Nhằm tiếp tục giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS, tỉnh Kon Tum đã đề ra nhiều giải pháp để tiếp tục triển khai trong thời gian tới.
Tại huyện Tân Phú, Ban Dân tộc phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Đồng Nai, UBND huyện Tân Phú tổ chức Hội nghị Đối thoại với 100 cán bộ, hội viên, phụ nữ vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024.
Triển khai thực hiện Dự án 8 về Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Văn Lãng đã tổ chức Hội thi “Chi hội trưởng phụ nữ giỏi” nhằm giúp chị em phụ nữ trao đổi kinh nghiệm, rèn kỹ năng, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực, chất lượng cho đội ngũ cán bộ hội cơ sở.
Với 54,4% số dân là người dân tộc thiểu số, những năm qua, huyện Đồng Hỷ luôn ưu tiên, tập trung nguồn lực và thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, tạo sinh kế, việc làm giúp người dân vươn lên thoát nghèo.
Toàn TP. Hồ Chí Minh hiện có trên 1.300 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Bằng uy tín và sự nỗ lực, những Người có uy tín trong đồng bào DTTS TP. Hồ Chí Minh luôn có mối liên hệ chặt chẽ và sức ảnh hưởng tích cực tới cộng đồng dân cư, góp phần trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Nguồn vốn lớn, nhiều nội dung không sử dụng hết nguồn vốn, thậm chí khó giải ngân do không đủ điều kiện… là những khó khăn đang hiện hữu trong thực hiện các Chương trình MTQG tại một số huyện biên giới ở Nghệ An. Đó cũng là lí do mà UBND tỉnh này đang trình HĐND tỉnh thông qua nội dung thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG, nhằm giải quyết các vướng mắc.
Căn cứ cách mạng xã Dur Kmăl, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk có mật danh H6 là vùng đất Anh hùng. Trong kháng chiến cũng như thời bình, đồng bào DTTS một lòng theo Đảng, đoàn kết vượt khó, nỗ lực vươn lên, sáng tạo trong lao động sản xuất, xây dựng buôn làng ngày càng giàu đẹp.
Với sự vào cuộc quyết liệt từ các cấp chính quyền và sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành Thống kê và ngành Dân tộc, cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2024 trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã hoàn thành 100% so với kế hoạch đề ra. Hiện nay, Cục Thống kê tỉnh đang thực hiện công việc thẩm định, nghiệm thu thông tin theo kế hoạch với tinh thần đảm bảo chất lượng và tính chính xác của thông tin thu thập về 53 DTTS.
Để công tác thúc đẩy bình đẳng giới đạt các mục tiêu của Dự án 8, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Phụ nữ các cấp đã tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới ở vùng DTTS và miền núi. Với đa dạng các hình thức tuyên truyền, nội dung phù hợp với trình độ nhận thức của hội viên, phụ nữ đã góp phần nâng cao nhận thức về bình đẳng giới ở vùng DTTS và miền núi.
Giai đoạn 2023 - 2027, toàn tỉnh Lâm Đồng có 451 Người có uy tín trong đồng bào DTTS được UBND tỉnh ra quyết định công nhận. Phát huy vai trò, vị thế của mình, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều cống hiến cho quê hương bằng nhiều việc làm cụ thể.
Mới đây, Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức pháp luật, cung cấp thông tin cho Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên toàn tỉnh.
Trong 2 ngày (29 - 30/8), Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum tổ chức Lớp tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS và miền núi năm 2024, cho đội ngũ làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện Kon Rẫy.
UBND tỉnh Bình Phước vừa ban hành Kế hoạch số 260/KH-UBND nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc Xtiêng, Mnông, Khmer gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
Trong những năm qua, công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) người dân tộc thiểu số (DTTS) luôn được tỉnh Kon Tum quan tâm, kịp thời khắc phục tình trạng thiếu hụt cán bộ DTTS ở một số ngành, lĩnh vực. Số đông CBCCVC người DTTS được giới thiệu, đề bạt, bổ nhiệm vào vị trí quan trọng trong các cơ quan Đảng, Nhà nước đã củng cố niềm tin của đồng bào DTTS với Đảng, chính quyền và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ngày 29/8, tại Tp. Sầm Sơn (Thanh Hóa), Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Đề án “Đổi mới mô hình hoạt động của các cơ sở giáo dục trực thuộc Ủy ban Dân tộc”. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có đại diện một số bộ, ngành, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành địa phương, các cơ sở giáo dục trực thuộc Ủy ban Dân tộc.
Với nhiều giải pháp sáng tạo và đa dạng các hình thức tiếp cận, thời gian qua các cấp, ngành tỉnh Kon Tum đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe giới tính cho trẻ vị thành niên, thanh niên người dân tộc thiểu số (DTTS) trước khi kết hôn. Qua đó nâng cao kiến thức, kỹ năng về chăm sóc sức khỏe sinh sản, giới tính và góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS.
Chiều 28/8, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà đã chủ trì buổi gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Lào Cai. Đoàn gồm 17 đại biểu Người có uy tín, do ông Trần Phùng - Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm Trưởng đoàn.
Chiều 28/8, tại huyện Bình Liêu, Công an tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Viettel Quảng Ninh và VNPT Quảng Ninh tổ chức Chương trình trao tặng Smartphone và tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đồng hành cùng đồng bào DTTS thực hiện Đề án 06, chuyển đổi số trên địa bàn huyện Bình Liêu.
Ngoài sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và sự chung sức, đồng lòng của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) thì việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp cho cuộc Điều tra thu thập thông tin kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số (cuộc Điều tra 53 DTTS) năm 2024 trên địa bàn tỉnh Kon Tum hoàn thành sớm hơn thời gian quy định của Trung ương, với chất lượng phiếu điều tra được đảm bảo.
Tỉnh Kon Tum có 13 xã biên giới, phần đông là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Những năm qua, với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và đặc biệt là nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã làm thay đổi đời sống đồng bào DTTS và diện mạo các xã biên giới ngày càng khởi sắc.