vững mạnh, hoạt động hiệu quả; trật tự an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh được giữ vững.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh phát biểu tại Đại hội
Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh phát biểu tại Đại hội

Nhiều kết quả nổi bật như: Tỷ lệ hộ nghèo 11 huyện miền núi giảm còn 11,04% (giảm 4,15% so với năm 2022); tỷ lệ hộ cận nghèo còn 14,75% (giảm 5,11% so với năm 2022); thu nhập bình quân đầu người của vùng ước đến hết năm 2024 đạt 42,62 triệu đồng/người/năm, 83.314 lượt người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo sinh sống tại vùng đồng bào DTTS và miền núi được tạo việc làm mới; 100% đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa; 99,9% đường từ thôn đến xã được cứng hóa; 100% các xã có điện lưới quốc gia; 100% số xã của huyện miền núi đã được phủ sóng truyền thanh, truyền hình...

Trưởng ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Bình trình bày báo cáo chính trị.
Trưởng ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Bình trình bày báo cáo chính trị
Đại biểu Lò Thị Dư, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Lư, huyện Quan Sơn phát biểu tham luận tại Đại hội
Đại biểu Lò Thị Dư, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Lư, huyện Quan Sơn phát biểu tham luận tại Đại hội

Các tham luận phát biểu đều đồng tình cao với nội dung Báo cáo chính trị trình tại Đại hội, đồng thời nêu lên những cách làm hay trong quá trình triển khai tại cơ sở, như việc phát huy vai trò của Người có uy tín trong vận động Nhân dân xóa bỏ các hủ tục, xây dựng đời sống văn hóa mới; hiệu quả trong phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng; kinh nghiệm xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, kinh nghiệm và kết quả trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt bảo đảm an ninh thôn bản, góp phần bảo vệ vững chắc an ninh biên giới, xây dựng mối quan hệ biên giới hòa bình, hữu nghị... 

Bên cạnh đó, các tham luận cũng đã đề xuất những vấn đề mang tính thực tiễn để triển khai thực hiện trong giai đoạn 2024 - 2029.

Các đại biểu tham dự Đại hội
Các đại biểu tham dự Đại hội
Các đại biểu tham dự Đại hội
Các đại biểu tham dự Đại hội

Phát biểu tại Đại hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh vui mừng hoan nghênh 246 đại biểu đại diện cho hơn 70 vạn đồng bào các DTTS trong toàn tỉnh Thanh Hóa về dự Đại hội.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh khẳng định, đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng đối với các tầng lớp Nhân dân và đồng bào các DTTS trong tỉnh, là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, động viên, tôn vinh và khích lệ đồng bào DTTS tiếp tục tiếp nối truyền thống đoàn kết, hội nhập và vươn lên, là diễn đàn để đồng bào gặp gỡ, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và bày tỏ tâm tư nguyện vọng với Đảng và Nhà nước.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh tặng hoa chúc mừng Đại hội
Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh tặng hoa chúc mừng Đại hội

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT biểu dương, đánh giá cao nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thanh Hóa đã có những chủ trương đúng đắn và trọng tâm về phát triển KT-XH đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, cuộc sống của đồng bào ngày càng đổi thay. Đặc biệt việc triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh đã đạt những kết quả khá toàn diện, nhiều mục tiêu, nhiệm vụ đạt cao hơn bình quân chung của các địa phương. Trong đồng bào các DTTS đã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình, gương điển hình tiêu biểu về thi đua làm kinh tế hiệu quả tạo sự lan tỏa trong thay đổi nếp nghĩ, cách làm sát thực tế để đạt được những thành tích và sự chuyển biến như ngày hôm nay.

Các đại biểu tham dự Đại hội chụp ảnh lưu niệm với Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh
Các đại biểu tham dự Đại hội chụp ảnh lưu niệm với Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh

“Những thành tựu đạt được của tỉnh Thanh Hóa trong thực hiện Quyết tâm thư của Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III rất đáng tự hào, là quyết tâm chính trị và sự chỉ đạo, lãnh đạo quyết liệt của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và sự nỗ lực, vượt khó vươn lên của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh nhấn mạnh.

Bên cạnh những thành tựu đáng mừng đã đạt được, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT cũng thẳng thắn nhìn nhận rằng: Đời sống của một bộ phận Nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS còn gặp nhiều khó khăn. Chất lượng giảm nghèo chưa thật sự bền vững, tỷ lệ hộ nghèo là người DTTS còn cao; việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường còn chưa được như kỳ vọng.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh trao Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc
Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh trao Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc

Việc triển khai một số chương trình, chính sách, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS còn chưa theo kịp tiến độ. Một số tập quán lạc hậu chưa được xóa bỏ triệt để; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở một số địa phương còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp; chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS còn chưa đồng đều...

Qua nghe báo cáo và các tham luận trình bày tại Đại hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh đề nghị trong thời gian tới các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và cán bộ, đảng viên cần tiếp tục nghiên cứu, nâng cao nhận thức và quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, đại đoàn kết dân tộc và chính sách dân tộc; đặc biệt là tiếp tục cụ thể hóa thành các chủ trương, nghị quyết chuyên đề, tích hợp, lồng ghép để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh.

Các cấp uỷ đảng, chính quyền, MTTQ các cấp tiếp tục đổi mới tư duy, hành động quyết liệt, với quyết tâm chính trị cao nhất, phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh, tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các DTTS.

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa trao Bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc
Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa trao Bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc

Các cấp uỷ đảng, chính quyền tập trung xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào DTTS và miền núi, nhất là khu vực biên giới, vùng đặc biệt khó khăn; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực, có chính sách và giải pháp thực hiện cụ thể trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS, tăng cường cán bộ có năng lực, tâm huyết đến công tác tại các địa bàn khó khăn; phát huy vai trò của Người có uy tín và mọi tầng lớp Nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, củng cố hệ thống chính trị cơ sở.

Địa phương tiếp tục quan tâm thực hiện phát triển KT-XH gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh, môi trường, sinh thái nhất là các địa bàn xung yếu, biên giới, vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn; chủ động xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh Nhân dân, gắn với thế trận lòng dân vững chắc.

Nhân dịp này, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội Bức trướng với dòng chữ: “Các DTTS tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa tặng bức trướng cho Đại hội.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa tặng Bức trướng cho Đại hội

Dịp này, 5 cá nhân vinh dự nhận Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc" của Uỷ ban Dân tộc; 6 tập thể, cá nhân nhận Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc. UBND tỉnh Thanh Hoá cũng trao Bằng khen tặng cho 268 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2019 - 2024.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sơn La: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng từ vốn Chương trình MTQG 1719

Sơn La: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng từ vốn Chương trình MTQG 1719

Tỉnh Sơn La vừa điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) theo hướng tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng.
Tin nổi bật trang chủ
Di sản nghề khảm xà cừ: Góc nhìn đương đại từ nghệ sĩ nước ngoài

Di sản nghề khảm xà cừ: Góc nhìn đương đại từ nghệ sĩ nước ngoài

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 34 phút trước
Từ ngày 21/3 đến 3/4, Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức Triển lãm Di sản nghề khảm xà cừ tại IDECAF (31 Thái Văn Lung, Quận 1, TP Hồ Chí Minh).
Ngành giáo dục An Giang chỉ đạo

Ngành giáo dục An Giang chỉ đạo "nóng" vụ nhiều nữ sinh tiểu học hút thuốc lá trong trường

Giáo dục - Tào Đạt - 1 giờ trước
Đoạn clip xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy có khoảng 6-7 nữ sinh của một trường tiểu học thản nhiên hút thuốc phì phèo và nói tục, chửi thề. Sau xác minh ban đầu, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang yêu cầu tăng cường quản lý, giáo dục đạo đức và tác hại thuốc lá cho học sinh.

"Giỗ Tổ Hùng Vương 2025: Hành trình về nguồn"

Sắc màu 54 - Phan Huy - 1 giờ trước
Như lời hẹn ước thiêng liêng, tháng Ba về, triệu triệu trái tim con dân đất Việt lại cùng chung nhịp đập hướng về non thiêng Nghĩa Lĩnh chờ đón nhịp trống đồng khai hội Đền Hùng, tìm về nơi phát tích cội nguồn dân tộc với lòng tôn kính, tri ân công đức tổ tiên khai sơn, phá thạch, gây dựng nền móng giang sơn gấm vóc trao truyền cho cháu con xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử…
Thành phố Hạ Long: Vượt khó, đưa nước sạch đến 10 xã miền núi, vùng cao

Thành phố Hạ Long: Vượt khó, đưa nước sạch đến 10 xã miền núi, vùng cao

Xã hội - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Xác định, việc đưa nước sạch về các thôn, xã miền núi vùng cao là một trong những nhiệm vụ mang ý nghĩa thiết thực nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, do vậy thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đang đẩy nhanh tiến độ cấp nước sạch cho 10 xã miền núi, dự kiến có khoảng 4.000 hộ dân được thụ hưởng.
Ninh Thuận: Chương trình MTQG 1719 đã thực sự đi vào cuộc sống

Ninh Thuận: Chương trình MTQG 1719 đã thực sự đi vào cuộc sống

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Nhờ đẩy mạnh triển khai các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ gần bốn năm nay, đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và niền núi tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều chuyển biến đáng kể.
Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 29/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực. Nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang. “Vườn Địa Đàng” giữa vùng nắng gió. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đồng Nai: Công ty Gỗ Johnson Wood bị xử phạt 550 triệu đồng vì chuyển giao chất thải nguy hại không đúng quy định

Đồng Nai: Công ty Gỗ Johnson Wood bị xử phạt 550 triệu đồng vì chuyển giao chất thải nguy hại không đúng quy định

Pháp luật - Duy Chí - 1 giờ trước
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Quyết định số 979/QĐ-XPHC phạt Công ty CP Johnson Wood số tiền 550 triệu đồng về 2 hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.
Trưng bày hơn 300 hiện vật chuyên đề “Văn hoá Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng”

Trưng bày hơn 300 hiện vật chuyên đề “Văn hoá Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng”

Tin tức - Anh Trúc - 2 giờ trước
Ngày 31/3, tại Bảo tàng Hùng Vương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Văn hóa Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng”.
Người tiên phong trồng lúa nước ở Kỳ Neh

Người tiên phong trồng lúa nước ở Kỳ Neh

Phóng sự - Phạm Tiến - 2 giờ trước
Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức Diệp, đến nay toàn thôn Kỳ Neh đã trồng được 15ha lúa nước. Theo đó, đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi ) nơi đây đã “được no cái bụng” đúng như mong muốn của Người có uy tín Hồ Đức Diệp.
Đạp xe qua biên giới, hữu nghị đồng hành

Đạp xe qua biên giới, hữu nghị đồng hành

Trang địa phương - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Ngày 31/3, tại huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra hoạt động đạp xe hữu nghị qua biên giới từ cửa khẩu Động Trung (Trung Quốc) - Hoành Mô (Việt Nam) đến trung tâm huyện Bình Liêu, với chủ đề “Đạp xe qua biên giới, hữu nghị đồng hành”.
Xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi

Xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi

Kinh tế - Thanh Phong - 2 giờ trước
Hiện nay nhiều sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) đã được đầu tư theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn với những truyền thống văn hóa, tập quán sản xuất. Điều này làm nên sự hấp dẫn trong mắt người tiêu dùng hiện đại. Nhiều sản phẩm đã trở thành thế mạnh của địa phương được tiêu thụ ở các kênh phân phối và xuất khẩu. Bên cạnh việc tập trung chỉ đạo, hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, trong thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã đồng hành với nông dân trong xây dựng thương hiệu nông sản để quảng bá và vươn ra các thị trường lớn hơn.