Chiều ngày 13/6, tại TP.Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 về triển khai Dự án "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" (Dự án 8) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước và quyết tâm thư Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ II (năm 2019), trong 5 năm qua, kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi TP. Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đời sống người dân được nâng lên rõ rệt.
Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đang bước vào những năm cuối của giai đoạn I (2021-2025). Những khó khăn, thách thức bao gồm cả chủ quan lẫn khách quan vẫn hiện hữu… nhưng điều thấy rõ nhất là các địa phương đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ trên chặng đua “nước rút”, để hoàn thành mục tiêu đề ra.
Tỉnh Lào Cai đã và đang có nhiều giải pháp bố trí, sắp xếp 613 hộ dân ra khỏi vùng thiên tai theo kế hoạch năm 2024 với tổng kinh phí trên 103 tỷ đồng.
Đây là ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai - Trịnh Xuân Trường tại Hội nghị đánh giá tiến độ giải ngân vốn sự nghiệp các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) và tình hình quyết toán vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh năm 2024 vừa diễn ra.
Từ ngày 01/7 đến 15/8, Ủy ban Dân tộc phối hợp cùng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tiến hành cuộc điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS. Thông tin từ cuộc điều tra không chỉ để đánh giá hiệu quả của các chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 mà còn là cơ sở để hoạch định chính sách dân tộc cho giai đoạn 2026 - 2030.
Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Bình Định do ông Đinh Văn Lung - Trưởng Ban Dân tộc làm Trưởng đoàn vừa có chuyến đi thăm, trao đổi và học tập kinh nghiệm với Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai. Tiếp và làm việc với Đoàn có ông Nguyễn Văn Khang - Trưởng Ban Dân tộc và công chức thuộc Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai.
Nhiều chủng loại cây, diện tích lớn, thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp… là những tiềm năng sẵn có để phát triển cây dược liệu vùng DTTS và miền núi. Việc phát triển loại cây này như được tiếp thêm động lực bởi từ Chương trình MTQG 1719. Dẫu vậy, vẫn không tránh khỏi những khó khăn, thách thức trong thực tiễn triển khai.
Thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025", Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp phù hợp với tình hình thực tế ở các địa phương, qua đó, từng bước ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), góp phần nâng cao chất lượng dân số, nguồn nhân lực là người DTTS trên địa bàn.
Để giúp các hộ nghèo người DTTS có một mái ấm nhằm an cư lạc nghiệp, Dự án hỗ trợ nhà ở cho đồng bào DTTS nghèo thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã tiếp thêm nguồn lực để biến ước mơ của bà con thành hiện thực.
Tại huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên, Dự án IREM (Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào DTTS tỉnh Điện Biên) phối hợp cùng Ban Quản lý Chương trình vùng xã Huổi Lèng đã tổ chức trao tặng 34 téc chứa nước cho 34 hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn các bản Huổi Lèng, Ca Dính Nhè, Trung Dình, xã Huổi Lèng.
Năm 2024, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình MTQG 1719) với tổng kinh phí trên 34 tỷ đồng. Đến nay, phần lớn các dự án, tiểu dự án đã lập dự toán chi tiết; đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đã hoàn thiện thủ tục đầu tư và chuẩn bị khởi công.
Những năm gần đây, triển khai Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719, tỉnh Điện Biên đã thực hiện hiệu quả việc bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống được cấp ủy, chính quyền các cấp triển khai quyết liệt cùng sự tham gia hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Bằng sự nỗ lực, tinh thần tận tụy, cống hiến, nhiều năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Gia Lai đã phát huy vai trò trên các lĩnh vực, góp phần xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở cơ sở.
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Sơn La đã huy động sự vào cuộc có trách nhiệm của cả hệ thống chính trị; sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân. Qua đó, phát huy hiệu quả nguồn lực từ chương trình, cải thiện và nâng cao đời sống Nhân dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Với tỷ lệ trên 70% dân số là người DTTS, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên được thụ hưởng nhiều chính sách hỗ trợ đối với vùng đồng bào DTTS. Từ những nguồn lực này, những năm qua, chính quyền huyện đã vận dụng hiệu quả giúp đồng bào phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Nam Hòa (Đồng Hỷ, Thái Nguyên) hiện có hơn 2.530 hội viên, sinh hoạt tại 16 chi hội, với trên 70% là người dân tộc thiểu số. Nhiều năm qua, tất cả các hộ nghèo do phụ nữ làm chủ đều được Hội hỗ trợ giúp vay vốn, hỗ trợ cây, con giống... để từng bước phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Những năm qua, bằng nhiều nguồn lực, tỉnh Quảng Ninh đã và đang nỗ lực thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở cho các hộ đồng bào DTTS, từng bước cải thiện đời sống của người dân.
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1419/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy về bảo tồn, phát huy các loại hình văn hóa phi vật thể các DTTS tại tỉnh Tuyên Quang, Đắk Nông và Kon Tum.
Thống kê từ ngành chức năng cho biết, từ năm 2019 đến hết năm 2023, trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có gần 60 nghìn lượt người thuộc diện cận nghèo được hỗ trợ 30% mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT).