Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Những "cánh chim” đầu đàn ở vùng Tây Duyên hải miền Trung: "Hạt nhân" kinh tế giữa bản, làng (Bài 1)

T.Nhân - H.Trường - 09:49, 21/04/2025

Không chỉ thể hiện vai trò trách nhiệm là cầu nối tuyên truyền chính sách của Đảng và Nhà nước đến với cộng đồng, những năm qua lực lượng Người có uy tín khắp cả nước đã góp sức thúc đẩy sự phát triển trong nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội ở cơ sở, nhất là đi đầu trong phát triển kinh tế. Nếu có dịp đến với vùng Tây Duyên hải miền Trung, sẽ không khó để bắt gặp những tấm gương Người có uy tín điển hình, đi đầu trong lao động sản xuất, góp phần làm khởi sắc những miền đất khó.

Người có uy tín Đinh Lố phát huy sức trẻ làm kinh tế giỏi.
Người có uy tín Đinh Lố phát huy sức trẻ làm kinh tế giỏi

Khi người trẻ tiên phong

Vốn cần cù, đi đầu trong các phong trào ở địa phương, anh Đinh Lố (42 tuổi, dân tộc Hrê) Người có uy tín ở thôn Trung Thượng (xã Long Mai, huyện Minh Long, Quảng Ngãi) luôn được người dân tín nhiệm.

Không chỉ là tấm gương điển hình về phát triển kinh tế ở địa phương, anh Lố còn tận tình hướng dẫn người dân làm theo, cùng cải thiện sinh kế, vươn lên thoát nghèo.

“Muốn người dân hiểu và làm theo, trước tiên mình phải gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, cũng như trong sản xuất làm ăn”, anh Lố chia sẻ.

Nói rồi, anh dẫn chúng tôi đến thăm mô hình nuôi bò của gia đình, trên một khu đất rẫy cách nhà khoảng 400m. Chuồng được xây dựng kiên cố bằng bê tông cốt thép, chia ra thành các hộc. Hiện tại anh đang nuôi 5 con bò sinh sản, lúc cao điểm trại bò của anh hơn 10 con, đem lại thu nhập ổn định.

Xung quanh chuồng bò, anh cho trồng cỏ tranh để cung cấp thức ăn cho đàn bò. Xen với đó, anh cho trồng nhiều loại cây như chanh, bưởi, đu đủ, chuối lùn… để vừa phát huy được diện tích đất vườn, vừa tận dụng được phân bò.

Không những thế, vợ chồng anh mạnh dạn chuyển đổi giống lúa mới để đưa vào gieo trồng, đạt năng suất cao. Trên rẫy, anh cho trồng khoảng 3ha keo đang độ tuổi thu hoạch, và đào ao thả cá để nâng cao kinh tế.

Ngoài chuyện đồng áng, hiện nay anh còn kiếm thêm thu nhập từ nghề cơ khí. Lấy ngắn nuôi dài, sau nhiều năm nỗ lực, đến nay mỗi năm gia đình anh thu nhập trên dưới trăm triệu đồng mỗi năm.

“Còn sức, mình còn làm để phát triển kinh tế gia đình. Khi có thu nhập ổn định, mình mới có thể chia sẻ những mô hình hay, để mọi người cùng phát triển. Bà con cần về kỹ thuật hay cách chăn nuôi, mình sẵn sàng giúp đỡ”, anh Lố chia sẻ.

Nhiều Người có uy tín ở Quảng Ngãi tích cực làm kinh tế, góp phần sự phát triển của bản, làng vùng cao.
Đội ngũ những Người có uy tín ở Quảng Ngãi rất tích cực làm kinh tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển của bản, làng vùng cao

Hay như anh Hồ Văn Lắm (45 tuổi, dân tộc Gié Triêng) cũng là một trong những Người có uy tín đi đầu trong chuyện vượt khó vươn lên làm giàu ở xã Phước Mỹ (Phước Sơn, Quảng Nam). Với tinh thần dám nghĩ dám làm, vợ chồng anh mạnh dạn vay vốn, phát nương rẫy để sản xuất.

Sau nhiều năm cố gắng, đến nay gia đình anh thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ hàng chục hecta keo và đàn trâu, bò lên đến 20 con. Ngoài ra, anh còn mở cơ sở say xát gạo để có thêm thu nhập, nhờ đó các con được ăn học đầy đủ, cuộc sống gia đình bước sang trang mới.

Anh cũng là người tiên phong trong việc đưa giống lúa tím than vào gieo trồng để phát triển kinh tế tại quê nhà. Theo anh, giống lúa này có năng suất và giá thành cao, nếu người dân áp dụng và đưa vào sản xuất đại trà thì rất hiệu quả.

“Phước Mỹ có diện tích đất rẫy khá trù phú, tuy nhiên lâu nay bà con vẫn còn tâm lý e dè, chưa dám thay đổi để phát triển sinh kế. Do đó, cùng với chính quyền địa phương, Người có uy tín đẩy mạnh tuyên truyền, động viên bà con thay đổi phương thức sản xuất phù hợp để thoát được cái nghèo”, anh Lắm nói thêm.

Anh Hồ Văn Lắm dám thay đổi cách nghĩ, cách làm để phát triển kinh tế hộ gia đình.
Anh Hồ Văn Lắm dám thay đổi cách nghĩ, cách làm để phát triển kinh tế hộ gia đình

Góp sức để bản, làng khởi sắc

Câu chuyện thay đổi cách nghĩ, cách làm để vươn lên làm giàu không còn là chuyện hiếm gặp ở nhiều huyện vùng cao Bình Định trong những năm gần đây. Ngay cả ở nơi được mệnh danh là “cổng trời” như Canh Liên, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định, hiện cũng đã có nhiều hộ đồng bào, đặc biệt là trong các hộ gia đình là Người có uy tín sở hữu trong tay tiền tỷ, xây nhà khang trang.

Đơn cử như anh Đinh Văn Óc (45 tuổi, dân tộc Ba Na) là Người có uy tín ở làng Cát (xã Canh Liên). Trước đây, gia đình anh thuộc diện hộ nghèo, chủ yếu sống bằng nghề làm lúa nước, làm nương rẫy, thu nhập chẳng đáng là bao. Được sự động viên và hỗ trợ của các cấp chính quyền, năm 2007, anh Óc đã mạnh dạn vay vốn chính sách để mua hai con bò cái về chăn thả.

Thấy nuôi bò có hiệu quả, anh tiếp tục đầu tư để tăng thêm về số lượng bò giống. Đến nay, gia đình anh sở hữu một đàn bò 30 con, trị giá khoảng 300 triệu đồng. Hiện anh còn sở hữu 20ha keo đang thời kỳ thu hoạch, với ước tính doanh thu hàng trăm triệu đồng.

Vợ chồng già Đinh Văn Thảo thu nhập hơn 200 triệu đồng mỗi năm nhờ trồng trọt, chăn nuôi
Vợ chồng già Đinh Văn Thảo thu nhập hơn 200 triệu đồng mỗi năm nhờ trồng trọt, chăn nuôi

Chưa dừng lại ở đó, vợ chồng anh Óc bàn nhau thay đổi mô hình thâm canh lúa nước và chăn nuôi heo, lợi nhuận hơn 150 triệu đồng mỗi năm. Thời gian gần đây, nghiên cứu thổ nhưỡng và tìm hiểu kỹ thuật, anh Óc trồng thử nghiệm hơn 100 gốc sầu riêng, bước đầu cây sầu riêng sinh trưởng tốt.

Lấy ngắn nuôi dài, sau nhiều năm chịu khó làm ăn, gia đình anh đã tích lũy được số tiền kha khá, xây được căn nhà mới khang trang trên 1 tỷ đồng. Không những làm giàu cho mình, trong vai trò Ngươi có uy tín, anh Óc rất tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân hưởng ứng các hoạt động, phong trào thi đua mà các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể phát động, đặc biệt là trong phát triển kinh tế thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Để bà con nghe theo, anh luôn đi đầu thực hiện; đồng thời vợ chồng anh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi trồng cho bà con Ba Na trong làng cùng phát triển kinh tế.

Cách nhà anh Óc không xa, là căn nhà mới xây hơn 1 tỷ đồng của ông Đinh Văn Thảo (65 tuổi, xã Canh Liên). Không chỉ là Người có uy tín mẫu mực ở làng Kà Bông trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, ông Thảo còn được biết là nông dân sản xuất giỏi được nhiều người nể phục.

Chia sẻ chuyện làm kinh tế, ông Thảo nói, thời điểm mới chuyển về Canh Liên sinh sống, gia đình rất chật vật về kinh tế. Từ khi có các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, vợ chồng ông mạnh dạn vay vốn để mở trại gà và đào ao nuôi cá, đầu tư trồng hơn 20ha keo, mở rộng diện tích trồng lúa nước. Từ đó, cuộc sống dần khấm khá, gần đây mỗi năm gia đình ông thu hơn 200 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Nhiều huyện vùng cao khởi sắc nhờ một phần sự đóng góp của lực lượng Người có uy tín, già làng, trưởng thôn.
Nhiều huyện vùng cao khởi sắc nhờ một phần sự đóng góp của lực lượng Người có uy tín, già làng, trưởng thôn

Tìm hiểu từ thực tế cho thấy, những năm qua ở khắp các bản, làng vùng cao trên mọi miền đất nước, ở đâu cũng có đội ngũ những Người  có uy tín đang từng ngày đóng góp công sức vào sự phát triển của quê hương. Trong nhiều việc làm ý nghĩa của đội ngũ những Người có uy tín đối với cộng đồng, họ được nhìn nhận, đánh giá là những người tiên phong trong phát triển kinh tế hộ gia đình, hỗ trợ cộng đồng cùng xây dựng, mở rộng các mô hình sinh kế, để từng bước có cuộc sống ấm no.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
“Khoảng lặng” không nói đủ bằng lời

“Khoảng lặng” không nói đủ bằng lời

Phải thú thực rằng, kể từ khi công tác ở Báo Dân tộc và Phát triển, thì tôi mới có nhiều cơ hội và điều kiện để trải nghiệm cảm giác “cắm bản”, “bám bản”. Đó cũng là điều kiện cần để bắt đầu cho một hành trình chuyển tải thông tin về những khó khăn, vất vả, mà còn cả những tiềm năng, thế mạnh, những gương người tốt việc hay của một vùng đất. Nhưng sau bao chuyến ngược ngàn, trong tôi vẫn còn đó những “khoảng lặng” không nói đủ bằng lời.
Tin nổi bật trang chủ
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển

Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển

Thời sự - Minh Thu - 7 phút trước
Nhân dịp Kỷ niệm 100 Năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 17/6, ông Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã đến thăm, chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển.
Sứ mệnh người làm báo - Từ sứ giả truyền thông đến những nhịp cầu nhân ái

Sứ mệnh người làm báo - Từ sứ giả truyền thông đến những nhịp cầu nhân ái

Công tác Dân tộc - Vàng Ni - 11 phút trước
Trong không khí trang trọng và tự hào của cả nước kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), lòng tôi lại bồi hồi nhớ về hành trình đã qua, về những con chữ, những chuyến đi và về sứ mệnh thiêng liêng mà nghề báo đã trao cho mình. Với tôi, làm báo không chỉ là đưa tin - là sứ giả truyền thông mà còn là hành trình của trái tim, là gánh trên vai trách nhiệm với cộng đồng.
Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển: Quyết tâm xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, hòa nhập để phát triển

Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển: Quyết tâm xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, hòa nhập để phát triển

Tin tức - Thúy Hồng - 22 phút trước
Ngày 16/6, Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển đã long trọng tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030. Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Thông dự và chỉ đạo Đại hội.
Ninh Thuận: Nông dân no ấm từ cây nha đam

Ninh Thuận: Nông dân no ấm từ cây nha đam

Kinh tế - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Cây nha đam thích nghi sinh trưởng tốt trên vùng đất cát trắng ven biển thuộc phường Văn Hải, TP. Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Những năm qua, từ giá trị kinh tế của cây nha đam đem lại, hàng trăm nông hộ có cuộc sống bảo đảm no ấm, nuôi con ăn học thành đạt. Đây là loài cây xóa đói giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập, giúp nông dân vùng đất khô hạn Văn Hải vươn lên làm giàu từ nha đam.
Ninh Thuận: 28 xã vùng đồng bào DTTS đạt chuẩn quốc gia về y tế

Ninh Thuận: 28 xã vùng đồng bào DTTS đạt chuẩn quốc gia về y tế

Sức khỏe - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ông Bạch Văn Dương, Phó Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Ninh Thuận cho biết, toàn tỉnh hiện có 28/28 xã vùng đồng bào DTTS đạt chuẩn quốc gia về y tế. Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030 (giai đoạn 1: 2021- 2025), gọi tắt là Chương trình MTQG 1719, đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc tốt sức khỏe ban đầu cho 181.219 người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh.
Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay ngày 11/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Ruộng bậc thang Y Tý mùa đổ ải. Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh . Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đánh thức giấc mơ làng cổ

Đánh thức giấc mơ làng cổ

Sắc màu 54 - Bùi Nguyên Khôi - 1 giờ trước
Làng Mơ H’ra - Đáp vốn là 2 làng cổ nằm sát nhau của đồng bào Ba Na vẫn giữ vẹn nguyên nếp sống trăm năm. Trong giấc mơ làng cổ, Mơ H’ra - Đáp được phục hồi di sản quý của cộng đồng để phát triển du lịch với truyền thống và vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và hùng vĩ của khu vực này.
An Giang: BĐBP tỉnh đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhì và kỷ niệm 49 năm Ngày truyền thống đơn vị

An Giang: BĐBP tỉnh đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhì và kỷ niệm 49 năm Ngày truyền thống đơn vị

Tin tức - Như Tâm - 1 giờ trước
Ngày 17/6, tại Tp. Châu Đốc (An Giang), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh An Giang, tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhì và kỷ niệm 49 năm Ngày truyền thống BĐBP tỉnh An Giang (17/6/1976 - 17/6/2025). Đến dự có ông Lê Hồng Quang - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; ông Hồ Văn Mừng - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang; cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành; đại diện lãnh đạo các huyện biên giới của tỉnh.
Nông dân thủ phủ sầu riêng thấp thỏm vì thời tiết

Nông dân thủ phủ sầu riêng thấp thỏm vì thời tiết

Kinh tế - Hoàng Thùy - 1 giờ trước
Thời tiết diễn biến bất thường khiến tỷ lệ đậu trái thấp, nông dân thủ phủ sầu riêng huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk thấp thỏm lo âu sản lượng sầu riêng giảm. Trong khi đó, nông dân chưa có giải pháp nào để đối phó với diễn biến thất thường của thời tiết.
Kon Tum: Ổn định dân cư từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Kon Tum: Ổn định dân cư từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Chuyên đề - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Những ngôi nhà mới khang trang đang dần hình thành tại các điểm dân cư được đầu tư đầy đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu. Mơ ước có căn nhà ở ổn định của các hộ đồng bào DTTS nghèo tại tỉnh Kon Tum đã trở thành hiện thực. Kết quả đó thể hiện sự quyết tâm cao của cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Kon Tum trong việc triển khai thực hiện Dự án 1 và Dự án 2, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Sáp nhập tỉnh, giảm từ 63 xuống 34: Biển số xe giữ nguyên hay phải đổi?

Sáp nhập tỉnh, giảm từ 63 xuống 34: Biển số xe giữ nguyên hay phải đổi?

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Từ ngày 15/6/2025, sau khi sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, số lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ giảm từ 63 xuống còn 34. Trong bối cảnh đó, một trong những vấn đề được người dân đặc biệt quan tâm là việc sử dụng biển số xe cũ sau sáp nhập: có phải đổi biển số mới hay không?