Ngày 18/3, tại Tp. Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng), Báo Dân tộc và Phát triển đã làm việc với Ban Dân tộc tỉnh về việc phát hành ấn phẩm “Báo Dân tộc và Phát triển Cuối tháng” cho Người có uy tín.
Trở lại xã Yên Na, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, tôi cảm nhận được sự khởi sắc của một vùng quê đang đổi thay từng ngày. Hai bên đường là những ngôi nhà sàn, nhà xây kiên cố mái ngói, mái tôn san sát, kinh doanh buôn bán sầm uất. Đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân trong xã không ngừng được nâng lên.
Ngày 13/3, ông Lê Thanh Bình - Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Trà Vinh cho biết, huyện Tiểu Cần là địa phương được lựa chọn tổ chức điểm Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện lần thứ IV vào giữa tháng 5/2024 để rút kinh nghiệm cho các địa phương khác.
Đến nay, toàn tỉnh Đồng Nai đã xây dựng và đưa vào sử dụng 15 nhà văn hóa cho đồng bào DTTS trên địa bàn các huyện: Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất, Long Thành, Vĩnh Cửu và Tp. Long Khánh.
Từ ngày 6 - 11/3/2024, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang tổ chức 6 Hội nghị tuyên truyền vận động, tư vấn hướng nghiệp cho người lao động vùng đồng bào DTTS tại 6 thôn trên địa bàn xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam vừa có công văn chỉ đạo tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV năm 2024 (gọi tắt là Đại hội).
Thông tin từ Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Lạng Sơn lần thứ IV (gọi tắt là Đại hội) cho biết: Đại hội được tổ chức ở hai cấp: cấp huyện và cấp tỉnh. Đại hội cấp huyện tổ chức trước ngày 30/6/2024; Đại hội cấp tỉnh tổ chức trước ngày 30/11/2024. Về quy mô, đại hội cấp huyện số lượng dự kiến 200 đại biểu; đại hội cấp tỉnh, số lượng dự kiến khoảng 330 đại biểu.
Năm 2024, Tổng cục Thống kê sẽ chủ trì, phối hợp triển khai hai cuộc điều tra thống kê quan trọng, gồm: Điều tra thu thập thông tin về kinh tế - xã hội của 53 DTTS; Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ. Việc bảo đảm sự chính xác của số liệu thống kê là cơ sở quan trọng để hoạch định chính sách trong thời gian tới.
Trong 5 ngày (từ 6 - 10/3), Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang tổ chức 15 lớp tập huấn “Nội dung cơ bản, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân trong Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, chính sách pháp luật về đất đai vùng đồng đồng bào DTTS và miền núi” cho 1.050 học viên đại diện cho Ban Quản lý xã, Ban Phát triển thôn và các hộ dân tại 8 xã khu vực III của huyện Lục Ngạn.
Ngày 11/3, ông Lý Rotha - Trưởng Ban Dân Tộc tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Sóc Trăng cho biết, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Sóc Trăng lần thứ IV, năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 28 và 29/11 năm nay.
Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 1/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030, người DTTS làm lâm nghiệp có mức thu nhập bình quân bằng 1/2 bình quân chung cả nước. Để thực hiện thành công mục tiêu của Chiến lược, đóng góp vào sự phát triển chung của vùng đồng bào DTTS và miền núi, thì cần sớm tháo gỡ những tồn tại, hạn chế trong sản xuất lâm nghiệp hiện nay.
Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa vừa có buổi tiếp Đoàn tham quan học tập kinh nghiệm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (theo Quyết định 1719/QĐ-TTg) của Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An. Đoàn công tác do ông Vi Văn Sơn, Trưởng Ban Dân tộc làm Trưởng đoàn, đi nghiên cứu, học tập kinh nghiệm tại tỉnh Thanh Hóa.
Là xã đặc biệt khó khăn của huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk, xã Cư Prông đang đổi thay từng ngày nhờ những dự án hỗ trợ thiết thực, căn cơ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Theo đó, hàng chục căn nhà mới khang trang, kiến cố được xây dựng hỗ trợ hộ nghèo an cư, các tuyến đường sửa chữa, làm mới phẳng lì, sạch đẹp, công trình thủy lợi được cải tạo, nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi để người dân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
Năm 2023, việc giải ngân nguồn vốn đầu tư công ở các địa phương tỉnh Lào Cai gặp rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân. Tuy vậy, với việc chủ động triển khai các giải pháp tích cực, Lào Cai vẫn nằm trong tốp địa phương có tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư công cao của cả nước, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư các công trình từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719). Bước sang năm 2024, ngay từ những ngày đầu tháng đầu năm, các địa phương trong tỉnh đã tập trung đôn đốc các nhà thầu huy động nhân lực, máy móc để thi công các công trình bảo đảm tiến độ, chất lượng theo yêu cầu đề ra.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Nam, kế hoạch vốn năm 2024 thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh là 2.153 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương 1.586 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 567 tỷ đồng.
Ngày 7/3, tại Tp. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Báo Dân tộc và Phát triển đã làm việc với Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa về việc phát hành ấn phẩm “Báo Dân tộc và Phát triển Cuối tháng” cho Người có uy tín. Tham dự buổi làm việc, về phía Báo Dân tộc và Phát triển có Tổng Biên tập Lê Công Bình; Phó Tổng Biên tập Bùi Thị Hạ và đại diện các phòng, ban liên quan. Phía Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa có ông Mai Xuân Bình - Trưởng ban Dân tộc tỉnh và đại diện các phòng ban có liên quan.
Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng vừa phối hợp với UBND huyện Châu Thành tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc trên địa bàn. Đây là nội dung thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) năm 2024 cho cán bộ, công chức, viên chức (thuộc nhóm đối tượng 4).
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch về Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719).
Những năm gần đây, công tác bình đẳng giới trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã có nhiều chuyển biến đáng kể, từng bước thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới DTTS tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Những năm qua, các huyện miền núi Thanh Hóa đã và đang nỗ lực xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng của địa phương, đồng thời nỗ lực tìm thị trường đầu ra cho nông sản. Giải pháp này nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của các vùng miền, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao đưa ra thị trường, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho bà con vùng DTTS miền núi.