Ông A Jring Đeng, Người có uy tín làng Kon Brăp Ju, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum có nhiều nỗ lực và đóng góp trong việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống.Những cánh chim đầu đàn
Nhiều năm là Người có uy tín, ông Rơ Ô Bhót, ở buôn Du, xã Chư Rcăm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đã phối hợp với các ban ngành địa phương tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Ông còn là thành viên của tổ hòa giải tham gia hòa giải nhiều vụ việc tranh chấp, mâu thuẫn tại địa phương, qua đó góp phần ổn định tình hình địa phương và hạn chế tình trạng đơn thư khiếu nại vượt cấp.

Với cầu nối là những Người có uy tín, bà con vùng đồng bào DTTS ngày càng đoàn kết và hỗ trợ nhau để cùng phát triển. Những Người có uy tín có nhiều đóng góp quan trọng trong việc ổn định tình hình an ninh, chính trị, phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa ở vùng đồng bào DTTS".
Ông Dơ Woang Ya GươngPhó Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Lâm Đồng
Ông Rơ Ô Bhót chia sẻ: “Cán bộ hòa giải cần kiên trì tìm hiểu rõ nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn, từ đó xem xét, kết hợp giữa quy định pháp luật và phong tục tập quán, mối quan hệ cộng đồng để giải thích cho các bên liên quan thấy được vấn đề, đi đến đồng thuận, thống nhất mới mang lại kết quả hòa giải thành”.
Tại xã Ia Băng, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, ông Rơ Châm Ly, Người có uy tín ở làng Klăh đã tích cực tham gia sinh hoạt với các chi hội đoàn thể, vận động Nhân dân chấp hành mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Xã Ia Băng cũng là nơi đứng chân Chi hội Tin lành Plei Klan (thuộc Hội thánh Tin lành Việt Nam - Miền Nam). Ông Rơ Châm Ly đã cùng với cán bộ địa phương tuyên truyền giúp đồng bào theo đạo sinh hoạt tôn giáo theo đúng Hiến chương của Hội thánh, chấp hành các quy định pháp luật trong sinh hoạt tôn giáo, yên tâm làm ăn ổn định đời sống và cảnh giác với các hành vi lợi dụng tôn giáo cũng như các hoạt động tôn giáo trái pháp luật.
Còn ở huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum, đau đáu với những hệ lụy của các hủ tục, phong tục lạc hậu, già làng A Do, Người có uy tín làng Bung Kon, xã Đăk Plô, đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân phát huy giá trị văn hóa truyền thống, bài trừ các hủ tục, phong tục lạc hậu. “Mình vận động người dân khi ốm đau phải đi bệnh viện, không tổ chức cưới xin hay ma chay nhiều ngày”- già A Do chia sẻ.
Vai trò Người có uy tín trong đồng bào DTTS ngày càng được khẳng định.Tích cực trong các phong trào ở cơ sở
Trong những năm qua, đội ngũ Người có uy tín các tỉnh Tây Nguyên đã tích cực tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần các DTTS, thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới…
Điển hình như ở huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum, với vai trò là Người có uy tín của thôn 5, xã Đăk Tơ Lung, ông A Ngõa, đã tuyên truyền, vận động người dân trong thôn đồng thuận đóng tiền làm nhà rông. Cuối tháng 3/2023, nhà rông đã hoàn thành với tổng kinh phí xây dựng gần 425 triệu đồng, trong đó Nhân dân đóng góp 2.500 ngày công lao động và trên 40 triệu đồng. Bên cạnh đó, ông A Ngõa vận động các hộ gia đình giữ gìn cồng chiêng, trang phục truyền thống của dân tộc mình. Nhờ đó, đến nay thôn 5 còn duy trì một đội cồng chiêng và có 4 bộ chiêng. Trong thôn có 20 nghệ nhân đánh chiêng, 3 nghệ nhân biết sử dụng các loại nhạc cụ dân gian, 20 người biết dệt thổ cẩm và 2 nghệ nhân biết kể, hát dân ca…
Còn với tỉnh Lâm Đồng, trong khoảng 10 năm trở lại đây, Người có uy tín trong đồng bào DTTS của địa phương này tỉnh đã tham gia hòa giải trên 1.800 cuộc; cảm hóa 648 đối tượng hòa nhập cộng đồng; tham gia tố giác trên 100 tội phạm; vận động tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm 287 cuộc. Đồng thời, cung cấp nhiều nguồn tin có giá trị, phản bác tin đồn xấu phục vụ yêu cầu công tác bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương; tham gia đầy đủ cuộc họp, đề xuất nhiều ý kiến hay với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, đặc biệt là công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên.
“Với cầu nối là những Người có uy tín, bà con vùng đồng bào DTTS ngày càng đoàn kết và hỗ trợ nhau để cùng phát triển. Những Người có uy tín có nhiều đóng góp quan trọng trong việc ổn định tình hình an ninh, chính trị, phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa ở vùng đồng bào DTTS, ông Dơ Woang Ya Gương” - Phó Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Lâm Đồng nhận định.
Để phát huy tốt nhất vai trò của Người có uy tín, đòi hỏi việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người có uy tín cũng phải được thực hiện đảm bảo đúng quy định. Theo chia sẻ của Phó Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Lâm Đồng: Việc tổ chức triển khai kịp thời chế độ chính sách đối với Người uy tín trên địa bàn tỉnh đã góp phần chuyển biến tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của người uy tín. Từ đó, Người có uy tín luôn là nhân tố tích cực trong việc tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng - an ninh; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Qua đó, đồng bào các dân tộc ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Trong những năm qua, đội ngũ Người có uy tín các tỉnh Tây Nguyên đã tích cực tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần các DTTS, thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới…