Việc phát huy nội lực của các tầng lớp Nhân dân, nhất là đồng bào các DTTS, là những đối tượng sinh sống phần lớn ở những khu vực trọng điểm, biên giới, được đặc biệt chú trọng để tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc trong việc xây dựng, bảo vệ và phát triển bền vững quê hương đất nước. Do vậy, các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước đều hướng tới thúc đẩy ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc, là cốt lõi để thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới.
Gần 4 năm qua, với nguồn lực đầu tư từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, trọng tâm là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), nhiều địa phương ở vùng cao Hà Giang đã có sự thay đổi đáng kể về đời sống kinh tế - xã hội.
Toàn tỉnh Yên Bái hiện có 870 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Đây là những hạt nhân đoàn kết, gương mẫu, đi đầu trong công cuộc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc... góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Được đánh giá là một trong những địa phương triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 sớm và hiệu quả, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn nằm trong tốp đầu của cả nước. Nhờ đó, diện mạo vùng DTTS và miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế có những chuyển biến tích cực, đời sống của đồng bào DTTS ngày càng được cải thiện, nâng cao. Đây cũng là thành quả từ việc thực hiện Quyết tâm thư tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ III, năm 2019 đã đề ra.
Đến hết tháng 6, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS cấp huyện lần thứ IV- năm 2024. Khát vọng phát triển trong đồng bào DTTS được khẳng định tại Đại hội cấp huyện đã và đang lan tỏa trong các phong trào thi đua, hướng tới chào mừng ngày hội lớn của đồng bào các dân tộc tỉnh Thanh Hóa tại Đại hội cấp tỉnh, dự kiến được tổ chức vào tháng 11 tới đây.
Kỷ niệm Ngày Dân số thế giới 11/7 năm 2024, Việt Nam lựa chọn chủ đề “Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững”.
Thực hiện Tiểu Dự án 2, Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Quảng Ngãi đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Trong đó, tỉnh tập trung ưu tiên các địa bàn vùng sâu, vùng xa, hải đảo.
Sau gần 2 năm phát động, phong trào “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo” ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã lan tỏa mạnh mẽ từ miền xuôi lên miền ngược. Công cuộc xóa đói giảm nghèo đã huy động được nguồn lực của toàn xã hội. Hơn hết, phong trào đã xây dựng được nền tảng tự lực, tự cường trong hộ gia đình nghèo vươn lên thoát nghèo.
Nâng cao năng lực, kỹ năng tuyên truyền là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS. Những năm qua, Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đã phối hợp cùng các ngành, địa phương tổ chức nhiều lớp tập huấn cho đội ngũ làm công tác truyền thông, qua đó đã tạo chuyển biến rõ nét trong công tác tuyên truyền, vận động ở cơ sở.
Ngày 10/7, Ban Chỉ đạo Đại hội huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Tri Tôn lần thứ IV, năm 2024.
Trong 2 ngày (10 - 11/7), tại Tp. Pleiku, 87 cán bộ, công chức cấp xã, nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bản và Người có uy tín vùng đồng bào DTTS được tập huấn công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bài trừ hủ tục.
Với Chủ đề “Các dân tộc huyện Bảo Lâm đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng lần thứ IV - năm 2024 đã được tổ chức trang trọng ngày 10/7.
Ngày 10/7, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) tổ chức triển khai đợt cao điểm chung sức xây dựng xã Văn Lăng đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2024.
Một trong những mục tiêu được đặt ra trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng là phấn đấu đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Trên hành trình hiện thực hóa khát vọng phát triển đó, đại đoàn kết toàn dân tộc được xác định là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững.
Nhằm thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã tận dụng mọi nguồn lực, quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị nhằm đáp ứng yêu cầu dạy và học ở vùng DTTS và miền núi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
Thời gian qua, nhờ thực hiện hiệu quả nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Vân Canh đã tập trung đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu, từng bước làm thay đổi diện mạo nông thôn, miền núi, tạo động lực giảm nghèo nhanh, bền vững.
LTS: Nhiều hủ tục vẫn còn; tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết chưa được đẩy lùi; tỷ lệ suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em vẫn cao… đang là những thông số đáng lo ngại về chất lượng dân số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi miền Tây Nghệ An. Nguồn lực đầu tư thực hiện mục tiêu cải thiện tình trạng dân số, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS... đặt ra tại Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đang là cơ hội, nhưng cũng không kém phần thách thức đối với các địa phương trong khu vực này. Do vậy, nếu không nhận diện rõ những hạn chế, tồn tại cốt lõi để từng bước giải quyết, thì khó đạt kỳ vọng.
Những năm gần đây, nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều tuyến đường giao thông nông thôn ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Trị đã được đầu tư xây dựng. Đường mới về bản đã “mở lối” để đồng bào thoát nghèo bền vững.
Những năm gần đây, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS ở tỉnh Kon Tum có chiều hướng giảm. Có được kết quả này, một phần quan trọng là nhờ vào việc triển khai hiệu quả các mô hình “Can thiệp làm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”.
Chiều 8/7, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức Hội nghị toàn quốc Sơ kết công tác dân tộc 6 tháng đầu năm, triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2024 và Công bố Quyết định thành lập cụm, khối thi đua của UBDT. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh cùng các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà đồng chủ trì Hội nghị.