Sáng 25/7, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (KNQG) đã đến thăm, trao quà cho các hộ gia đình người DTTS có công với cách mạng ở xã Quảng Nhân (A Lưới, Thừa Thiên Huế). Đây là hoạt động ý nghĩa mà Trung tâm KNQG hướng đến người có công trong dịp 76 năm ngày Thương binh, Liệt Sĩ.
Xác định Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021 - 2025 ( gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển vùng đồng bào DTTS, cấp ủy, chính quyền huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) đã xây dựng kế hoạch, với những mục tiêu cụ thể cho từng nội dung và quyết liệt chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình. Qua đó, nhằm giải quyết căn bản những khó khăn, nhu cầu dân sinh bức thiết , góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn.
Sau 5 năm triển khai Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS, các bộ, ngành, địa phương đã khẳng định đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, nhằm phát huy vai trò của Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Từ năm 2021, chính sách đối với Người có uy tín đã được tích hợp vào Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện chính sách cho Người có uy tín theo Quyết định số 12 đã bộc lộ một số tồn tại, bất cập. Để hoàn thiện cơ chế, chính sách cho đội ngũ Người có uy tín, Ủy ban Dân tộc đã khẩn trương xây dựng dự thảo Quyết định sửa đổi bổ sung Quyết định 12 để hoàn thiện chính sách trong tình hình mới.
Với tư cách là tổ chức xã hội, thành viên của Ủy ban MTTQ Việt Nam, bằng nhiều hoạt động, việc làm ý nghĩa cụ thể, nhiều năm qua, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước (ĐKSSYN) tỉnh Cà Mau đang góp phần chung tay cùng với chính quyền địa phương, chăm lo đời sống cho đồng bào Khmer gặp khó khăn, lan tỏa tấm lòng từ bi của những người con Phật, thực hành đường hướng tốt đẹp trong hoạt động tôn giáo...
Để phát huy hiệu quả cao nhất nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), cùng với cả nước, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) đã và đang nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, quyết tâm thực hiện thành công Chương trình. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trò chuyện với ông Vi Nông Trường, Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng về vấn đề này.
Chiều 24/7, Ban Dân vận Huyện ủy Bắc Hà (Lào Cai) phối hợp với Đảng ủy xã Hoàng Thu Phố tổ chức ra mắt Mô hình "Thôn, bản không có tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống" tại thôn Chù Chải.
Những năm qua, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền cùng sự đồng thuận của Nhân dân, tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc. Nhờ đó, diện mạo vùng DTTS và miền núi ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được nâng lên rõ rệt.
Gia Lai là tỉnh miền núi với 44 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn, trong đó đồng bào DTTS chiếm hơn 46% dân số. Toàn tỉnh có 176/220 xã, phường, thị trấn thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, đời sống bà con còn nhiều khó khăn. Vì vậy, triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), tỉnh đã chú trọng đến việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho các địa phương thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Để tháo gỡ những vướng mắc, trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719, Ủy ban Dân tộc đã chú trọng bám nắm cơ sở, thường xuyên trao đổi, hướng dẫn phối hợp với các địa phương thực hiện từng dự án cụ thể. Đặc biệt với vai trò là cơ quan thường trực, Ủy ban Dân tộc đã phối hợp với các bộ ngành liên quan, rà soát, nghiên cứu tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tháo gỡ vướng mắc thực hiện chương trình hiệu quả.
Là huyện miền núi của tỉnh Lạng Sơn với đa số đồng bào DTTS sinh sống (chiếm 84% dân số). Xác định công tác dân tộc có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển KT- XH của địa phương và nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào DTTS, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Chi Lăng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc trên đại bàn. Nhờ đó, bộ mặt các bản làng, thôn xóm ở vùng DTTS và miền núi của huyện có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được cải thiện và từng bước được nâng cao.
Chiều 21/7, Vụ Công tác dân tộc địa phương (bộ phận phụ trách địa bàn Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung) gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Bình Thuận. Đoàng do Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận Nguyễn Minh Tân làm Trưởng đoàn và 30 đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Phó Vụ trưởng Vụ Công tác dân tộc địa phương Phạm Thị Phước An chủ trì buổi gặp mặt.
Nhằm nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng DTTS, Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với UBND xã Hợp Châu (huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc) vừa tổ chức Hội nghị thông tin, tuyên truyền về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào DTTS năm 2023.
Chiều 20/7, tại Tp. Quy Nhơn (Bình Định), Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến với 19 tỉnh, thành phố vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên về tình hình triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG). Hội nghị dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG.
Ngày 20/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dẫn đầu Đoàn công tác của Chính phủ đã làm việc với lãnh đạo tỉnh về tình hình phát triển KT-XH 6 tháng đầu năm 2023, tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh và huyện Tây Sơn.
Cùng với sự phát triển của đất nước và việc thực hiện các mục tiêu về bình đẳng giới, phụ nữ ngày nay đã đạt được nhiều thành tựu trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhằm khơi nguồn sáng tạo cho phụ nữ khởi nghiệp và sản xuất kinh doanh, những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, ưu tiên cho phụ nữ phát triển. Theo đó phụ nữ nói chung, phụ nữ DTTS nói riêng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã thể hiện vị thế, vai trò của mình trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều mô hình, tấm gương điển hình đã xuất hiện trên các lĩnh vực, giúp phụ nữ khẳng định bản thân cũng như làm giàu cho gia đình và xã hội.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách đầu tư hỗ trợ phát triển dân tộc La Ha, để giảm bớt khoảng cách giữa các nhóm dân tộc. Tuy nhiên, hiện nay La Ha vẫn thuộc thành phần DTTS khó khăn đặc thù, với tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao... Vì vậy, nguồn lực đầu tư, hỗ trợ từ những chính sách đặc thù được kỳ vọng sẽ giải quyết toàn diện khó khăn, nhu cầu thiết yếu, để đồng bào La Ha không bị tụt hậu so với các dân tộc khác, từng bước hòa nhập với sự phát triển chung của cả nước.
Nhằm hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho người dân vùng đặc biệt khó khăn, ngày 26/4/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 28/2022/NĐ-CP về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Tại Trà Vinh, nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã hỗ trợ cho rất nhiều hộ DTTS trên địa bàn Trà Vinh xây nhà an cư, chuyển đổi nghề, có thêm điều kiện phát triển kinh tế thoát nghèo bền vững và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.
Thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam đã tổ chức tuyên truyền, quán triệt sâu rộng các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, ngành cấp trên về công tác thi đua khen thưởng; tích cực hưởng ứng và thực hiện hiệu quả các phong trào hoạt động, tạo khí thế thi đua sôi nổi, sâu rộng trong toàn hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc.
Với mục tiêu đầu tư nhằm đổi mới, củng cố hoạt động và phát triển hợp lý hệ thống các trường PTDT nội trú, trường PTDT bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú đặt ra, tại Tiểu dự án 1, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị trường học cho hệ thống các trường chuyên biệt này. Trong đó, chú trọng rà soát ưu tiên đầu tư cho những cơ sở giáo dục thực sự khó khăn.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719)l, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) được giao chủ trì Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 5 về “Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường PTDT nội trú, trường PTDT bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS”. Sau gần 3 năm triển khai, Bộ GD&ĐT đã bám sát các nội dung dự án, chủ động hướng dẫn các địa phương tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc để thực hiện hiệu quả mục tiêu Dự án.