Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam vừa phối hợp với Tỉnh ủy Trà Vinh tổ chức Hội thảo "Phát huy vai trò của Người có uy tín, chức sắc, chức việc các tôn giáo, cá nhân tiêu biểu trong tuyên truyền, vận động thực hiện bình đẳng giới tại vùng đồng bào DTTS và miền núi", khu vực miền Nam.
Ngày 18/7, tại Tp. Hạ Long, Ban Tôn giáo Chính phủ và UBND tỉnh Quảng Ninh phối hợp tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2024 ngành Quản lý nhà nước về tôn giáo. 250 đại biểu là đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương và 63 tỉnh, thành trong cả nước tham dự Hội nghị.
Lễ Panh Kom San Srok (Lễ cầu an) của đồng bào dân tộc Khmer, được diễn ra vào những ngày sau Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, tức vào khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4 Âm lịch. Tuy không phải là ngày lễ lớn, nhưng Lễ cầu an đã thể hiện được nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer sinh sống lâu đời tại vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong hai ngày 24 - 25/6, gần 200 chư tăng, giáo viên dạy chữ Khmer, giáo viên về hưu trên địa bàn các huyện Giồng Riềng, Châu Thành, Gò Quao, Vĩnh Thuận, Hòn Đất, An Biên, Kiên Lương, Giang Thành, Tân Hiệp, Tp. Hà Tiên và Tp. Rạch Giá (Kiên Giang) đã tham gia Hội nghị tập huấn sách giáo khoa Khmer ngữ.
Trở về trong cay đắng, hối hận, tâm trạng tự ti và đối diện gánh nặng mưu sinh là những vấn đề mà người vượt biên trái phép khi hồi hương mang về. Song nhiều người đã ngỡ ngàng, mừng rơi nước mắt bởi họ nhận được sự cảm thông chia sẻ, rộng vòng tay nhân ái của chính quyền địa phương, lực lượng chức năng và Nhân dân tiếp sức cho họ bằng những hành động thiết thực...
Tin theo lời dụ dỗ của các đối tượng xấu về một cuộc sống sung sướng nơi “miền đất hứa”, nhiều người đồng bào DTTS Tây Nguyên nhẹ dạ bán gia sản, bỏ rẫy, bỏ ruộng đưa người thân vượt biên trái phép. Đến khi vỡ lẽ, sự thật không như lời hứa hão huyền của kẻ xấu, họ đã tìm đường hồi hương trong cay đắng và hối hận. Với họ, những ngày tháng đó là một sự hãi hùng.
Ngày 31/5, Đại hội đại biểu Hội Đoàn kết sư sãi (ĐKSS) yêu nước huyện Hòn Đất lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024 - 2029 chính thức được khai mạc. Đây là đơn vị được Hội ĐKSS yêu nước tỉnh Kiên Giang chọn làm điểm tổ chức Đại hội để rút kinh nghiệm cho các đơn vị tiếp theo.
Nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 và mùa An cư Kiết hạ năm 2024, trong ngày 21/5, một số tỉnh khu vực Tây Nam bộ đã tổ chức Đoàn công tác đến thăm, tặng quà và chúc mừng Tăng ni, Phật tử tại các cơ sở Phật giáo trên địa bàn.
Nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 - Dương lịch 2024, chiều ngày 21/5, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, đã đến thăm Giáo Hội Phật giáo Việt Nam.
Ngày 14/5, tại Tp. Pleiku (Gia Lai), Ban Tôn giáo tỉnh Gia Lai đã tổ chức hội nghị tập huấn phổ biến Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo cấp huyện và cấp xã năm 2024.
Ngày 24/4, Ban Khánh tiết Đình làng An Vĩnh, Lý Sơn (Quảng Ngãi) tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa để tri ân, tưởng nhớ những binh phu trong Đội Hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải năm xưa đã có công khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.
Ngày 19/4, tại Kiên Giang, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Kiên Giang tổ chức hội nghị giao ban các tự viện Phật giáo Nam tông Khmer đối với các huyện có đông đồng bào Khmer sinh sống gồm Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao.
Hằng năm, cứ đến ngày 10/3 Âm lịch, mọi người dân Việt Nam dù đang ở đâu thì vẫn cùng nhau hướng về nguồn cội của dân tộc.
Ngày 14/4, Phân ban Ni giới Phật giáo TP. Cần Thơ đã long trọng tổ chức Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công tại Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ. Chứng minh buổi lễ, các Hòa thượng trong Hội đồng chứng minh, Hội đồng trị sự (Giáo hội Phật giáo Việt Nam); Ban Tăng sự Trung ương; Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo TP. Cần Thơ; Phân ban Ni giới các tỉnh, thành trong cả nước đồng tham dự.
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer, ngày 10/4, Đoàn công tác của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng do Đại tá Bùi Văn Bình - Phó Chỉ huy trưởng nghiệp vụ, Bộ đội Biên phòng tỉnh làm Trưởng đoàn, đã đến thăm, chúc Tết, tặng quà các vị sư sãi và Phật tử tại 10 điểm chùa Khmer trên địa bàn khu vực biên giới biển thuộc huyện Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
Ngày 28/2, tại Tp. Pleiku (Gia Lai), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Gia Lai tổ chức gặp mặt chức sắc, chức việc đại diện các tôn giáo nhân dịp đầu Xuân Giáp Thìn, năm 2024. Tham dự có các vị chức sắc, chức việc đại diện cho 5 tôn giáo chính trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Chiều ngày 2/1/2024, Đoàn công tác của Công an tỉnh An Giang do Đại tá Nguyễn Thanh Hà - Phó Giám đốc Công an tỉnh làm Trưởng đoàn đến thăm, tặng quà và chúc mừng Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, nhân dịp Đại lễ Đản sinh Đức Huỳnh Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo lần thứ 104 (25/11 âm lịch). Tiếp đoàn có ông Nguyễn Tấn Đạt - Trưởng Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo và các thành viên Ban Trị sự Trung ương.
Chiều 23/12, tại thôn Thượng Minh, xã Hồng Quang, UBND huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức lễ khánh thành Nhà văn hóa cộng đồng dân tộc Pà Thẻn. Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến tới dự.
Ngày 23/12, nhân dịp Lễ Giáng sinh năm 2023, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ông Trần Thanh Mẫn - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, đã đến thăm và chúc mừng Lễ Giáng sinh năm 2023 tại Tòa Giám mục Giáo phận Cần Thơ.
Nghi lễ vòng đời của người Chăm theo Hồi giáo Islam ở An Giang có giá trị lịch sử, cố kết cộng đồng và bảo tồn văn hoá truyền thống. Thông qua nghi lễ, cộng đồng có thể biết nguồn gốc lịch sử của người Chăm, quá trình di cư và tụ cư của họ tại tỉnh An Giang. Nghi lễ cũng giúp cho mối thân tình giữa các thành viên trong cộng đồng của người Chăm ngày một gắn kết. Đây cũng là môi trường lưu giữ các nét đẹp văn hoá truyền thống của người Chăm Islam. Đặc biệt, mới đây “Nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam tỉnh An Giang”, được Bộ Văn hoá thể thao và Du lịch xem xét công nhận đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.