Thông tin từ Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước cho biết, Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024 - 2025 sẽ được tổ chức vào trung tuần tháng 10/2024 tại TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
Nhằm từng bước xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT), thời gian qua, huyện Kim Bôi (Hòa Bình) đã tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp. Đặc biệt, nâng cao vai trò của các tổ chức đoàn thể nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức, đồng thuận xã hội cùng chung tay trong công tác phòng, chống TH-HNCHT trên địa bàn.
Ngày 4/10, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức Hội nghị đánh giá công tác lãnh đạo, điều hành 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2024 của Lãnh đạo Ủy ban. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh và Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà đồng chủ trì Hội nghị.
Chính thức được triển khai từ nửa cuối năm 2022, nhưng với nỗ lực và chủ động của tỉnh đến cơ sở, việc triển khai Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong đó, nhờ làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, với phương châm “đi cùng thực hiện”, nhiều vướng mắc đã kịp thời được tháo gỡ, từ đó đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, dự án tại các địa phương.
Những năm qua, đời sống kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Bình Phước có bước phát triển mạnh mẽ; an ninh - quốc phòng được giữ vững. Trong những thành quả đó, có sự đóng góp không nhỏ của những Người có uy tín tại các thôn, ấp.
Sau 7 tháng thi công, công trình cầu Hà Lẹc ở xã Kim Thuỷ, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã hoàn thành trên 80% khối lượng công việc. Mục tiêu kết nối giao thông - “mở lối” thoát nghèo cho đồng bào các DTTS vùng biên huyện Lệ Thủy đang dần trở thành hiện thực.
Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS được tiến hành 5 năm một lần, kết quả của mỗi cuộc điều tra là cơ sở quan trọng trong việc hoạch định các chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Điểu Mưu, Phó Vụ trưởng Vụ Công tác dân tộc Địa phương, Ủy ban Dân tộc nhìn nhận về những vấn đề cấp thiết qua công tác giám sát cuộc điều tra thông tin thu thập năm 2024 của ngành Công tác dân tộc trên địa bàn Tây Nguyên.
Dường như, chỉ đến khi mưa kéo dài gây sạt lở và lũ quét nghiêm trọng ở khu vực miền núi trong thời gian vừa qua, thì những khiếm khuyết trong quản lý rủi ro thiên tai mới rõ hơn bao giờ hết. Điều ấy bắt buộc chúng ta phải thay đổi, hành động và dành nguồn lực để kiến tạo những cộng đồng an toàn trước thiên tai. Nhưng từ lý thuyết đến thực tế là điều không hề dễ dàng.
Ngày 3/10, Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị vinh danh, khen thưởng các nghệ nhân, cá nhân, hộ gia đình, cơ sở nghề truyền thống có nhiều thành tích trong việc bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ năm 2024.
Chiều 3/10, tại Hà Nội, Đảng ủy cơ quan Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức Hội nghị thông báo nhanh kết quả Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 10, khóa XIII. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh chủ trì và báo cáo tại Hội nghị.
Cho tới thời điểm này nhiều địa phương vùng DTTS và miền núi trên phạm vi cả nước đã tiến hành tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS cấp tỉnh. Qua mỗi Đại hội đã diễn ra, dấu ấn để lại chính là bức tranh chung về sự đổi mới, phát triển mạnh mẽ của vùng DTTS. Cùng với đó là tinh thần đoàn kết các dân tộc và sự quyết tâm, đồng lòng chung sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Học viện Dân tộc (Uỷ ban Dân tộc) vừa phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang tổ chức Lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ công chức, viên chức thuộc đối tượng 3 trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
Sau hơn 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/01/2018 của Ban Bí thư về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới (Chỉ thị 19), đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào Khmer vùng Tây Nam Bộ đã có nhiều chuyển biến tích cực và phát triển toàn diện trên các lĩnh vực.
Với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển bền vững”, chiều 3/10, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, lần thứ IV - năm 2024 đã thành công tốt đẹp. Dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông; Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Văn Thọ; đại diện lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương và 245 đại biểu là người DTTS đại diện cho 33.800 đồng bào DTTS của tỉnh.
Sau phiên trù bị, chiều ngày 03/10, tại Trung tâm hội nghị tỉnh, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển bền vững”, chính thức được khai mạc. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Y Thông dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội. Tham dự Đại hội, có đại diện lãnh đạo Vụ Công tác dân tộc Địa phương (bộ phận Cần Thơ), Văn phòng UBDT; ngoài ra có sự tham dự của các Ban Dân tộc các tỉnh bạn gồm: Bình Thuận, Đồng Nai và Bình Phước.
Thời gian qua, với nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Ninh Thuận đã đẩy mạnh hỗ trợ sản xuất, từng bước giúp đồng bào các DTTS phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, hướng tới giảm nghèo bền vững.
Trong buổi đối thoại với đoàn viên, thanh niên cơ quan Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh cho rằng, thế hệ trẻ cần nỗ lực phấn đấu, xác định mục tiêu, nỗ lực bền bỉ, dám nghĩ, dám làm để đóng góp thiết thực cho ngành Công tác dân tộc, góp phần thúc đẩy phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhằm nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực, những năm qua, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã và đang quyết liệt tăng cường các biện pháp nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong đồng bào DTTS. Đặc biệt, từ khi triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đang được đẩy mạnh.
Tối 2/10, tại Trường Đại học Tây Nguyên, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức giao lưu, trình diễn sáng kiến truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho thanh niên DTTS. Tham dự Chương trình có nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Hoàng Thị Hạnh; Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hiền; đại diện Bộ GD&ĐT, các thầy cô giáo và 1.000 sinh viên.
Sóc Trăng là tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng Sông cửu Long có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước. Trong nhiều năm qua, các chương trình, chính sách dân tộc được triển khai hiệu quả, đang góp phần làm cho diện mạo vùng DTTS của tỉnh Sóc Trăng đang đổi thay từng ngày. Đặc biệt, cơ sở hạ tầng phum sóc được đầu tư khang trang sạch đẹp; nhu cầu thụ hưởng về văn hóa, giáo dục, y tế,... của đồng bào được đáp ứng đầy đủ. Theo đó mà mỗi năm, đồng bào Khmer ở Sóc Trăng được đón những mùa Lễ Sen Dolta ấm áp, đủ đầy.