Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Chi cục Kiểm lâm - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức các Hội nghị tuyên truyền phổ biến pháp luật tại 8 xã có đông đồng bào DTTS thuộc các huyện Trảng Bom, Thống Nhất, Vĩnh Cửu và Xuân Lộc.
Sáng 31/7, UBND huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024.
Nhằm góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức vùng DTTS và miền núi về lĩnh vực công tác dân tộc, trọng tâm là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), trong 3 ngày từ 28 - 30/7, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) đã tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc.
Trong 2 ngày 30 và 31/7, Phòng Dân tộc huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn liên quan về hôn nhân, dân số và gia đình cho tuyên truyền viên pháp luật.
Những năm qua, với nỗ lực của Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa, cùng với các sở, ngành, hệ thống chính trị từ cấp huyện đến thôn, bản ở huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các DTTS đẩy lùi hủ tục ra khỏi cuộc sống, đã tạo nên cuộc cách mạng trong nhận thức của đồng bào Mông ở Suối Tôn, xã Phú Sơn về thực hiện tang lễ cho người chết. Qua đó, góp phần quan trọng vào việc xây dựng nếp sống văn hóa mới và công cuộc giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội ở xã miền núi này.
Ngày 29/7, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
20 năm thực hiện công tác kết nghĩa, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng nhiều mô hình, hoạt động giúp đồng bào DTTS các buôn đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.
Trong hơn 1 tháng (từ 26/7 - 28/8), tại Tp. Pleiku, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ truyền dạy văn hóa phi vật thể thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024.
Trong các ngày từ 24 - 31/7, Phòng Dân tộc huyện Đak Pơ (Gia Lai) phối hợp với Trung tâm Y tế và Phòng Tư pháp huyện tổ chức tập huấn tuyên truyền về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 9 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024.
Trong 6 tháng đầu năm, triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Điện Biên đã chủ động xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để quản lý, chỉ đạo, điều hành, quy định, hướng dẫn việc triển khai thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn.
Từ ngày 1/7, mức lương cơ sở tăng đồng nghĩa với việc mức đóng Bảo hiểm y tế (BHYT) cũng tăng; điều này khiến cho việc vận động người dân tham gia BHYT tự nguyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai “đã khó nay còn khó hơn”. Việc người dân không có BHYT ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khỏe mỗi khi ốm đau, bên cạnh đó cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu chí “tỷ lệ người dân tham gia BHYT” trong xây dựng nông thôn mới.
Với nhiều hoạt động hỗ trợ của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp xây dựng mô hình tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” đã từng bước xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng; nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ DTTS... Tuy nhiên, để công tác bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS và miền núi đạt hiệu quả thực chất, bền vững là nhiệm vụ, trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội, trong đó chú trọng tăng cường các hoạt động truyền thông.
Ngoài những chính sách đầu tư, hỗ trợ của Trung ương, giai đoạn từ năm 2011-2023, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách riêng nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi. Qua đó, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển trên các lĩnh vực giữa các khu vực trong tỉnh; đặc biệt đời sống vật chất, tinh thần cho người dân từng bước được nâng cao.
Sáng 25/7, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội thảo tham vấn lấy ý kiến dự thảo Đề án xác định tiêu chí các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2026 - 2030. Ông Lưu Xuân Thủy - Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số (Ủy ban Dân tộc), chủ trì Hội thảo.
Thực hiện cuộc Điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2024 trên địa bàn tỉnh Gia Lai, đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành gần 50% chỉ tiêu kế hoạch. Để bảo đảm tiến độ, chất lượng cuộc điều tra, hiện nay các cấp, các ngành liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc các Điều tra viên tích cực bám nắm địa bàn, đẩy nhanh tiến độ thu thập thông tin tại cơ sở.
Thông tin từ UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết, năm 2024, kế hoạch vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh là trên 645 tỷ đồng để thực hiện 10 dự án thành phần thuộc chương trình.
Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp, bằng nhiều hình thức, nội dung đa dạng, phong phú như hỗ trợ phát triển kinh tế, khởi nghiệp, tạo mô hình sinh kế, học nghề,... đã tạo điều kiện cho chị em phụ nữ DTTS tích cực phát triển kinh tế vươn lên xóa đói giảm nghèo. Qua đó, góp phần nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ DTTS trong gia đình và xã hội.
Toàn tỉnh Thanh Hóa hiện vẫn còn 2.564 hộ đang sinh sống ở địa bàn có nguy cơ xảy ra sạt lở đất cao, chủ yếu tại 11 huyện miền núi chưa được bố trí nơi tái định cư mới,
Để thực hiện tốt chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), đảm bảo an sinh xã hội cho người dân vùng núi, các huyện vùng DTTS và miền núi tỉnh Thanh Hóa đã tích cực đổi mới và đẩy mạnh công tác truyền thông các chính sách BHXH, BHYT, thu hút ngày càng nhiều người dân tham gia BHXH, BHYT.
Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719, vùng đồng bào DTTS huyện Nam Đông (Thừa Thiên Huế) đã có nhiều thay đổi tích cực. Với việc đầu từ cơ sở hạ tầng, hỗ trợ mô hình sinh kế, nhà ở, nước sinh hoạt…, đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở Nam Đông hiện nay còn 18%...