Vì nhiều nguyên nhân, một bộ phận không nhỏ giáo viên mầm non bỏ việc khiến tình trạng thiếu giáo viên càng trở nên trầm trọng. Đây tiếp tục sẽ là rào cản trong việc thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non (GDMN) nếu không có chính sách hỗ trợ đặc thù.
Là huyện có gần 80% dân số là đồng bào DTTS với 25 dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đặc biệt chú trọng việc thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc; coi đây là nguồn lực quan trọng góp phần xây dựng khối đại đoàn kết, củng cố cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống nâng cao thu nhập cho người dân.
Với tiềm năng sẵn có về cảnh quan thiên nhiên, văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số (DTTS), những năm qua, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã chọn hướng đi phát huy tiềm năng địa phương, nhằm tạo ra việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai, năm 2024 tổng nguồn lực dành cho 3 Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh sẽ đạt trên 3.500 tỷ đồng.
Triển khai nội dung số 03 thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 3: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2023 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành các Kế hoạch hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp với nhiều hoạt động thiết thực. Đây là cơ sở quan trọng để các cấp, các ngành đồng hành cùng thanh niên trên con đường lập thân, lập nghiệp.
Bên cạnh những thành tựu, giáo dục mầm non (GDMN) hiện vẫn là bậc học còn nhiều hạn chế, tồn tại. Trong đó, việc tiếp cận bình đẳng trong GDMN vẫn chưa được bảo đảm khi vẫn còn 40,9% trẻ em từ 3 – 4 tuổi, chủ yếu ở vùng khó khăn, vùng đồng bào DTTS và miền núi, chưa được tiếp cận với GDMN. Để hoàn thành mục tiêu đến năm 2030 phổ cập GDMN theo Nghị quyết 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII thì rất cần những giải pháp đột phá trong thời gian tới, cả về điều kiện dạy học cũng như chính sách hỗ trợ giáo viên, học sinh.
Bảo Lâm là huyện miền núi, khó khăn của tỉnh Cao Bằng. Từ nhiều năm qua, huyện Bảo Lâm thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tạo “đòn bẩy” thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Nhằm khơi dậy ý chí, quyết tâm của người dân trong việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương đã có nhiều giải pháp hiệu quả. Trong đó việc phát huy vai trò quan trọng của đội ngũ Người có uy tín được đặc biệt quan tâm. Bởi, Người có uy tín chính là lực lượng nòng cốt, tiên phong trong việc huy động sức mạnh đoàn kết, ý chí, quyết tâm của người dân để thực hiện thành công Chương trình MTQG 1719.
Những ngày này, không khí đón mừng Tết cổ Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer ở An Giang đã rộn ràng. Năm nay, sản xuất nông nghiệp thuận lợi, đồng bào Khmer được quan tâm chăm lo đầy đủ chính sách. Trong các phun, sóc đường sá được đổ bê-tông, gắn đèn đường. Các chùa Nam tông Khmer cũng được quan tâm nâng cấp, trùng tu ... càng làm cho không khí đón năm mới của đồng bào Khmer thêm vui tươi, đầm ấm.
UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành kế hoạch số 159/KH-UBND về thực hiện hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) năm 2024.
Đây là nhiệm vụ trọng tâm được đưa ra tại Hội nghị giao ban công tác dân tộc quý I, triển khai nhiệm vụ quý II năm 2024 do Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai tổ chức ngày 05/4.
Giai đoạn 2021 - 2024, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam được đầu tư trên 1.000 tỷ đồng để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; trong đó, nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) là hơn 200 tỷ đồng. Từ nguồn lực này, huyện đã lồng ghép, đầu tư từ sinh kế cho Nhân dân, thực hiện tái định cư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng cơ sở, các thiết chế văn hóa…
Vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức đưa Đoàn cán bộ trực tiếp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đi học tập, trao đổi kinh nghiệm thực hiện Chương trình tại các tỉnh phía Bắc. Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk H’Yâo Knul làm Trưởng đoàn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Anh Tuấn, Trưởng Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tỉnh Quảng Nam vừa ký ban hành kế hoạch công tác năm 2024 của Ban Chỉ đạo.
Đoàn công tác Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế do ông Lê Xuân Hải, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế làm Trưởng Đoàn vừa tổ chức đi kiểm tra việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh.
Trong hai ngày 1 - 2/4/2024, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024. Đại hội có chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”.
Chiều 2/4, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà - Trưởng Ban Soạn thảo đã chủ trì cuộc họp của Ban Soạn thảo, Tổ biên tập Đề án đặc thù “Hỗ trợ hợp tác đào tạo các doanh nghiệp trong nước và quốc tế tạo điều kiện cho sinh viên vùng đồng bào DTTS và miền núi thực hành và cơ hội có việc làm sau khi tốt nghiệp”.
Trong khi nhiều hộ gia đình DTTS sống gần rừng không có (hoặc thiếu đất sản xuất) thì hiện vẫn còn khoảng 3,4 triệu ha rừng nghèo, rừng nghèo kiệt và đất chưa có rừng, chưa được giao cho các chủ thể, mà vẫn tạm để UBND cấp xã quản lý. Tình trạng rừng chưa có chủ, thậm chí để đất trống, đồi trọc vừa lãng phí tài nguyên rừng và đất rừng, đồng thời là rào cản trong việc triển khai chính sách hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển sản xuất lâm nghiệp.
Vừa qua, đoàn công tác của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Lạng Sơn do lãnh đạo Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã kiểm tra, giám sát việc thực hiện tín dụng chính sách tại Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện và Ban giảm nghèo thị trấn Nông trường Thái Bình, huyện Đình Lập.
Triển khai thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch”, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) , tỉnh Lạng Sơn đã khôi phục, bảo tồn, từng bước phát huy giá trị văn hóa truyền thống thành những sản phẩm du lịch đặc trưng để thu hút du khách.