Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Công bố chỉ số cải cách hành chính năm 2021

PV - 14:05, 25/05/2022

Sáng 25/5, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức Hội nghị công bố chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2021 (SIPAS 2021) và chỉ số cải cách hành chính năm 2021 của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2021).


Quang cảnh Hội nghị
Quang cảnh Hội nghị

Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Bộ trưởng Nội vụ, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ chủ trì Hội nghị.

Kết quả PAR INDEX 2021 các bộ, cơ quan ngang bộ được phân loại gồm 3 nhóm điểm hơn 90%, bao gồm 3 đơn vị: Bộ Tư pháp; Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Từ hơn 80% đến dưới 90%, bao gồm 13 bộ: Nội vụ; Ngoại giao; Tài nguyên và Môi trường; Lao động-Thương binh và Xã hội; Xây dựng; Thông tin và Truyền thông; Giao thông vận tải; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Kế hoạch và Đầu tư; Công thương; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Y tế; Giáo dục và Đào tạo. Dưới 80% là Bộ Khoa học và Công nghệ (78,72%).

Giá trị trung bình PAR INDEX 2021 của 17 bộ, cơ quan ngang bộ là 86,07%, giảm 1,49% so năm 2020 (đạt 87,56%). Tuy nhiên, xét trong 10 năm đánh giá thì kết quả PAR INDEX 2021 tiếp tục duy trì xu hướng tăng, giá trị trung bình năm 2021 đã tăng cao hơn 10,69% so năm 2012.

Về kết quả PAR INDEX 2021 của các tỉnh, thành phố: Thành phố Hải Phòng lần đầu tiên bứt phá lên ngôi vị quán quân PAR INDEX 2021, với kết quả đạt 91,80%, cao hơn 0,66% so đơn vị xếp vị trí thứ 2 là Quảng Ninh (đạt 91,14%). Thành phố Đà Nẵng đã có sự trở lại ấn tượng trong tốp 5 địa phương dẫn đầu sau 2 năm vắng bóng ở nhóm này, năm 2021 đạt 90,25% xếp vị trí thứ 3/63; trong khi đó, Vĩnh Phúc cũng có lần đầu tiên lọt nhóm 5 địa phương dẫn đầu, với kết quả năm 2021 đạt 89,28%, xếp vị trí thứ 5/63.

Ngoài ra, Thừa Thiên Huế tiếp tục duy trì được thành tích cao trên bảng xếp hạng, với kết quả đạt 89,32%, xếp vị trí thứ 4 trong tổng số 63 tỉnh, thành phố. Đứng cuối bảng xếp hạng PAR INDEX 2021 là tỉnh Kiên Giang, đạt 79,97% và là địa phương duy nhất có kết quả dưới 80%. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Kiên Giang nằm trong nhóm 5 địa phương có kết quả PAR INDEX thấp nhất cả nước (năm 2020, đạt 77,91%, xếp vị trí thứ 61 trong tổng số 63).

Nhìn chung, kết quả PAR INDEX 2021 của các tỉnh, thành phố tiếp tục có sự tăng trưởng tích cực, cho thấy những nỗ lực, quyết tâm đẩy mạnh cải cách hành chính của chính quyền các cấp ở địa phương đã mang lại hiệu quả rõ rệt, ngày càng được người dân, cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận và đánh giá cao.

Tuy nhiên, năm 2021, những nguyên nhân khách quan từ dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả điểm, xếp hạng PAR INDEX 2021 của một số địa phương, nhất là những tỉnh, thành phố hay khu vực kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, phải thực hiện phong tỏa, giãn cách xã hội trong thời gian dài, dẫn đến việc thực hiện một số nhiệm vụ cải cách hành chính và thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội tại các địa phương, khu vực này bị gián đoạn, kết quả hoàn thành thấp hơn so các địa phương, vùng kinh tế bị ảnh hưởng ít nghiêm trọng hơn.

Do đó, kết quả điểm và xếp hạng PAR INDEX 2021 cũng cho thấy có sự phân hóa khá rõ giữa các chỉ số thành phần; giữa các tỉnh, thành phố và giữa các khu vực kinh tế. Lĩnh vực nào hoặc địa phương, khu vực nào chịu tác động nghiêm trọng bởi dịch Covid-19 thì thường có kết quả PAR INDEX thấp hơn so phần còn lại.

Giá trị trung bình SIPAS 2021 là 87,16%. Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính của 63 tỉnh, thành phố nằm trong khoảng 82,79% đến 94,07%. Các tỉnh, thành phố có SIPAS 2021 ở nhóm đầu (từ 90% trở lên) gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tĩnh, Sơn La, Bắc Ninh và Bắc Giang.

Kết quả đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức năm 2021 cho thấy, người dân, tổ chức chủ yếu tiếp cận thông tin về cơ quan cung ứng dịch vụ công và quy định thủ tục hành chính thông qua công chức, với các chỉ số lần lượt là 50,88% và 62,72%, còn lại là các hình thức khác.

Tỷ lệ người dân, tổ chức tiếp cận thông tin về 2 nội dung này thông qua mạng internet chỉ là 12,64% và 14,89%. Có 3,26% người dân, tổ chức phải đi lại nhiều lần để thực hiện dịch vụ công. Việc người dân, tổ chức phải đi lại nhiều lần xảy ra tại 61/63 tỉnh, thành phố. Có 0,45% người dân, tổ chức phản ánh bị công chức gây phiền hà, sách nhiễu, 0,14% phản ánh phải nộp thêm tiền ngoài phí/lệ phí trong quá trình giao dịch dịch vụ công. Có 46/63 tỉnh, thành phố có người dân, tổ chức phản ánh bị công chức gây phiền hà, sách nhiễu và 22/63 tỉnh, thành phố có phản ánh phải trả thêm tiền ngoài phí/lệ phí.

Có 2,57% người dân, tổ chức bị trễ hẹn trả kết quả, trong số đó, chỉ có 40,38% nhận được thông báo của cơ quan về việc trễ hẹn trả kết quả và 42,58% nhận được xin lỗi của cơ quan về việc trễ hẹn trả kết quả. Có 57/63 tỉnh, thành phố xảy ra tình trạng trễ hẹn trả kết quả dịch vụ, trong đó chỉ có 4/57 tỉnh, thành phố thực hiện thông báo cho người dân, tổ chức về việc trễ hẹn và cũng 4/57 tỉnh, thành phố đã thực hiện xin lỗi về việc trễ hẹn.

Ba nội dung mà người dân, tổ chức mong đợi các cơ quan hành chính nhà nước cải thiện nhiều nhất là: Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, với 54,02% người dân, tổ chức mong đợi; rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, với 51,89% người dân, tổ chức mong đợi; tăng cường nhận hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính, với 47,26% người dân, tổ chức mong đợi. Mặc dù yếu tố thủ tục hành chính nhận được sự hài lòng của người dân, tổ chức cao thứ 2 trong số 5 yếu tố được đánh giá nhưng 2 nội dung mà họ mong đợi được cơ quan hành chính nhà nước cải thiện nhiều nhất đều thuộc yếu tố thủ tục hành chính./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Lễ Khai giảng năm học mới tại Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Lễ Khai giảng năm học mới tại Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương

Hòa chung với không khí vui tươi, phấn khởi đón năm học mới của ngành Giáo dục cả nước, ngày 02/11, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương (Tp. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) trang trọng tổ chức Lễ Khai giảng Năm học mới 2024 - 2025. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự và tặng hoa chúc mừng nhà trường.
Ninh Thuận: Đồng bào DTTS an cư lạc nghiệp nhờ Chương trình MTQG 1719

Ninh Thuận: Đồng bào DTTS an cư lạc nghiệp nhờ Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 4 giờ trước
Nhờ đẩy mạnh thực hiện Dự án 1, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), thời gian qua, tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt trong đồng bào DTTS của tỉnh Ninh Thuận đã cơ bản được giải quyết.
Chính sách dành cho Người có uy tín: Nhìn từ các tỉnh duyên hải miền Trung

Chính sách dành cho Người có uy tín: Nhìn từ các tỉnh duyên hải miền Trung

Gương sáng giữa cộng đồng - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Tại các bản làng vùng DTTS và miền núi, Người có uy tín tựa như những “cây đại thụ” che bóng mát cho bà con. Người có uy tín có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc ban hành chính sách đối với Người có uy tín là chủ trương đúng đắn, là sự cụ thể hoá đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc; thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS nói chung và Người có uy tín nói riêng.
Khắc khoải đợi hồi sinh làng gốm cổ

Khắc khoải đợi hồi sinh làng gốm cổ

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 4 giờ trước
Chuốt nhẹ bàn tay đã chai sạn vết dấu của thời gian, nghệ nhân H’Phiết Uông cặm cụi bước bên bàn gốm. Bà thì thầm với đất như thì thầm với lòng mình, với cha ông vậy. Gốm không đủ sức nuôi mình như thuở xưa nữa, nhưng những người như H’Phiết Uông, H’Lưm Uông hay H’Huyên Bhôk vẫn âm thầm với đất để mong hồi sinh làng nghề.
Nơi cơ hội kết nối doanh nghiệp và thị trường toàn cầu

Nơi cơ hội kết nối doanh nghiệp và thị trường toàn cầu

Sản phẩm - Thị trường - Minh Nhật - 4 giờ trước
Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu (VIETNAM OCOPEX) đã chính thức khai mạc ngày 31/10. Sự kiện này do Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp tổ chức.
Hội Liên hiệp Phụ nữ Thuận Châu (Sơn La): Tổ chức Lễ phát động chiến dịch truyền thông xoá bỏ định kiến giới và khuôn mẫu giới cho phụ nữ, trẻ em

Hội Liên hiệp Phụ nữ Thuận Châu (Sơn La): Tổ chức Lễ phát động chiến dịch truyền thông xoá bỏ định kiến giới và khuôn mẫu giới cho phụ nữ, trẻ em

Tin tức - Mai Hương - 4 giờ trước
Ngày 29/10, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (Hội LHPN) huyện Thuận Châu tổ chức lễ phát động chiến dịch truyền thông về xoá bỏ định kiến giới và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em về “Thay đổi nếp nghĩ, cách làm” năm 2024.
“Mèn mén” – Nét văn hóa ẩm thực độc đáo của người Mông

“Mèn mén” – Nét văn hóa ẩm thực độc đáo của người Mông

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 1/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Phê duyệt Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam. “Mèn mén. Nét văn hóa ẩm thực độc đáo của người Mông. Người tiên phong ở bản Hà Lệt. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hoà Bình: Hiệu quả tích cực từ Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Hoà Bình: Hiệu quả tích cực từ Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Lê Anh - 4 giờ trước
Thời gian qua, dưới dự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Hoà Bình và sự phối hợp, tạo điều kiện của các sở, ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp, cùng với sự chủ động, tích cực tham mưu tổ chức triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS số và miền núi giai đoạn 2021-2025 ( Chương trình MTQG 1719) một cách đồng bộ với những nhiệm vụ trọng tâm, thu được nhiều tín hiệu tích cực.
Ứng phó với mưa lớn và lũ ở miền Trung trong 10 ngày tới

Ứng phó với mưa lớn và lũ ở miền Trung trong 10 ngày tới

Tin tức - Minh Nhật - 5 giờ trước
Từ ngày 3 đến ngày 10/11, khu vực Trung Bộ có thể chịu ảnh hưởng của một số hình thái thời tiết xấu gây mưa lớn; sau ngày 10/11, mưa lớn ở miền Trung tiếp tục diễn biến phức tạp với 2-3 đợt mưa rất lớn.
Cứu lấy Đồng Dương

Cứu lấy Đồng Dương

Tìm trong di sản - Tiêu Dao - 5 giờ trước
Một thời huy hoàng và danh giá, nay Phật viện Đồng Dương đã chẳng còn lại gì ngoài một chân Tháp Sáng với cơ man gạch vỡ xung quanh và chằng chịt những cây chống để đấu chọi lại sự tàn phá của thời gian. Di tích quốc gia đặc biệt này đã được tỉnh Quảng Nam đề xuất phương án bảo tồn bằng Dự án tu bổ, gia cố, phục hồi và phát huy giá trị Tháp Sáng. Tuy nhiên vì nhiều lý do, đến nay kế hoạch trùng tu di tích vẫn chưa thể triển khai.
Nam Sơn (Bắc Ninh): Kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2024 có nhiều điểm sáng

Nam Sơn (Bắc Ninh): Kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2024 có nhiều điểm sáng

Sản phẩm - Thị trường - Xuân Hải - 5 giờ trước
Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2024 mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng 9 tháng đầu năm 2024, phường Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đã đạt được một số kết quả quan trọng trong kế hoạch đề ra, tạo bước phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân.
Những tấm gương điển hình tiên tiến ở Mường Ảng

Những tấm gương điển hình tiên tiến ở Mường Ảng

Công tác Dân tộc - Vân Khánh - 5 giờ trước
Vượt lên trên nhiều khó khăn, thách thức, với tinh thần dám nghĩ, dám làm, nhiều cá nhân vùng đồng bào DTTS tại huyện Mường Ảng (tỉnh Điện Biên) đã tiên phong đi đầu về phát triển kinh tế, từng bước giúp gia đình và người dân thoát nghèo bền vững trên chính mảnh đất quê hương mình.