Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Còn sống còn đi tìm đồng đội!

Lê Hường - 09:50, 27/10/2020

Suốt 15 năm qua, Cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Thành Chung, sống ở phường Nghĩa Thành, TP. Gia Nghĩa (Đăk Nông) vẫn miệt mài rong ruổi khắp các chiến trường xưa tìm kiếm hài cốt đồng đội để đưa về với gia đình, về với mái nhà chung là các nghĩa trang liệt sĩ, nơi Tổ quốc ghi công, để họ được an nghỉ.

Ông Nguyễn Thành Chung cùng cán bộ, chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh Đăk Nông nghiên cứu bản đồ.
Ông Nguyễn Thành Chung cùng cán bộ, chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh Đăk Nông nghiên cứu bản đồ.

15 năm đi tìm đồng đội

Ông Nguyễn Thành Chung sinh năm 1950, ở tỉnh Thái Bình. Năm 21 tuổi, ông nhập ngũ và được điều động vào chiến trường miền Nam trực tiếp chiến đấu; tham gia cuộc chiến ác liệt trong chiến dịch Nguyễn Huệ. Rồi sau đó, ông Chung trở thành bộ đội trinh sát của Tiểu đoàn độc lập số 4, Trung đoàn 271, Bộ Tư lệnh miền Đông.

Cuối năm 1973, ông cùng đơn vị của mình vượt qua hàng trăm km lên tới mặt trận Quảng Đức (là Đăk Nông hiện nay), trực tiếp chiến đấu hơn 3 năm. Đây là địa bàn chiến lược của Mặt trận miền Đông. Trong những năm 1973 - 1975, chiến sự khu vực này diễn ra ác liệt, bộ đội ta hy sinh rất nhiều. “Ngày ấy, tôi chứng kiến bao đồng đội hy sinh chỉ chôn cất vội nơi rừng sâu, núi thẳm. Tôi rất đau lòng, nên đã tranh thủ vẽ lại sơ đồ, đánh dấu những điểm đồng đội nằm xuống, với mong muốn sau này trở lại, đưa đồng đội về với gia đình, về đúng nơi được Tổ quốc ghi công”.

Năm 2006, từ sơ đồ cũ, ông Chung cùng gia đình liệt sĩ Vũ Tá Thường, một đồng đội cùng quê, cùng ngày nhập ngũ, cùng đơn vị chiến đấu và cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Đăk Nông đã tìm thấy hài cốt liệt sĩ Vũ Tá Thường tại thôn 8, xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức, đưa hài cốt liệt sĩ về quê hương.

Cũng trong chuyến này, ông Chung cùng Bộ CHQS tỉnh Đăk Nông đã tìm thêm được 4 liệt sĩ khác đưa về an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Đăk R’lấp. Ông nói, ngày đó khu vực này là rừng già, mộ của liệt sĩ được chôn cất dưới gốc cây to, tảng đá lớn để làm dấu nhưng giờ địa hình thay đổi, các vật chuẩn đánh dấu không còn nên việc tìm kiếm khó khăn rất nhiều. Ở xã Quảng Tâm này còn nhiều mộ của liệt sĩ Trung đoàn 271 và 205 hy sinh lắm.

Năm 2007, ông Chung đưa cả gia đình vào Đăk Nông sinh sống để thuận tiện cho việc tìm kiếm hài cốt đồng đội, hoàn thành tâm nguyện của mình.

Tình cảm, trách nhiệm của người lính

Ông Chung tâm sự: Sau 40 năm, chiến trường xưa bây giờ hoàn toàn đổi khác, cuộc tìm kiếm khó khăn hơn rất nhiều. Bản thân mình, tuổi cao sức khỏe sẽ yếu dần đi, nhưng khi còn sức khỏe, trí nhớ còn minh mẫn, đôi chân còn trèo đèo, lội suối được thì càng phải tranh thủ, tận dụng từng phút. Ông chỉ mong sao tìm được nhiều nhất có thể, để các đồng đội có cơ hội được về với gia đình.

“So với ngày xưa chiến đấu, sống dưới mưa bom bão đạn thì vất vả này làm sao bằng. Tìm kiếm, quy tập hài cốt đồng đội là tình cảm, trách nhiệm của những người lính còn sống sau chiến tranh. Để các anh nằm lãnh lẽo suốt mấy chục năm qua, tôi thấy day dứt. Ngày nào ngoài kia vẫn còn đồng đội, đồng chí chưa được trở về với quê cha, đất mẹ và tôi còn sống, còn sức khỏe, tôi vẫn đi tìm”, CCB Nguyễn Thành Chung nói.

Nhờ sự tận tâm, trí nhớ minh mẫn của ông Chung cùng lực lượng quân đội tỉnh Đăk Nông mà nhiều hài cốt liệt sĩ đã được đoàn tụ cùng gia đình. Điển hình như năm 2017, tại đồi Đạo Trung, xã Nâm N’Jang, huyện Đăk Song, CCB Nguyễn Thành Chung đã cùng đồng đội tìm được một khu mộ chôn cất 33 liệt sĩ thuộc Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 271.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Media - BDT - 15 phút trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á. Công nhận 108 “hóa thạch sống” ở Lâm Đồng là Cây di sản Việt Nam. Bảo tồn di sản ở Bản Cuôn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gia Lai có số ca tử vong do bệnh dại cao nhất cả nước

Gia Lai có số ca tử vong do bệnh dại cao nhất cả nước

Sức khỏe - Ngọc Thu - 33 phút trước
Ngày 20/5, tại thị trấn Chư Ty (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), Sở Y tế tỉnh Gia Lai phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan tổ chức Lễ mít tinh phòng - chống bệnh dại năm 2025.
Gia Lai: Chấn chỉnh đạo đức nhà giáo, tăng cường công tác bảo vệ trẻ em

Gia Lai: Chấn chỉnh đạo đức nhà giáo, tăng cường công tác bảo vệ trẻ em

Giáo dục - Ngọc Thu - 33 phút trước
Ngày 20/5, UBND tỉnh Gia Lai đã có văn bản gửi các sở, ngành về việc chấn chỉnh đạo đức nhà giáo, tăng cường công tác bảo vệ trẻ em và phòng chống xâm hại học đường.
Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 35 phút trước
Với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), trong thời gian qua, các địa phương đã tích cực, chủ động bố trí nguồn lực, thực hiện việc đối ứng ngân sách để đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khu vực miền núi, vùng cao.
Thủ tướng: Khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng vào ngày 19/12/2025

Thủ tướng: Khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng vào ngày 19/12/2025

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Chiều tối ngày 20/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, đã chủ trì cuộc họp với các bộ ngành, đơn vị liên quan để rà soát việc triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.
Kiệt tác giữa đại ngàn Pù Luông

Kiệt tác giữa đại ngàn Pù Luông

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 21/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng. Kiệt tác giữa đại ngàn Pù Luông. Người Dao Nặm Đăm làm du lịch thời 4.0. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khoán bảo vệ rừng ở Bình Thuận: Vừa giữ rừng, vừa tăng sinh kế cho đồng bào DTTS

Khoán bảo vệ rừng ở Bình Thuận: Vừa giữ rừng, vừa tăng sinh kế cho đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Thư - 2 giờ trước
Từ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Bình Thuận đã triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ khoán bảo vệ rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích “kép”, vừa giữ rừng, vừa tăng sinh kế cho đồng bào DTTS.
Kiệt tác giữa đại ngàn Pù Luông

Kiệt tác giữa đại ngàn Pù Luông

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 21/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng. Kiệt tác giữa đại ngàn Pù Luông. Người Dao Nặm Đăm làm du lịch thời 4.0. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Yên Bái: Khơi dậy tình yêu sách và văn hóa đọc trong các gia đình DTTS và miền núi

Yên Bái: Khơi dậy tình yêu sách và văn hóa đọc trong các gia đình DTTS và miền núi

Trang địa phương - Minh Nhật - 19:26, 20/05/2025
Ngày 20/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái đã tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc”; cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” tỉnh Yên Bái năm 2025.
Nghệ nhân Ưu tú Yang Danh kể về 3 lần được gặp Bác Hồ

Nghệ nhân Ưu tú Yang Danh kể về 3 lần được gặp Bác Hồ

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 17:08, 20/05/2025
Nghệ nhân Ưu tú Yang Danh, tên thật là Yang Đêu, là người con dân tộc Ba Na (nhóm Ba Na Kriêm ), ở làng Tà Điệk, xã Vĩnh Hảo, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định). Người dân thường hay gọi ông với cái tên trìu mến là “Danh Ba Na”, bởi lẽ ông giống như một “kho tư liệu sống” về văn hoá Ba Na. Ông cũng là một số ít người con của đồng bào Ba Na có vinh dự 3 lần được gặp Bác Hồ.
Huế tiếp nhận hai áo dài của Hoàng Thái hậu Từ Cung

Huế tiếp nhận hai áo dài của Hoàng Thái hậu Từ Cung

Tìm trong di sản - Anh Trúc - 16:59, 20/05/2025
Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế vừa tổ chức tiếp nhận hai chiếc áo dài của bà Đức Từ Cung - thân mẫu của vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn. Các hiện vật được chuyển từ Mỹ về Việt Nam.