Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức Diệp, đến nay toàn thôn Kỳ Neh đã trồng được 15ha lúa nước. Theo đó, đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi) nơi đây đã “được no cái bụng” đúng như mong muốn của Người có uy tín Hồ Đức Diệp.
75 tuổi, hơn 20 năm trên cương vị già làng, gần 10 năm làm Người có uy tín, già A Chiêu, làng Khúc Na, xã Sa Bình, huyện Sa Thầy (Kon Tum) như là “cây cao, bóng cả” che chở cho dân làng, giúp dân làng làm tốt công tác bảo tồn văn hóa, phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no, sung túc.
Những năm qua, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) các địa phương khu vực biên giới luôn chú trọng, quan tâm xây dựng thế trận lòng dân ở khu vực biên giới. Đồng hành cùng BĐBP có đội ngũ Người có uy tín, họ là “cầu nối” trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động bà con chung tay góp sức bảo vệ biên cương Tổ quốc.
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, coi trọng đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào các DTTS. Nhằm động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho Người có uy tín phát huy vai trò của mình, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 28/2023/QĐ – TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 12/2018/QĐ - TTg ngày 6/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Trong đó có chính sách cung cấp thông tin dành cho Người có uy tín.
Trong những năm qua, Lào Cai luôn chú trọng thực hiện các chế độ, chính sách cho Người có uy tín, trong đó có việc cung cấp thông tin cho đội ngũ quần chúng đặc biệt này. Cùng với tổ chức cho Người có uy tín tham gia các hội nghị tập huấn, đi tham quan học hỏi kinh nghiệm ở các địa phương, thì việc cấp phát báo cho Người có uy tín cũng được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Nhẫn, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Lào Cai.
Trong 2 ngày 20 - 21/3, Phòng Dân tộc và Tôn giáo huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức Lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo và kỹ năng hòa giải, tuyên truyền, vận động quần chúng cho Người có uy tín.
“Muốn tuyên truyền, vận động đồng bào, trước hết mình phải hiểu đúng, hiểu đủ chính sách. Mình phải là người đi trước, làm đầu để đồng bào thấy mà làm theo”, đó là tâm sự của Người có uy tín Hồ Xoi ở bản Dộ - Tà Vờng, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) khi trò chuyện với chúng tôi.
Toàn tỉnh Lai Châu hiện có khoảng 885 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Trong những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Lai Châu đã có nhiều đóng góp quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, giữ gin bản sắc văn hóa... chung tay xây dựng xóm bản. Nhiều Người có uy tín đã và đang trở thành những tấm gương sáng để Nhân dân học tập và làm theo.
Không chỉ giữ vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến với người dân, thời gian qua lực lượng Người có uy tín ở các huyện miền cao Quảng Nam không ngừng tăng gia sản xuất, tiên phong trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế gia đình, hỗ trợ bà con cùng cải thiện sinh kế.
Ông Thông ngồi đó, bên cạnh chồng giấy tờ, sách báo, đuôi mắt nheo nheo, đầu ngón tay rà đều đều trên những hàng chữ in ngay ngắn. Vành tai ông còn cài gọn một chiếc bút chì, để bất chợt gặp đoạn nào hay, kiến thức nào cần ông lại với tay lấy được ngay rồi đánh dấu lại, khi cần, tìm cho tiện: “Sách báo, công văn, giấy tờ nếu chịu mở ra, chịu đọc thì như một người thầy thông minh. Ở đó, chính sách, quy định có đủ cả rồi. Mình có hiểu, có biết thì nói người dân mới nghe chứ, con gà muốn gáy còn phải học cơ mà”, ông Thông chia sẻ vậy.
Nhiều năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận luôn coi báo chí là món ăn tinh thần bổ ích, giúp họ tiếp cận thông tin kịp thời, phục vụ hiệu quả trong công tác tuyên truyền và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
Chia sẻ về công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân, Người có úy tín Trần Quốc Tịnh, ở thôn Kim Tiến, xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai bộc bạch: Để được bà con tin tưởng nghe và làm theo thì bản thân mình phải đi đầu làm gương. Làm gì thì cũng phải chịu khó tìm hiểu thông tin cho kỹ, nắm chắc vấn đề, khi bà con hỏi thì mình mới giải thích và hướng dẫn cho bà con được.
Dẫu đã nghỉ hưu, nhưng ông Lương Văn Thuyết ở bản Mà, xã Ngọc Lâm (Thanh Chương, Nghệ An) chưa từng một ngày nghỉ việc. Được bà con tín nhiệm, tin tưởng, bước chân ông Thuyết lại rong ruổi khắp bản làng với vai trò của một Người có uy tín. Bước chân ấy dẫu đã ở tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng hãy còn nhanh nhẹn… như những ngày ông tuyên truyền, vận động bà con rời bản cũ về tái định cư ở quê mới năm nào.
Ở tuổi 66, Người có uy tín Zơ Râm Diên, thôn Đắc Tà Vâng, xã Đắc Tôi, huyện vùng biên Nam Giang (Quảng Nam) vẫn nhiệt huyết với tinh thần trách nhiệm, gương mẫu đi đầu, vận động người dân tích cực lao động sản xuất, đồng thời bảo tồn những nét đẹp truyền thống quý giá, lan toả ngọn lửa tình yêu cháy bỏng với “kho báu” này của cộng đồng người Tà Riềng cho thế hệ trẻ.
“Hơn 30 năm làm công tác xã hội, từ cán bộ Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi đến nay, bà Chía làm việc gì cũng chỉn chu đâu ra đấy. Bà luôn sống, làm việc theo pháp luật, nêu gương sáng, có uy tín cao trong gia đình, cộng đồng, được cấp ủy, chính quyền và bà con tin yêu”. Đó là lời nhận xét đầy tự hào của bà Hà Thị Ngọ, Chủ tịch Hội Người cao tuổi tỉnh Tuyên Quang khi nói về bà Giàng Thị Chía.
Ở tuổi 71, Người có uy tín Đinh Văn Chờ (dân tộc Chứt) vẫn miệt mài với việc làng, việc xóm. Trong Chương trình xây dựng nông thôn mới ở thôn Thuận Hóa, xã Hóa Sơn, huyện Minh Hóa (Quảng Bình), ông đã đi đầu hiến 500m2, góp tiền và tham gia ngày công để làm đường thôn, bản đẹp hơn.
Buổi chiều, bản Vực Leng, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị tĩnh lặng. Cuối bản vang lên tiếng đàn ta lư hòa quyện cùng làn điệu xiêng ngọt ngào, thiết tha như tiếng lòng nhớ nhung của người con gái Pa Kô với người yêu. Ta lư là đặc trưng của vùng đất này, là linh hồn của người Pa Kô (thuộc dân tộc Tà Ôi) ở vùng Trường Sơn. Và ở đó cuối bản Vực Leng, có người đàn ông 62 tuổi đang chơi đàn ta lư.
Nhân dịp Tết Ramưwan 2025, chiều 20/2, ông Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Thuận đến thăm tặng quà, chúc Tết Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh và các cá nhân đồng bào Chăm tiêu biểu trên địa bàn tỉnh. Cùng đi có các ông bà: Phạm Thị Bích Hà, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Pi Năng Thị Thủy, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; Phan Văn Cường, Phó Chánh Văn phòng Tỉnh ủy và lãnh đạo các ban, ngành cấp tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ký ban hành Kế hoạch số 526/KH-UBND triển khai thực hiện chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh năm 2025.
Không chỉ phát huy vai trò gương mẫu trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, những đảng viên là người dân tộc thiểu số (DTTS) ở huyện biên giới Ngọc Hồi (Kon Tum) luôn gần dân, sát dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân để kịp thời phản ánh lên cấp ủy, chính quyền địa phương giải quyết. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh và xây dựng huyện ngày một phát triển.