Văn phòng UBND phối hợp Phòng Tư pháp TP. Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) đã tổ chức buổi truyền thông, trợ giúp pháp lý (TGPL) cho 150 Người có uy tín và đồng bào DTTS sinh sống trên các phường Bình Chiểu, Tam Bình, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức.
Ở vùng DTTS và miền núi, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT) là rất khả quan, nhưng thiếu bền vững do còn phụ thuộc vào nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Do đó, việc thu thập thông tin về BHYT ở hộ DTTS trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024, có ý nghĩa quan trọng để có cơ sở hoạch định chính sách BHYT trong giai đoạn mới, từ đó “gia cố” trụ cột an sinh này ở vùng khó khăn.
Ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các sở, ban, ngành đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giải ngân nguồn kinh phí còn lại để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
Thành lập và vận hành Tổ truyền thông cộng đồng và (TTCĐ) là một trong những nội dung của Dự án 8 “Thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Cụ thể hóa nội dung này, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn thành lập được 59 Tổ TTCĐ và đã mang lại hiệu quả tích cực.
Du canh du cư là một tập quán, một thói quen tồn tại từ lâu đời, ăn sâu vào tiềm thức của một bộ phận đồng bào DTTS; là một trong những nguyên nhân khiến rất khó chấm dứt tình trạng di cư tự phát. Vì vậy, những dữ liệu về thực trạng du canh du cư được thu thập từ cuộc điều tra thông tin kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 có ý nghĩa quan trọng để hoạch định chính sách ổn định dân cư lâu dài.
Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 9 về “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Định và Quảng Ngãi.
Mặc dù cơ chế, chính sách đặc thù đã được ban hành, song làm thế nào để tạo đột phá từ các cơ chế, chính sách đó thì cách làm cũng phải có sự đặc thù mới có thể khơi thông về cơ chế, chính sách, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư từ Chương trình MTQG 1719. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống đồng bào, thúc đẩy vùng DTTS và miền núi phát triển.
Năm 2024, lĩnh vực giáo dục là một nội dung trong điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS; đồng thời cũng được thu thập thông tin trong cuộc điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ. Dữ liệu từ các cuộc điều tra, nhất là từ cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS sẽ là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển giáo dục nhằm giải quyết một số vấn đề cấp bách ở vùng DTTS và miền núi lâu nay.
Ngày 1/7 vừa qua, Tổng cục Thống kê phối hợp với Ủy ban Dân tộc triển khai thu thập thông tin điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS trên phạm vi cả nước. Tại Quảng Bình, các Điều tra viên đã và đang đi từng bản, vào từng nhà để thu thập đầy đủ nhất về các số liệu, thực trạng kinh tế- xã hội của đồng bào DTTS ở địa phương. Để hiểu hơn về vai trò, ý nghĩa cuộc thu thập thông tin điều tra đối với Quảng Bình, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trò chuyện với ông Đoàn Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình.
Sau Lễ ra quân “Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024" diễn ra ngày 1/7/2024, hơn một tháng qua, lực lượng Điều tra viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã "đến từng ngõ, gõ từng hộ" để thực hiện công tác điều tra, thu thập thông tin về 53 DTTS bảo đảm đúng tiến độ, chính xác và hiệu quả.
Cuộc điều tra, thu thập thông tin kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 đang được Tổng cục Thống kê phối hợp với Ủy ban Dân tộc triển khai trên phạm vi 54 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Là một trong những đối tượng của cuộc điều tra, hộ dân cư người DTTS sẽ được thu thập các thông tin liên quan đến dân số, việc làm, điều kiện phục vụ sản xuất và các chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản. Kết quả điều tra thực trạng kinh tế hộ DTTS, là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho các vùng DTTS giai đoạn 2026 - 2030.
Thực hiện Kế hoạch của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Lâm Đồng về công tác PBGDPL; hòa giải ở cơ sở; xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật và xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024; Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng đã chủ động xây dựng, ban hành Kế hoạch và tổ chức các hoạt động tuyên truyền về công tác PBGDPL trong vùng đồng bào DTTS về phòng chống tội phạm ma túy, hoạt động bình đẳng giới, hôn nhân gia đình, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống năm 2024 trên địa bàn toàn tỉnh.
Hội thảo là cơ sở để giới thiệu kết quả, sản phẩm của đề tài “Xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử tiếng đồng bào DTTS Việt - Hrê, Việt - Co”. Đồng thời, cũng là cơ hội để tiếp thu ý kiến, góp ý của các chuyên gia, nhà nghiên cứu về Đề tài.
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang vừa phối hợp với Phòng Dân tộc huyện Sơn Động tổ chức Hội thảo “Giải pháp thực hiện chính sách về phát huy vai trò của Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Bắc Giang".
Thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (giai đoạn I từ năm 2021-2025), những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc đã nỗ lực triển khai nhiều hoạt động và đạt được kết quả tích cực.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 9 về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), đến nay trên địa bàn huyện Đăk Hà (Kon Tum) không còn tình trạng TH&HNCHT. Huyện đang tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để không còn tái diễn tình trạng TH&HNCHT trong vùng đồng bào DTTS.
Thời gian qua, UBND quận Bình Tân đã áp dụng hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và điều hành theo Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 12/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS Việt Nam giai đoạn 2019 - 2025".
Trong 6 tháng đầu năm 2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Namc hú trọng thực hiện công tác dân tộc, tôn giáo và đạt được nhiều kết quả tích cực. Cụ thể như tập trung thực hiện Nghị quyết 06/NQ-BCH ngày 19/02/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam (khóa XI) “Về tăng cường công tác vận động phụ nữ DTTS, phụ nữ có đạo trong tình hình hiện nay”; triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi) và thực hiện Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”...
Ngày 13/8, tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế tổ chức tuyên truyền kiến thức về sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em. Sự kiện có sự tham dự của 250 hội viên phụ nữ DTTS đến từ 7 xã trên địa bàn huyện Phong Thổ.
Đầu tư hạ tầng thiết yếu là một trong những nội dung quan trọng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Theo đó, tỉnh Thái Nguyên đã tập trung chỉ đạo, triển khai, nhằm đảm bảo tiến độ nên đã đạt hiệu quả, nhờ đó, chất lượng cuộc sống của đồng bào DTTS ngày càng được nâng cao.